Cập nhật thông tin chi tiết về Một Vài Lưu Ý Về “Tiếng Quảng” mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước khi bắt tay vào làm từ điển phương ngữ cho một khu vực, một tỉnh nào đó, thiết nghĩ ta phải thấy được ở những nét chung nhất về đặc điểm, về vị thế của nó trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, không có ranh giới ngôn ngữ học địa lý nào phân đoạn giọng địa phương dứt khoát như đèo Hải Vân. ảnh: internet
Nếu cách nhìn này đúng, tức là phù hợp với cả Ngôn ngữ học lịch sử, Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học, thì sẽ là lợi thế cho người làm sách. Vậy đối với “tiếng Quảng”, chúng ta cần lưu ý những gì? Vấn đề xới lên có vẻ bề bộn, nhưng chúng tôi chỉ bàn đến một vài điều tự thấy là cần lưu ý hơn cả.
Giọng Quảng cho một vùng
Có cách gọi trân quý “xứ Quảng”, “tiếng Quảng” thường gặp ở ngoài đời hay trên báo chí để chỉ Quảng Nam, gồm cả Đà Nẵng. Cách gọi này không dành cho các “Quảng” khác, là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (tên cũ của Thừa Thiên Huế) và Quảng Ngãi, vốn là một “vệt dài” các tỉnh giữa miền Trung của Việt Nam. Lối gọi tình cảm này không mang tính chỉ định chính xác, xét cả về mặt ngôn ngữ học.
Trong tâm thức người Việt, từ “xứ Quảng” bao gồm cả Quảng Nam và Đà Nẵng, hẳn là từ xưa tới giờ vẫn thế! Theo đó, cách nói “tiếng Quảng” cũng chỉ tiếng nói của cả hai đơn vị này. Trong một lần hội thảo, có một trí thức tỉnh nhà cho rằng tiếng Quảng còn lui vào phía trong Quảng Ngãi vài huyện phía bắc nữa. Quan sát này quả là chi tiết.
Có nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng trong tiếng Việt có phương ngữ Nam Bộ (Trung Nam) là lấy ranh giới từ Đà Nẵng trở vào hết Bình Thuận. Cách phân chia này cũng lấy tiếng Quảng làm đại diện để so sánh với các phương ngữ còn lại. Các đặc trưng cơ bản của phương ngữ này nhạt dần về phía Nam.Cách nay khoảng trên dưới mười năm, khi hầm đường bộ Hải Vân chưa thông, thì trên đỉnh đèo (nơi phân giới giữa Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng) ta thấy có hai dãy quán của hai tỉnh thành khác nhau, người dân nói hai giọng khác hẳn nhau. Giọng Huế trầm, nhẹ, thanh điệu bị kéo về thấp, nghe trên đài rất khó, díu, còn tiếng Quảng ở Đà Nẵng cũng nói 5 thanh, nhưng thanh điệu gần tiếng Nam Bộ hơn, nghe rõ hơn cung bậc cao thấp. Đó là chưa kể tiếng Quảng có âm “ô” (hoặc “o”, tròn môi) rất đặc trưng: cao phát âm thành cô, bão phát âm thành bỗ, thậm chí địa danh Hội An, âm An nói thành âm có yếu tố tròn môi, gần “ôông” hoặc “oong”. Về mặt từ vựng, cách nói “díu” kiểu ông ấy – ổng, bà ấy – bả, ngoài ấy – ngoải… vốn của tiếng Thanh Hóa đã “nhảy” qua mấy tỉnh Bắc Trung Bộ vào tận xứ Quảng, phổ biến đến hết Nam Bộ. Điều này gợi ý cho ta tìm về quê hương của các bậc tiền hiền tới khai phá và đem tiếng nói của họ vào vùng đất mới này.
Vùng chuyển tiếp
Trên thực tế này, ít có nhà ngôn ngữ nào lại gộp tiếng Bắc Trung Bộ (Trung Bắc) vào cùng tiếng Nam Trung Bộ (Trung Nam) thành một phương ngữ. Ranh giới đó là đèo Hải Vân. Trong tiếng Việt, không có ranh giới ngôn ngữ học địa lýnào phân đoạn giọng địa phương dứt khoát như con đèo này!
