Cập nhật thông tin chi tiết về Lao Động Có Ngoại Ngữ “Hiếm”: Cơ Hội Việc Làm Càng Cao mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nắm bắt xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều lao động trẻ có trong tay vốn ngoại ngữ hiếm của một số quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nhật Bản… đã nhanh chóng phát huy lợi thế, tìm được cơ hội việc làm thu nhập tốt.
Thu nhập cao gấp 2 – 3 lần
Cầm tấm bằng N3 tiếng Nhật trong tay, chị Nguyễn Thị Đức (27 tuổi, ở Sơn Tây) phân tích về quyết định nghỉ công việc biên tập viên ở nhà học ngoại ngữ. “Hiện tiếng Nhật không còn quá xa lạ nhưng nhu cầu của người học vẫn ở mức cao, nhất là người muốn đi xuất khẩu lao động.
Thị trường khách du lịch quốc tế mở rộng là môi trường thuận lợi cho sinh viên có ngoại ngữ hiếm thể hiện năng lực. Ảnh Mai Phương
Tôi dự tính sau khi có bằng N2 sẽ đi dạy cho các trung tâm. Lương giáo viên tiếng Nhật bằng N3 thường được trả 12.000.000- 15.000.000 đồng, còn N2 cao hơn là 17.000.000-20.000.000 đồng. Ngoài ra có thể làm tự do, nhận tiết dạy ở các trung tâm thì thu nhập cao gấp 4-5 lần mức lương văn phòng trước đây Đức đã từng làm.
Đối với lĩnh vực du lịch, theo thống kê của Tổng cục Du lịch trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước đón hơn 8.472.000 lượt khách quốc tế. Cụ thể, 23.191 lượt khách Châu Phi, 280.029 lượt khách Châu Úc, 1.278.996 lượt khách châu Âu và 6.324.994 lượt khách Châu Á.
Trong đó có nhiều khách đến từ Đức, Thụy Sỹ, Italy, Tây Ban Nha, Nga, Na Uy, Lào, Campuchia…Trước đó, năm 2016 số liệu của Tổng cục Du lịch cũng cho thấy cả nước có hơn 17.000 hướng dẫn viên, mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu khách trong nước và 40% nhu cầu khách quốc tế, đặc biệt là hướng dẫn viên có ngoại ngữ hiếm.
Theo tiết lộ của một hướng dẫn viên du lịch, tiền công dẫn khách nội địa hoặc khách tiếng Anh chỉ ở mức 400.000 – 600.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, hướng dẫn viên ngoại ngữ hiếm được trả cao gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Nói về điều này, đại diện một công ty du lịch vừa và nhỏ (trụ sở tại Đà Nẵng) cho hay: “Sau 2 năm khai thác thị trường Italia và Bồ Đào Nha, đến thời điểm hiện tại công ty mới chỉ tìm được hướng dẫn viên tiếng Italia, vẫn thiếu hướng dẫn viên tiếng Bồ Đào Nha. Điều này buộc công ty phải nhờ những sinh viên học tiếng Bồ có sự am hiểu nhất định và chăm sóc khách nhiệt tình. Thông thường, mức giá được đưa ra cho sinh viên là 40-50 USD/ngày, nếu đảm bảo chất lượng tốt sẽ có giá 60 USD/ngày, trong khi đó tiếng Anh chỉ có 20-30 USD/ngày”.
Bà Trần Như Quỳnh, làm việc tại1 công ty dịch thuật ở Hà Nội cũng thông tin, các công ty dịch thuật luôn tìm kiếm mở rộng đối tác. Cộng tác viên tiếng Séc, tiếng Hàn, Nhật, Trung, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…được đào tạo từ trường ngoại ngữ hoặc người đã có kinh nghiệm luôn được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Thông thường cứ 10 đơn gửi đến mới chọn được 4 – 5 người. Vì thế, mức lương của nhóm ngoại ngữ hiếm bao giờ cũngcao hơn ngoại ngữ phổ thông.