Nhưng đó là nói về “giọng” với nghĩa hẹp, tức phát âm, về ngữ âm. Trong tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ khác, khi có sự gần gũi, tiếp xúc, thì sự ảnh hưởng giữa hai khu vực là đương nhiên, dễ hiểu. Sự ảnh hưởng này dễ xảy ra ở mặt từ vựng, tức là cách dùng từ, hơn là về phương diện ngữ âm. Chúng tôi gọi đấy là “vùng chuyển tiếp”. Mỗi từ hoặc một nhóm từ có các vùng chuyển tiếp khác nhau. Ví dụ: từ mè (vừng), đậu phụng (lạc) có vùng chuyển tiếp ra tới Thừa Thiên Huế; từ nôốc (thuyền, tàu nhỏ) chỉ dừng lại ở nam Thừa Thiên Huế; các từ mô (đâu), tê (kia), răng (sao)…từ tiếng Bắc Trung Bộ vào qua Quảng Nam; từ cù lao (đảo) ở phía nam chỉ dừng lại trong tiếng Quảng…
Đấy là những cách nói cụ thể, các nhà ngôn ngữ học có thể thể hiện chúng trên bản đồ để người đọc hình dung rõ về các hiện tượng ngôn ngữ. Tuy nhiên, khái niệm vùng chuyển tiếp còn có thể ứng dụng để miêu tả cả một phương ngữ, thậm chí rộng hơn thế. Ví dụ, theo GS.Hoàng Phê, vùng chuyển tiếp của tiếng Việt là cả miền Trung (từ Thanh Hóa vào hết Bình Thuận), nơi phân ranh rõ tiếng Bắc (Hà Nội là trung tâm) và tiếng Nam (TP.Hồ Chí Minh là trung tâm), bởi theo ông, tiếng Việt có hai phương ngữ thôi, là Bắc và Nam.
Nói thế để thấy tiếng Quảng nằm ở giữa miền Trung, nơi vừa có yếu tố ngôn ngữ của tiếng Trung Bắc (Bắc Trung Bộ) vừa có yếu tố của tiếng Nam (Nam Bộ). Ngôn ngữ ở đây lấy đó làm đặc trưng cho riêng mình.
Tâm và biên
Trong Ngôn ngữ học địa lý còn có một khái niệm nữa, thiết tưởng rất đáng bàn đến, đó là khái niệm “tâm” và “biên” của hiện tượng ngôn ngữ, của phương ngữ. “Tâm” là vùng trung tâm, còn “biên” là vùng ngoài, nói một cách nôm na là thế. Nó được hình dung đơn giản như ta ném hòn đá xuống ao: tâm là chỗ hòn đá rơi xuống tạo thành sóng, biên là vùng sóng phủ đến… Giữa tâm và biên có quan hệ hai chiều: sức hút và sự chi phối. Tâm có sức hút đối với biên là điều đương nhiên, bởi đó là tiếng thành phố, thủ phủ của tỉnh, của khu vực. Biên bị tâm chi phối là dễ hiểu, cũng theo quy luật này. Ví dụ người Thái ở tây Nghệ An nói theo tiếng Vinh, người Arem ở Bố Trạch, Quảng Bình nói theo tiếng Đồng Hới,… Có nhiều cỡ tâm: vùng nhỏ, tỉnh, khu vực (liên tỉnh), và cỡ lớn nhất là tiếng của thủ đô.
Vậy các vùng “biên” có tác động tới “tâm” ? Điều này đương nhiên là có. Chính tiếng Việt “chuẩn” của chúng ta lấy phương ngữ cơ sở là tiếng Bắc Bộ, cụ thể là tiếng Hà Nội, có bổ sung các yếu tố tích cực của các vùng phương ngữ khác cả về ngữ âm lẫn từ vựng, để làm giàu cho nó, trong lịch sử đã thể hiện quy luật này. Ví dụ trong ngữ âm chuẩn tiếng Việt có 3 âm uốn lưỡi ghi là tr, s, r là do nó được bổ sung từ các vùng biên mà có. Điều này thấy rõ trong chính tả tiếng Việt. Điều đó đã được các cố đạo sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, nhìn thấy từ thế kỷ 17 một cách rất sáng suốt, khoa học.
Đây là một quy luật có ở mọi ngôn ngữ. Về mặt từ vựng, sự thể hiện càng rõ. Tên các loại bánh, món ăn, hoa quả, cây cỏ,… ở các địa phương đang làm giàu cho tiếng Việt. Ở Quảng Nam ta, đó là hoành thánh, cao lầu (món ăn ở Hội An), mì Quảng (món ăn, giờ đã có mặt ở khắp nơi), lòn bon (quả), củ nén (họ hành, gia vị),… là các ví dụ.
PHẠM VĂN HẢO
Một Vài Lưu Ý Về Việc Tự Học Tiếng Hàn Giao Tiếp Online
Tuy nhiên cách học này đòi hỏi người học cần phải có sự tự giác trong tự học khá cao, bạn phải có ý chí và sự chăm chỉ luyện tập thường xuyên, giải đáp các thắc mắc từ những vấn đề mình gặp phải trong học tập hàng ngày bằng cách tham khảo rất nhiều những người học trước đó.
Để học tiếng Hàn giao tiếp online bạn cần gì?
Điều đầu tiên trong Tự học tiếng Hàn giao tiếp đó chính là ngữ pháp. Ngữ pháp trong tiếng Hàn là tiền đề quan trọng để bạn có khả năng kết nối các từ vựng, nếu không nắm chắc ngữ pháp bạn sẽ dùng các từ vựng một các rời rạc và khi đó bạn sẽ không thể diễn tả hoàn chỉnh những điều mà mình cần nói.
Chỉ khi nắm chắc được ngữ pháp tiếng Hàn thì việc nghe và hiểu của bạn qua các chương trình tiếng Hàn mới đem lại được hiệu quả cao được. Tuy nhiên, cũng giống như tiếng anh, nếu chỉ ở mức độ giao tiếp thông thường thì bạn chỉ cần nắm được các kiến thức về ngữ pháp cơ bản nhất, không cần quá đi sâu. Tóm lại, bước đầu tiên để tự học tiếng Hàn giao tiếp thì bạn cần nắm chắc về các kết hợp từ và ngữ pháp trong tiếng Hàn.
Nếu bạn nghĩ rằng tự học tiếng Hàn giao tiếp online là điều quá khó và không thể thành công thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Đã có rất nhiều người chọn cách tự học giao tiếp tiếng Hàn tại nhà và đã thành công. Thông qua các bài giảng online và các video dạy tiếng Hàn Quốc hoặc bạn có thể xem các chương trình giải trí có sử dụng những ngôn từ linh hoạt và thông dụng để nâng cao trình độ của mình. Những người Tự học tiếng Hàn đã thành công nhờ cách đó, họ học qua các bài chia sẻ trên mạng xã hội và tự tích lũy cho mình vốn từ vựng, các câu giao tiếp hàng ngày…từ đó họ sẽ tìm hiểu nâng cao dần.
Là một phương pháp học tiết kiệm thời gian triệt để và kết hợp giữa việc học – làm hàng ngày của bạn thì đây là một phương pháp học chi phí thấp. Tuy nhiên đây lại là một phương pháp học cũng có những hạn chế riêng. Tự học bạn sẽ quên nhanh nếu như không áp dụng những điều mình đã học vào thực tế, nếu có những thắc mắc bạn sẽ khó khăn trong việc tìm câu giải đáp, không có người cùng học và điều hướng học cho bạn khoa học nhất…Tuy nhiên bạn cũng có thể khắc phục những điều này bằng cách tranh thủ thời gian và tham gia và những lớp học cơ bản, lựa chọn những người có hướng tự học online giống như bạn…như vậy sẽ giúp bạn được rất nhiều.
Điều quan trọng nhất trong Tự học tiếng Hàn giao tiếp online để thành công chính là tự tin, sự tự tin không sợ sai, chỉ khi va chạm và tiếp xúc với những người học tiếng Hàn bạn sẽ có những điều để rút kinh nghiệm.
Không cần biết việc Học tiếng Hàn online có hiệu quả hay không đối với bạn nhưng có một điều mình chắc chắn rằng việc đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân bạn. Bạn phải tự suy nghĩ, lựa chọn và tự động viên bản thân mình hoàn thành việc học. Để làm được điều đó thì bạn cần phải có một tinh thần tự giác học tập, một thái độ chăm chỉ, một lòng kiên trì và không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá gò ép mình, nếu không mọi công sức bạn bỏ ra bấy lâu sẽ trôi ra sông, ra biển.
Nếu bạn đã thử và không cách nào học tập được một cách nghiêm túc thì hãy tìm đến một trung tâm đào tạo tiếng Hàn uy tín nào đó để trách lãng phí thời gian, công sức học tập của chính bạn. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách học sao cho hiệu quả, định hướng và đồng hành với bạn trong suốt quá trình học tập của bạn từ nhập môn vỡ lòng đến lúc nói thông đọc thạo.