Nhập cuộc tìm cơ hội
Thu nhập chỉ hơn 5.000.000 đồng/tháng, chị Hoàng Thị Thu (28 tuổi, Thanh Hóa) muốn tìm một công việc thu nhập cao hơn, nên đã theo học lớp tiếng Nhật N5. Chị Thu kể:“Năm 2012 tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân hệ chính quy chuyên ngành lý luận nhưng không xin được việc.
Tôi đành phải đi làm phụ trách kho cho 1 đại lý xe máy, sau đó chuyển làm văn phòng. Cuộc sống khéo co kéo thì đủ nuôi bản thân nhưng để tích lũy phòng khi ốm đau lại không có”. Hy vọng của chị Thu là 6 tháng sau khi học tiếng sẽ được đi xuất khẩu lao động ở diện kỹ sư – văn phòng, lương 15.000.000- 20.000.000 đồng/tháng.
Đối với Nguyễn Thúy (sinh viên năm thứ ba) Khoa ngôn ngữ Italia Đại học Hà Nội lại có chút khác biệt. Bắt đầu chương trình học, Thúy đã nghĩ đến cơ hội việc làm cao khi tiếng Italia vẫn chưa thông dụng ở Việt Nam. Nghĩ là làm, học kỳ hai năm thứ nhất Thúy đã nhập cuộc tìm cơ hội bằng công việc hướng dẫn viên.
“Sau khi phỏng vấn tại Công ty Hanoi free tour guides, em may mắn được nhận, dù lúc đấy nói tiếng Italia vẫn còn bập bẹ lắm. Năm thứ hai, đã quen việc nên em tự tin nhận nhiều khách hơn, thậm chí có cả tour ngoại tỉnh. Nhờ đó ngoại ngữ của em được cải thiện hơn, phản xạ nhanh hơn trước nhiều”, Thúy phấn khích chia sẻ.
Theo Thúy, dù hướng dẫn miễn phí cho du khách nhưng nhờ sự nhiệt tình nên em thường được nhận tiền tip (thưởng), hoặc quà tặng. Số tiền đủ để em có 1 khoản riêng chuẩn bị cho đầu năm học mới.
Chọn học tiếng Bồ Đào Nha, Ngô Thúy Minh, sinh viên năm thứ ba Khoa Ngôn ngữ Bồ Đào Nha (Đại học Hà Nội) cho rằng, các công ty Nam Mỹ hiện không ngừng đầu tư vào Việt Nam. Sinh viên ngoại ngữ có thể phát huy thế mạnh làm biên dịch, phiên dịch cho các công ty làm ăn với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha.
Có thể nói, trong thời buổi toàn cầu hóa, khi ngôn ngữ tiếng Anh là công cụ chính và nó được xem như “giấy thông hành” cho việc xin việc thuận lợi hơn, thì ít tai biết rằng học những ngoại ngữ “hiếm” cơ hội việc làm và thu nhập rất “sáng”.
Mai Phương – theo Lao động Thủ đô
Học Ngoại Ngữ ‘Hiếm’, Tăng Cơ Hội Việc Làm
Đang theo học tiếng Thái tại quận 1, chúng tôi Vương Phan Huy Hoàng, 23 tuổi, nhân viên văn phòng, chia sẻ: “Tôi học tiếng Thái để tìm cơ hội mới ở những nước đang phát triển trong cộng đồng ASEAN. Thái Lan gần Việt Nam lại thuộc tốp đứng đầu Đông Nam Á, cơ hội trao đổi công việc cao hơn”.
“Tiếng Hàn, Trung, Nhật ở nước mình đã có quá nhiều người theo rồi, nếu chỉ học ở trung tâm theo khóa rất khó cạnh tranh với các bạn chuyên ngoại ngữ 5-7 năm”, anh thêm.