Để tự học tiếng Hàn nhanh nhất bạn có thể tìm hiểu thông tin trên một số website uy tín để có thêm nhiều lưu ý và các mẹo nhỏ để giúp cho việc học hiệu quả hơn.
Một Vài Chia Sẻ Về Cách Dạy Phụ Âm Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, nghĩa là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Tiếng Việt có hệ thống các nguyên âm, phụ âm và đặc biệt là hệ thống thanh điệu phong phú tạo nên nét đặc trưng rất riêng, đồng thời cũng là rào cản tương đối với những người mới bắt đầu học tiếng Việt.
Bằng chút kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn chia sẻ một góc nhỏ về cách giúp người nước ngoài mới bắt đầu học tiếng Việt tiếp cận và làm quen với hệ thống phụ âm tiếng Việt hiệu quả. Bởi, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, người học không chỉ phát âm sai thanh điệu tiếng Việt mà còn phát âm nhầm lẫn một số phụ âm đầu.
Phụ âm tiếng Việt khá đa dạng, gồm các phụ âm đơn và phụ âm đôi (ghép): b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, ch, gh, gi, kh, ng, nh, ngh, ph, th, tr và có những phụ âm khi phát âm gần giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Để dạy hệ thống phụ âm hiệu quả và tránh sự nhầm lẫn khi phát âm thì cách tốt nhất theo chúng tôi là dựa vào vị trí cấu âm. Cách dạy dựa vào vị trí cấu âm sẽ giúp người học dễ dang nhận biết được vị trí đặt lưỡi khi phát âm để có thể phát âm một cách tương đối chuẩn xác.
Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt cho người học dựa vào bảng sau:
Phụ âm
môi
(1)
Phụ âm
đầu lưỡi
(2)
Phụ âm
mặt lưỡi
(3)
Phụ âm
gốc lưỡi
(4)
Phụ âm
họng
(5)
Việc phân chia các phụ âm tiếng Việt theo vị trí cấu âm có một số ưu điểm nổi trội và rất thuận cho người học:
Thứ nhất: Người học rất dễ hình dung vị trí đặt lưỡi khi phát âm.
Thứ hai: Từ vị trí đặt lưỡi khác nhau đó, người học có thể so sánh và phân biệt được những điểm giống và gần giống nhau giữa các phụ âm trong cùng một nhóm.
Trong quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, việc mắc các lỗi phát âm phụ âm đầu ở những nước khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như người Lào ở phía Bắc Lào không thể và rất khó khăn để phát âm chính xác chữ đ mà thường phát âm chữ đ thành chữ l ( Cô giáo đẹp lắm – Cô giáo lẹp lắm). Hiện tượng phát âm nhầm lẫn l – đ cũng xảy ra ở người Đài Loan hay người Trung Quốc; đặc biệt là người Trung Quốc ở những vùng giáp biên giới phía Bắc nước ta còn nhầm lẫn phát âm giữa đ – t. Người Campuchia thường nhầm lẫn cách phát âm phụ âm gốc lưỡi c- g.
Những hiện tượng nhầm lẫn khi phát âm các phụ âm đầu là hiện tượng khá phổ biến ở một số nước và hiện tượng này mang dấu ấn ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc sửa lỗi cho người học đòi hỏi người dạy và người học phải rất kiên trì mới có thể có hiệu quả.
6 Lưu Ý Về Cách Xin Học Bổng Toàn Phần Du Học Mỹ
Mỹ là quốc gia mà bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát được đặt chân đến dù chỉ một lần. Với nền giáo dục tuyệt vời giúp cho con người phát huy được hết khả năng của bản thân, Mỹ đã trở thành giấc mơ của rất nhiều du học sinh trên thế giới.
Bạn đang có ý định săn học bổng du học mỹ? Bạn loay hoay mãi chưa biết điều kiện xin học bổng du học mỹ thành công? Đừng quá lo lắng, chúng tôi đã cập nhật mới nhất những điều kiện và hồ sơ du học Mỹ gồm những gì, để bản có thể thuận lợi hơn trong việc lên kế hoạch du học Mỹ thành công!
Kế hoạch chuẩn bị hồ sơ năng lực bản thân: Việc thực hiện hồ sơ xin học bổng là cả một chặng đường dài chuẩn bị và quyết tâm theo đuổi. Sẽ không bao giờ là quá sớm để mỗi học sinh bắt đầu cuộc hành trình của mình. Thực tế cho thấy trình ôn luyện, chuẩn bị hồ sơ thường bắt đầu ngay từ đầu cấp 3, thậm chí nhiều học sinh đã bắt đầu làm quen với TOEFL, IELTS từ lớp 8, lớp 9. Khi số lượng hồ sơ từ Việt Nam ngày càng lớn và chất lượng cũng tăng cao, cuộc đua giành học bổng giá trị cao vào các trường top ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Nếu không thực sự quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ khó có thể hoàn thành ước mơ của mình.