Cũng chọn học tiếng Thái, anh Khoáng Quốc Huy, quản lý dữ liệu của một công ty Mỹ, chia sẻ: “Công ty có văn phòng ở Thái Lan, tôi có đối tác và bạn bè người Thái. Nhân viên cấp cao của Thái qua Việt Nam hiển nhiên có thể sử dụng tiếng Anh lưu loát, nhưng nếu mình sử dụng tiếng Thái thì họ vẫn thích hơn. Qua báo chí tôi thấy nhiều công ty, tập đoàn lớn của Thái vào Việt Nam. Ngoài tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn, tôi nghĩ tiếng Thái cũng là lựa chọn tốt”.
Tiếng Thái không quá khó, nói và viết giống tiếng Việt, trong khi đó, ngữ pháp tiếng Ý giống tiếng Anh nên có phần khó hơn cho người Việt. Học phí của tiếng Thái có phần rẻ hơn học tiếng Anh”.
Học cấp tốc, sang Thái buôn hàng
Theo chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, nhân viên phòng tuyển sinh công ty Phương Nam Education, nhiều bạn trẻ theo học tiếng Thái chủ yếu để làm việc cho công ty Thái ở Việt Nam. Kế đó là học giao tiếp cấp tốc để sang Thái mua hàng về bán (mỹ phẩm, quần áo, gia dụng).
Ngoài ra còn có những bạn muốn du học, định cư, làm thông dịch viên, hướng dẫn viên hoặc yêu thích tiếng Thái. “Nếu sếp là người Thái, bạn muốn thăng tiến, ngoài chuyên môn tay nghề, bạn phải biết tiếng Thái. Điều đó cũng đúng với các công ty nước ngoài khác”, chị Nhung chia sẻ.
Do tiếng Thái tại Việt Nam chưa có chuẩn đầu ra như tiếng Anh, Hoa, Nhật, nên hầu hết trung tâm ngoại ngữ chỉ cấp chứng chỉ xác nhận đã tham gia khóa học.
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan (ĐH KHXH&NV), cho biết: “Khi học viên có nhu cầu lấy chứng chỉ, nhà trường sẽ sắp xếp lịch thi. Nếu thí sinh vượt qua bài kiểm tra sẽ được cấp chứng chỉ do hiệu trưởng ký tên và đóng dấu. Trong tương lai gần, Trung tâm có kế họach liên kết với các trường đại học hàng đầu tại Thái Lan để tổ chức các chương trình thi và cấp chứng nhận”.
“Khi phỏng vấn vào các vị trí cần tiếng Thái hoặc công ty Thái, bạn phải thể hiện năng lực nghe nói tốt”, chị Piyanart Chuanchoey, tình nguyện viên của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao Thái Lan (TICA) đã giảng dạy một năm tại chúng tôi chia sẻ.
“Mặc dù cộng đồng người dạy tiếng Thái, nói tiếng Thái ở chúng tôi không nhiều nhưng qua Internet, mạng xã hội, các bạn có thể dễ dàng kết bạn, hướng dẫn nhau học tiếng Thái và tiếng Việt”.
Trên trang Việc làm tiếng Thái – một nhóm công khai trên Facebook, có khoảng 2.500 người đăng ký, giới thiệu cơ hội việc làm trong lĩnh vực: tư vấn viên giáo dục, làm dự án game điện thoại cho thị trường Thái Lan, chăn nuôi, văn phòng, bán lẻ, quản lý kho…
Học Ngoại Ngữ Hiếm: Khó Khăn Lớn, Cơ Hội Nhiều
Học ngoại ngữ hiếm: Khó khăn lớn, cơ hội nhiều
Th.năm, 06/08/2015, 07:00
Lượt xem: 6821
Để bắt đầu một cách thuận lợi khi quyết định học ngoại ngữ hiếm, rất cần sự định hướng ngay từ đầu; và để học cho giỏi, rất cần sự nỗ lực rất lớn từ người học.
Ngoại ngữ “hiếm” là cách mà rất nhiều người hiện nay đề cập đến những ngoại ngữ chưa phổ biến ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản cho đến các thứ tiếng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, ả-rập, Lào, Khrme…
Và mẫu số chung của rất nhiều bạn trẻ cắp cặp đi học ngoại ngữ hiếm, đầu tiên phải nhắc đến đó là cơ hội của sự đi tắt đón đầu theo xu hướng hợp tác, phát triển toàn cầu, bây giờ học, sau này sẽ hữu dụng; kế sau là đến niềm yêu thích ẩm thực, văn hóa của nước sở tại nên muốn tự mình tìm hiểu. Cuối cùng, chiếm một tỉ lệ ít ỏi là sự lựa chọn của dân chuyên ngữ, họ sẵn có niềm đam mê với ngôn ngữ lạ nên học “bắc cầu” luôn.
Cách đây chừng 4, 5 năm, trước một thực tế nếu được hỏi rằng có biết địa chỉ nào dạy tiếng Italia tại Hà Nội không (?) E rằng, thật khó kiếm! Vậy giờ đây, các ngoại ngữ vốn được cho là “hiếm dùng” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Thái Lan… đang được giảng dạy tại nhiều nơi, thu hút đông đảo các bạn trẻ là học sinh, sinh viên theo học.
Phải bước qua những cánh cửa hẹp
Điều kiện học tập thiếu thốn là rào cản khi các bạn học sinh – sinh viên tiếp cận với các ngôn ngữ “hiếm”. Các giảng viên đôi khi phải nhờ đến bạn bè đã từng sống và làm việc ở các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tham gia giảng dạy, hoặc nhờ các tình nguyện viên đến từ những nước sử dụng ngôn ngữ này truyền đạt kinh nghiệm trong vòng từ 3 đến 6 tháng.
Thiếu giáo trình, thiếu giảng viên cũng là khó khăn chung của các chuyên ngành ngoại ngữ hiếm. Nhu cầu về tiếng Tây Ban Nha không thể nhiều như các tiếng thông dụng, số người biết tiếng Tây Ban Nha rất ít, nên rất nhiều Bộ, ngành, cơ quan luôn mở rộng cửa đón các bạn trẻ thật sự có năng lực…
Ngay khi đang học, sinh viên đã có thể tìm được việc làm thêm, các ĐSQ của các nước châu Mỹ Latin thường xuyên tuyển CTV. Làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng là sự lựa chọn của nhiều sinh viên. Khó khăn cho những sinh viên học ngoại ngữ hiếm là thế, tuy nhiên, cơ hội việc làm cho các sinh viên không phải là ít, vấn đề là nắm bắt thế nào và định hướng, mục đích học ra sao.
Điều kiện học tập thiếu thốn là rào cản khi các bạn học sinh – sinh viên tiếp cận với các ngôn ngữ “hiếm”. Các giảng viên đôi khi phải nhờ đến bạn bè đã từng sống và làm việc ở các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tham gia giảng dạy, hoặc nhờ các tình nguyện viên đến từ những nước sử dụng ngôn ngữ này truyền đạt kinh nghiệm trong vòng từ 3 đến 6 tháng.
Thiếu giáo trình, thiếu giảng viên cũng là khó khăn chung của các chuyên ngành ngoại ngữ hiếm. Nhu cầu về tiếng Tây Ban Nha không thể nhiều như các tiếng thông dụng, số người biết tiếng Tây Ban Nha rất ít, nên rất nhiều Bộ, ngành, cơ quan luôn mở rộng cửa đón các bạn trẻ thật sự có năng lực…
Ngay khi đang học, sinh viên đã có thể tìm được việc làm thêm, các ĐSQ của các nước châu Mỹ Latin thường xuyên tuyển CTV. Làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng là sự lựa chọn của nhiều sinh viên. Khó khăn cho những sinh viên học ngoại ngữ hiếm là thế, tuy nhiên, cơ hội việc làm cho các sinh viên không phải là ít, vấn đề là nắm bắt thế nào và định hướng, mục đích học ra sao.