Quá trình chuẩn bị cho kế hoạch du học – học bổng nên bắt đầu càng sớm càng tốt, lưu ý rằng bạn cần chuẩn bị trước 2 năm cho việc lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ năng lực xin học bổng củng cố GPA, thi chứng chỉ, “thu gom giải thưởng”, tham gia hoạt động ngoại khóa, làm đẹp CV,…) và một năm trước thời điểm bắt đầu khóa học để lựa chọn ngành, trường, tìm hiểu học bổng, chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ sớm.
Đây là giai đoạn thường bị các ứng viên “bỏ quên” hoặc thực hiện không khoa học, đồng bộ nên đến khi cần nộp hồ sơ thì xảy ra rất nhiều trường hợp: GPA không đủ, chưa kịp thi chứng chỉ hoặc kịp thi nhưng vì vội vàng nên điểm không cao, hồ sơ CV không có điểm nhấn,…
Đối với các bạn sinh viên, nếu có ước mơ nhận học bổng toàn phần, thì hãy phấn đấu học thật tốt để đạt GPA tối thiểu là 7,0 mới đủ điều kiện . Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng các bạn phải hiểu là GPA chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để có thể nhận học bổng. Chính vì vậy mà các chương trình học bổng của chính phủ khuyến khích nhiều người tham gia bằng việc quy định GPA chỉ cần từ 7,0 trở lên là đủ điều kiện để có thể nhận học bổng. Còn để thật sự nhận được học bổng là 1 quá trình phấn đấu lâu dài và gian khó, chứ không phải đơn giản có GPA “đẹp” là được!
Đạt điểm IELTS tối thiểu 6.5 hay TOEFL iBT 79
Chuẩn tiếng Anh như trên là yêu cầu bắt buộc đối với học bổng ADS và Fulbright. Tất cả các vòng tuyển chọn đều đánh giá khả năng tiếng Anh của ứng viên. Do đó, các bạn phải đầu tư tiếng Anh một cách thật sự nghiêm túc để có thể đạt được chuẩn mà chương trình đề ra. Cho dù các bạn giỏi đến thế nào đi nữa nhưng kém tiếng Anh, các bạn vẫn không thể có cơ hội.
Phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc
Rất nhiều các bạn “nôn nóng” muốn kiếm học bổng ngay sau khi tốt nghiệp đại học, điều này là không thể đối với 2 chương trình học bổng này. Các chương trình học bổng đều yêu cầu như vậy, đồng thời các bạn chỉ được phép áp dụng đúng ngành nghề mình đang công tác, lưu ý họ không cho áp dụng trái ngành. Nếu nhận được học bổng, các bạn phải được sự chấp thuận cử đi học của cơ quan chủ quản. Nếu không, các bạn sẽ không được nhận học bổng.
Đây là 1 việc rất khó đối với hầu hết các ứng viên khi xin học bổng. Do đó, các bạn phải bắt đầu tìm kiếm, làm quen, và xây dựng mối quan hệ thật tốt với những ai đó mà các bạn biết trong quá trình học và làm việc, để rồi cuối cùng họ bằng lòng giúp mình bằng cách viết thư giới thiệu. Dĩ nhiên, những người phải có học vị và chức vụ cao thì lá thư của họ mới có trọng lượng. Không có công thức chung cho việc này, mỗi người có thế mạnh khác nhau trong việc tìm kiếm. Thậm chí, việc này có thể là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa “ước mơ” của mình.
Đây là công đoạn đòi hỏi sự công phu và cẩn trọng tuyệt đối. Bất kì sai sót nào trong hồ sơ cũng có thể khiến học sinh bị “out” ngay lập tức, đặc biệt là tránh làm giả các thông tin, giấy tờ đính kèm trong hồ sơ gửi cho trường.
Tất cả các giấy tờ đính kèm trong hồ sơ phải thật logic, tránh việc các thông tin không khớp hay sai lệch, độ rủi ro sẽ rất lớn.