Đã có thời điểm số lượng người đi học tiếng hiếm nở rộ, tạo thành một trào lưu, một thứ “mốt” không cần có sự định hướng của bản thân và gia đình. Theo thời gian, mọi chuyện đã có phần lắng lại để có đủ thời gian cho rất nhiều người nhìn nhận về một trào lưu không dễ… “nhằn”.
Ngoại ngữ là một môn học khó, ngoài đòi hỏi năng khiếu, người học cần phải có một đức tính – sự chăm chỉ – quyết định thành công của việc học hay không.
Tuy nhiên, chưa bàn đến yếu tố đó, người mới bắt đầu học ngoại ngữ hiếm tưởng suôn sẻ nhưng khi bắt tay vào học, nhiều người mới ngã ngửa vì mọi chuyện không hề đơn giản. Không rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi học ngoại ngữ hiếm, thì nhiều người chưa đi được nửa đường đã đứt gánh.
Đầu tiên phải kể đến đó là sự thiếu thốn điều kiện học tập, không nhiều cơ hội để thực hành, vất vả trong cách học là những điều mà học viên học những ngoại ngữ ít người chọn như tiếng Italia, Đức, Hàn… gặp phải. Không như tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản… rất sẵn giáo trình, tài liệu tham khảo cho những ngoại ngữ hiếm không nhiều.
Khó khăn đầu tiên đó là giáo trình tiếng Italia chỉ viết toàn tiếng Anh nên khi muốn hiểu nghĩa, tôi phải cầu cứu đến ngoại ngữ thứ 3 này, rất mất thời gian. Việc hoàn thiện những kỹ năng phản xạ như nghe và nói lại không có cơ hội vì thiếu đĩa CD hay băng video để rèn luyện”.
Xu hướng học các ngoại ngữ hiếm đã trở nên phổ biến. Sự lựa chọn ấy không ít trường hợp là do cảm tính, bởi học một ngoại ngữ lạ, ít thông dụng, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Điều kiện học tập cái gì cũng thiếu thốn giờ đã là chuyện bình thường. Ngoài ra, khó khăn trong cách phát âm và học từ vựng, ngữ pháp cũng khiến nhiều người đau đầu, có không ít người không thể chịu đựng nổi đã vội bỏ cuộc.
Những ngoại ngữ hiếm theo hệ ngôn ngữ Latin dễ hơn cho người học, đối với tiếng Nhật, Hàn thật sự là một thách thức không dễ gì vượt qua cho những người theo đuổi nó. Ban đầu bao giờ cũng là cảm giác ham thích, nhưng cảm giác đó sẽ dần nhường chỗ cho sự chán nản bởi chữ khó viết và vô cùng khó nhớ. Kế đến là việc phát âm phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa môi và lưỡi sẽ nhanh chóng “hạ gục” những bạn trẻ theo học.
Tuy cũng được xem là thời thượng nhưng tiếng Nhật vẫn thuộc hàng “hiếm” khi số người thông thạo ngoại ngữ này không nhiều. Đó cũng là lý do những bạn trẻ theo học tiếng Nhật thường được săn đón bằng những công việc với mức lương và điều kiện hấp dẫn khi còn chưa tốt nghiệp. Đó là một thực tế không hề viển vông, sự lựa chọn tiếng hiếm bây giờ thể hiện sự thực tế và năng động.
Họ chọn vì nhận ra có rất nhiều cơ hội đang chờ đợi mình nắm bắt. Khi các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam, cơ hội tìm được việc làm của sinh viên ngoại ngữ hiếm cao hơn, do không phải cạnh tranh nhiều như tiếng Anh. Đặc biệt, họ có thể tìm được việc làm ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp với mức lương rất hấp dẫn. Sinh viên tiếng hiếm nếu muốn đi du học, cơ hội xin được học bổng cũng cao hơn, có điều kiện nhận được rất nhiều hỗ trợ.
Một bạn trẻ theo học tiếng Bồ Đào Nha nói về sự lựa chọn của mình: “Tuy ở Việt Nam tiếng Bồ chưa phổ biến, nhưng thực tế tiếng Bồ đứng thứ 7 trong số các thứ tiếng được nói nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ 2 trong số các ngôn ngữ Latin, hơn cả tiếng Pháp. Vậy nên biết tiếng Bồ có rất nhiều lợi thế khi số lượng các công ty Nam Mỹ đầu tư vào Việt Nam đang không ngừng tăng lên”…
Khó khăn không ít, cơ hội rất nhiều đối với việc theo học ngoại ngữ tiếng hiếm, thực tế đến nay ai cũng thấy, không phải cứ muốn học là được. Ngoài tính kiên nhẫn không phải ai cũng có, thì sự định hướng cho tương lai một cách có tầm nhìn, mục đích học rõ ràng là những điều cơ bản rất quan trọng đối với bất kỳ ai bắt đầu theo học ngoại ngữ tiếng hiếm.
Không ít bạn trẻ đã vượt trội với mức lương cao hơn người có cùng chuyên môn vì “tu luyện” được “bửu bối” là các ngoại ngữ hiếm như tiếng Nhật, Thái, Indonesia, Khmer…
Nếu người theo học có mục đích rõ ràng, ngoại ngữ hiếm sẽ tạo nhiều cơ hội cho người học sau này. Nhưng để học được chúng sẽ rất khó khăn vì điều kiện học tập eo hẹp như thiếu giáo trình, ít giảng viên, hạn chế máy móc hỗ trợ… và đặc biệt thiếu điều kiện giao tiếp sẽ dễ khiến người học mau nản lòng.
Để học cho giỏi các ngoại ngữ hiếm, cần sự nỗ lực rất lớn nơi người học. Bên cạnh đó, người học sẽ phải cùng thầy, cô giáo của mình cùng vượt qua những khó khăn. Khi giảng viên có lòng cộng với sự cố gắng nơi người học thì mọi khó khăn sẽ dần được khắc phục, hiệu quả đạt được sẽ là tốt nhất.
Tôi đặt ra một câu hỏi, khi bắt đầu học ngoại ngữ nói chung và tiếng hiếm nói riêng, theo bạn có bao nhiêu yếu tố quyết định sự thành công (?) Tôi trả lời luôn, đầu tiên là Động cơ, tiếp đến xếp lần lượt là Quyết tâm – Phương pháp học – Người dạy – Môi trường sống, phương tiện thực hành – Điều kiện kinh tế, vật chất – Tuổi tác – Trí thông minh và Năng khiếu.
Nếu người bắt đầu học ngoại ngữ hiếm chỉ để giải trí, theo phong trào thì có lẽ bạn đang phí thời gian, tiền bạc của chính bản thân và gia đình rồi đấy. Trừ phi bạn là người cực kỳ thông minh, có năng khiếu ngoại ngữ hay có hoàn cảnh rất đặc biệt, không có chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” mà thành công được.
Kế đến, vì là ngoại ngữ hiếm nên những khó khăn đi kèm là điều nên xác định từ đầu, đó là giáo trình ít, giáo viên chuyên không nhiều, thiếu môi trường thực hành…; nhưng với sự quyết tâm, tự tin theo đuổi mục đích từ đầu thì người học không cho phép những cản trở tức thời nào làm nản lòng.
Source: ANTĐ
Nhân Lực Tiếng Nhật Cơ Hội Việc Làm Lương Cao
Nhân lực tiếng Nhật cơ hội việc làm lương cao
Nhân lực tiếng Nhật nhiều cơ hội việc làm lương cao hơn trong khi các bạn cử nhân ra trường luôn đối mặt với cơn bão thất nghiệp.