Các chuyên gia sẽ giúp bạn kiểm tra kỹ càng hồ sơ trước khi gửi và sẽ lựa chọn cho bạn thời điểm nộp hồ sơ du học phù hợp nhất. Hồ sơ nên được gửi đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần – tức là không quá sớm và không quá muộn.
Bên cạnh đó, việc follow-up (theo dõi) thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi cũng là một yếu tố “ẩn” nhưng lại có tầm quan trọng không nhỏ. Thứ nhất, việc bạn thể hiện sự quan tâm của mình đối với hồ sơ được gửi đi sẽ khiến Hội đồng tuyển sinh tin rằng bạn hoàn toàn tự tin với hồ sơ của mình. Chưa kể, thực tế còn cho thấy nhiều học sinh trong quá trình trao đổi với trường còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi lớn hơn đáng kể so với dự định ban đầu.
2. Cách săn học bổng du học Mỹ
Khi săn học bổng du học Mỹ, bạn cần có những “thành tích” quan trọng sau đây:
GPA (Điểm trung bình học tập tại trường THPT/ĐH) đạt ở mức giỏi, xuất sắc
Vượt điểm chuẩn SAT/GRE/GMAT của các trường đề ra
Có các thành tích tham gia các hoạt động ngoại khóa khác
Đầu tư thời gian và công sức để viết một bản essay thật tốt
Học bổng thường là một khoản tiền cố định mà nhà trường trao cho sinh viên và chỉ dựa vào điểm trung bình trong lớp, điểm SAT hoặc TOEFL chính vì vậy học sinh cũng nên chú ý tới khả năng tài chính của gia đình mình trước khi quyết định chọn trường.
Mỹ là quốc gia rất chú trọng phát triển nhân tài, luôn có những chính sách hỗ trợ cho các bạn có thành tích tốt. Để nhận được hỗ trợ tài chính cao từ các truờng đại học ở Mỹ, ngoài điểm thi TOEFL cao, học sinh còn cần có điểm SAT cao, thành tích học tập phổ thông xuất sắc và hoạt động ngoại khóa nổi bật.
Vì vậy, một khi đã xác định chọn Mỹ làm môi trường du học, bạn nên dành thời gian chuẩn bị từ sớm cho các loại bằng SAT, TOEFL hoặc SSAT. Bên cạnh đó, bạn nên tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để mang lại kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, để giúp bạn có một bài luận chinh phục được hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ.
2.1 Tìm kiếm thông tin
Là người đi tìm học bổng, bạn phải hết sức chủ động trong việc tìm kiếm và tự giải đáp các câu hỏi trong khi săn học bổng. Thông thường các quốc gia và các trường đại học luôn muốn quảng bá hình ảnh giáo dục của nước và trường mình nên họ sẽ xây dựng các trang web về giáo dục nước đó hoặc về trường đó. Ở đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu để so sánh và có lựa chọn phù hợp nhất.
Ngoài ra, các triển lãm du học cũng là một kênh thông tin rất bổ ích, ở đó bạn có thể có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường định nộp hồ sơ để được tư vấn chi tiết hơn, tìm hiểu về nền giáo dục một nước nào đó, được thể hiện và thực hành ngoại ngữ …
2.2 Tự đánh giá khả năng của bạn
Hãy thành thực và có nhận thức đúng về năng lưc của bản thân. Bạn phải tự xác định khả năng của mình thông qua tiêu chí của các tổ chức cấp học bổng để tìm được học bổng phù hợp. Nếu không tìm hiểu kỹ, có thể bạn sẽ nộp hồ sơ vào những học bổng có yêu cầu cao hơn khả năng của bạn, dẫn đến giảm cơ hội nhận được học bổng.
Còn nếu như bạn nộp hồ sơ xin học bổng vào những nơi mà yêu cầu thấp hơn so với khả năng của bạn thì có thể nó sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Do đó tự đánh giá khả năng của bạn sẽ là rất quan trọng.
2.3 Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Đây là bước rất quan trọng, nó khẳng định thành quả công việc của bạn, nếu bạn tìm hiểu học bổng mà không làm hồ sơ thì coi như thành quả lao động của bạn chưa có.
3. Học bổng du học Mỹ cho sinh viên 3
3.1 Lợi ích khi học cấp 3 tại Mỹ
Việc du học cấp 3 tại Mỹ cũng giúp bạn thuận lợi hơn rất nhiều khi đăng ký du học đại học ở Mỹ so với việc đăng ký học trực tiếp từ nước ngoài. Bởi vì, khi học cấp ba ở đây, học sinh sẽ được phổ cập một số kiến thức cơ bản và nhiều khi kết quả này cũng được chuyển tiếp để xét tuyển vào đại học. Hơn nữa học sinh cũng đã làm quen với môi trường học tập và con người ở đây nên việc du học Mỹ cũng trở lên dễ dàng hơn.