Hiện nay , khi các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luôn phải đối mặt với thất nghiệp hay làm những công việc không đúng ngành nghề mình đang học. Hơn 900.000 nghìn người thất nghiệp trong đó có tới 72.000 cử nhân , thạc sĩ chưa tìm được công việc phù hợp với bản thân.
Du học Nhật Bản : Một chương trình du học đang rất phát triển tại đất nước ta , các bạn sinh viên luôn tìm hiểu và luôn luôn mong muốn được đi du học để có thể tìm được một cơ hội mới cho bản thân. Khi mà tới 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam, tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ sớm được ưu chuộng và lựa chọn theo học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật tại các công ty Nhật Bản.
1. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp Nhật Bản :
Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Tháng 1/2013, hai nước đã nhất trí phát triển toàn diện quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới. Cùng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có khoảng 2000 đơn vị, trong đó khoảng 1600 đã chính thức trở thành công ty tại Việt Nam. Theo nhận định của JETRO (tổ chức xúc tiến thương mại NB) thì từ sau năm 2012 tối thiểu có từ 80 ~ 90 công ty đầu tư mới. Điều này cho thấy làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản trong vài năm trở lại đây sau khi hạn chế tham gia vào hai thị trường lân cận là Trung Quốc và Thái Lan đã khiến cho nhu cầu nhân lực tiếng Nhật đang tăng đáng kể.
2. Xu hướng tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp Nhật Bản :
Các vị trí được DN Nhật Bản tuyển dụng nhiều nhất trong nội thành là:
Biên phiên dịch tiếng Nhật. Thư kí, trợ lý giám đốc. Nhân viên hành chính văn phòng. Nhân viên tổng vụ, nhân sự. Kỹ sư IT biết tiếng Nhật.
Đặc biệt là nhu cầu tuyển nhân viên IT biết tiếng Nhật rất lớn nhưng không có đủ nhân tài để đáp ứng nhu cầu đó của các doanh nghiệp Nhật Bản. Hợp tác giữa các doanh nghiệp CNTT Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác mới được khai thác ở mức rất thấp. Kỹ sư người Nhật không biết tiếng Anh nên khi doanh nghiệp Nhật Bản đặt hàng gia công phần mềm ở các nước khác như Việt Nam, Campuchia,… thường chỉ viết được yêu cầu công việc bằng tiếng Nhật.
Trong khi đó, tại Việt Nam, kỹ sư CNTT biết tiếng Anh thì nhiều nhưng biết tiếng Nhật lại rất ít. Đã 2 – 3 năm các doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng cường tìm kiếm các kỹ sư CNTT nước ngoài biết tiếng Nhật song vẫn chưa tìm đủ số người mình cần. Có tới 54,7% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tuyển người Việt Nam giỏi tiếng Nhật và có thể hòa hợp phong cách làm việc của người Nhật cũng như không thể tuyển dụng được người Việt Nam cho chức vụ quản lý. Đây cũng là bài toán khó cho nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng cao nói riêng.
Năng lực về ngoại ngữ chưa tốt, đặc biệt là giao tiếp tiếng Nhật. Trình độ sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật đến khi tốt nghiệp tương đương N2, tuy nhiên khả năng nói, phản xạ kém. Thâm chí có những trường hợp không viết được email dùng trong kinh doanh.
Không nắm rõ về tác phong làm việc của người Nhật, về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Không biết tự nhận lỗi, khi xảy ra vấn đề hay đổ lỗi do khách quan. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao làm quản lý.