Du học Mỹ trung học phổ thông bạn sẽ tăng cường được trình độ tiếng Anh của bản thân, thuận tiện hơn trong việc định hướng vào đại học trong tương lai và trải nghiệm được kỹ năng học tập và lối sống văn hóa xã hội. Hơn nữa bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm du học Mỹ có ích cho sau này.
3.2 Điều kiện tham gia xin học bổng du học Mỹ trung học
Học sinh đang học lớp 9, 10, 11 tại Việt Nam (từ 14 đến 17 tuổi)
Học sinh có thành tích học tập từ khá trở lên.
Trình độ tiếng Anh đạt 222 điểm đối với chứng chỉ ELTiS
Với những học sinh có thành tích học tập xuất sắc thì sẽ dễ dàng nhận được học bổng du học Mỹtừ bán phần đến toàn phần, kể cả xin vào những trường trung học danh tiếng.
3.3 Chương trình du học trung học tại Mỹ
4. Những điều cần biết khi du học Mỹ
4.1 Cần chuẩn bị những giấy tờ quan trọng gì?
Các giấy tờ trên nên được để riêng vào một balo hoặc một cái túi dễ kiếm và mang đi dễ dàng. Để khi hải quan yêu cầu kiểm tra thì bạn có thể xuất trình ngay. Đừng để thất lạc những giấy tờ quan trọng đó.
4.2 Những điều cần biết khi du học Mỹ trong vấn đề xin visa
Học sinh không chỉ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, quan trọng mà còn phải qua một vòng phỏng vấn nữa. Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình làm visa. Có rất nhiều học sinh vì chưa chuẩn bị kĩ cho vòng phỏng vấn xin visa mà đã phải tạm hoãn ước mơ du học Mỹ của mình.
4.3 Những điều cần biết khi du học Mỹ trong vấn đề chi phí
Học phí tại trường ở Mỹ phải gọi là đắt đỏ bậc nhất thế giới. Đối với học phí trung bình của trường công là 23.000$ mỗi năm còn với trường tư là 30.000$ mỗi năm. Vậy làm sao để tiết kiệm chi phí du học mỹ đây?
Hãy theo học chương trình cao đẳng hệ 2 năm với mức học phỉ chỉ rơi vào khoảng 3.500$ mỗi năm mà thôi. Hoàn tất 2 năm học cao đẳng thì nó cũng tương đương với việc bạn đã học 2 năm đầu ở trường đại học rồi. Sau đó bạn có thể liên thông lên đại học để học tiếp mà không có trở ngại gì cả.
4.4 Những điều cần biết khi du học Mỹ về khả năng định cư
Nói đơn giản thì các thủ tục đẻ có được khả năng định cư ở Mỹ là tương đối khó khăn. Nhưng dù nói là thế nhưng bạn vẫn có được cơ hội làm việc tại Mỹ.
Một là du học Mỹ với thị thực lao động tạm thời. Hai là ghi danh vào chương trình đào tạo của Mỹ. Với sinh viên có giấy thị thực F-1 thì thời gian lưu trú là 60 ngày còn visa M-1 và J-1 là 30 ngày.
Khi du học sinh tới học tại Mỹ, các bạn luôn đặt vấn đề học hàng đầu và chưa suy nghĩ nhiều về sự định cư sau khi ra trường. Hãy lựa chọn ngành học một cách thông minh để có được khả năng định cư cao.
Các ngành đang được ưu tiên định cư tại Mỹ là: Kỹ thuật y sinh, trị liệu cơ năng, kết cấu công trình, thông dịch viên, trợ lý bác sĩ, công nghệ môi trường, phát triển website, khoa học vũ trụ và khoa học máy tính.
4.5 Những điều cần biết khi du học Mỹ về chọn ngành chọn trường
Chọn ngành chọn trường đương nhiên là một mục tiêu quan trọng khi du học Mỹ. Vậy cố những điều cần biết khi du học M ỹ gì về trường học?
Mỹ có hơn 50.000 trường đại học và cao đẳng nên bạn có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một trường học phù hợp và chất lượng. Bạn nên nộp đơn 10-12 trường sau đó tìm hiểu thật kĩ lưỡng về danh sách học bổng của trường.
4.6 Những điều cần biết khi du học Mỹ về cơ hội nghề nghiệp
Các trường ở Mỹ liên kết rất chặt chẽ với công ty tuyển dụng nhằm tạo đầu ra đảm bảo cho chính học sinh theo học tại trường của mình. Khi ra trường rồi, các du học sinh sẽ được tạo điều kiện để được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, lành mạnh và phát triển hết khả năng của mình.
4.7 Những điều cần biết khi du học Mỹ về trình độ ngoại ngữ
Nhưng tốt nhất thì bạn hãy trau dồi thật nhiều cho trình độ tiếng anh của mình thật nhiều nhiều vào. Đó là cơ sở cho những bước đi đầu tiên trong hành trình du học của bạn. Thành thạo tiếng anh, bạn sẽ không gặp trở ngại trong giao tiếp, sốc văn hóa. Chương trình học đòi hỏi hiểu biết về tiếng anh chuyên ngành, bạn giỏi tiếng anh, bạn sẽ học tốt hơn.
Tiếng anh không chỉ cực kì hữu ích trong học tập mà còn giúp bạn dễ dàng kết nối với những người ở khắp nơi trên thế giới nữa.
5. Hồsơ du học Mỹ gồm những gì?
5.1 Thông thường một bộ hồ sơ du học Mỹ sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
– Một bộ hồ sơ đăng kí nhập học bao gồm: Hộ chiếu, bằng tốt nghiệp, bảng điểm bậc học gần nhất, bằng IELTS hoặc các giấy chứng nhận tiếng Anh khác nếu có.
Hồ sơ cá nhân bao gồm: Ảnh có kích cỡ 5×5 chuẩn quốc tế, bản gốc hộ chiếu, 1 bản photo giấy khai sinh, 1 bản photo CMND, 1 bản photo hộ khẩu của gia đình học sinh (nguyên cuốn).
Hồ sơ học tập gồm có: Bản gốc + 1 bản photo Bảng Điểm, Bằng tốt nghiệp THPT; bản gốc + 1 bản photo Bảng Điểm + Bằng tốt nghiệp Cao đẳng / Đại học; bản gốc các loại bằng cấp tiếng Anh đạt được; bản gốc + 1 bản photo giấy khen & các giấy chứng nhận khác nếu có.
Hồ sơ chứng minh tài chính: Một trong những điều kiện để có thể xin thị thực của Mỹ là bạn phải chứng minh được nguồn tài chính hỗ trợ việc học tập của bạn trong suốt thời gian du học tại Mỹ, nó bao gồm toàn bộ chi phí về học phí, cũng như chi phí ăn ở, các chi phí khác như bảo hiểm & vé máy bay hai chiều… Tùy thuộc vào chương trình, kế hoạch học tập của bạn mà văn phòng Lãnh sự quán Mỹ sẽ có những mức độ yêu cầu khác nhau trong việc chứng minh tài chính.
5.2 Chứng minh tài chính thường bao gồm các phần:
– Bạn phải có bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị để đi du học Mỹ bằng cách: chứng minh số tiền kiết kiệm đủ để trang trải cho năm học đầu tiên, đồng thời chứng minh nguồn thu nhập đủ để trang trải cho những năm học tiếp theo tại Mỹ.
Tiết kiệm trong ngân hàng
Giấy phép kinh doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân
Hợp đồng góp vốn
Phiếu chi lãi tuất
Giấy chứng nhận góp vốn
Bảng lương hoặc hợp đồng lao động hoặc sổ bảo hiểm
Giấy tờ nhà đất, sở hữu bất động sản…
6. Những thay đổi mới nhất về SAT khi du học Mỹ
Giữa các trường ở Mỹ có sự khác nhau trong việc đánh giá trình độ của học sinh như thang điểm, giáo trình học và độ khó của các môn học. Vì thế, kỳ thi SAT (hoặc kỳ thi ACT – một kỳ thi khá giống với kỳ thi SAT) giúp cho các trường đại học dễ dàng phân loại học sinh với thang điểm được chuẩn hóa hơn.
Từ tháng 3 năm 2016, ban tổ chức College thay đổi cấu trúc SAT (Thiết kế lại SAT). Ngày SAT SAT sẽ được đưa ra vào tháng 1/2016 và kỳ thi đầu tiên của SAT tại Việt Nam sẽ ra mắt vào tháng 5/2016.
Bạn đang xem bài viết Một Vài Lưu Ý Về “Tiếng Quảng” trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!