3. Mức lương, chế độ đãi ngộ dành cho nhân sự tiếng Nhật
Cũng có rất nhiều người chọn học tiếng Nhật vì họ nghĩ ra trường khi làm ở công ty Nhật Bản, mức lương nhận được sẽ rất cao. Tuy nhiên khi đi vào thực tế làm việc tại các doanh nghiệp Nhật, mọi người sẽ hiểu là họ trả mức lương đúng với đúng công sức mình bỏ ra. Tùy vào mỗi vị trí và trình độ mà mức lương sẽ có sự khác biệt.
Vị trí quản lý: 1000-2000USD. Vị trí biên phiên dịch ở KCN: 600-1000USD. Nhân viên hành chính tổng vụ biên phiên dịch ở nội thành: 400-700USD. Trình độ cao như N1: 1000USD trong nội thành. Kỹ sư biết tiếng Nhật : 600-800USD. Kỹ sư cầu nối: vị trí khó tuyển nhất, yêu cầu hiểu biết rõ về CNTT và thành thạo tiếng Nhật, mức lương 1000-2000USD. Công việc yêu cầu chuyên môn nhưng không yêu cầu quá cao về tiếng Nhật (tương đương N3): 400-600USD.
Mức lương cạnh tranh: nếu so sánh giữa mức lương công ty Nhật Bản và các công ty khác, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài, ta có thể thấy dù ở cùng độ tuổi và vị trí, những người làm việc ở công ty Nhật có mức lương cạnh tranh hơn. Ngoài lương, doanh nghiệp Nhật Bản cũng chú trọng vào lợi ích nhân viên. Chẳng hạn như bảng lương cho nhân viên đều tuân thủ luật pháp, và theo định kì, lương sẽ được tăng dựa trên thực lực, thành tích và đóng góp cho cộng đồng.
4. Môi trường làm việc dành cho nguồn nhân lực tiếng Nhật :
Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về văn hóa, truyền thông, chẳng hạn như kính trọng người lớn và người lớn cư xử nhẹ nhàng với người nhỏ tuổi hơn, điều đó giúp cho người Việt nam thích nghi tốt trong công sở Nhật Bản. Ấn tượng đầu tiên trong đầu khi nghĩ về người Nhật chính là sự điềm đạm. Họ không dễ dàng mất bình tĩnh mà bình tĩnh giải quyết theo chiều hướng có lợi cho cả họ và khách hàng. Họ cũng đối xử tốt với nhân viên. Việt Nam được biết đến là tinh thần làm việc độc lập rất tốt.
Tuy nhiên, họ đang gần chuyển sang xu hướng làm việc theo nhóm, đây cũng là một điểm đặc trưng của người Nhật. Điều đó lí giải vì sao nhân viên Việt Nam lại thích làm việc cho môi trường Nhật Bản.Cách dụng nhân tài của Nhật Bản hay Hoa Kỳ có nhiều chỗ khác nhau, nhưng đều giống nhau ở một nguyên tắc: “Nhân tài là tài sản và có thể đào tạo nhân tài tại chỗ”
Còn bạn đã có kế hoạch gì giúp mình “đứng vững” trong “cơn bão thất nghiệp” chưa ? Hãy thử làm quen với tiếng Nhật, có thể bạn sẽ thích thú với ngôn ngữ mới và tự tin tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp tại các doanh nghiệp Nhật Bản.
Thông tin liên hệ :
Công ty TNHH Phát Triển Quốc Tế DPI Tư vấn du học – Thương mại & Dịch vụ Wedside : duhocdpi.com Facebook : Duhoc Dpi
..️*Phụ trách tại Nhật Bản :
Phạm Thị Ngọc Hằng Đt : (+81)906.5829.119 Viber Email : ngochang@duhocdpi.com
* Phụ trách tại Việt Nam ️: Phùng Thị Kim Phương Đt : 0981.691.179 (+81)903.9562.627 Viber
Email : kimphuong@duhocdpi.com
Bạn đang xem bài viết Lao Động Có Ngoại Ngữ “Hiếm”: Cơ Hội Việc Làm Càng Cao trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!