Xem Nhiều 6/2023 #️ Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Nhật Từ Học Kém Nhất Lớp Lên N1 Và Hơn Thế Nữa # Top 7 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Nhật Từ Học Kém Nhất Lớp Lên N1 Và Hơn Thế Nữa # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Nhật Từ Học Kém Nhất Lớp Lên N1 Và Hơn Thế Nữa mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kiên trì chưa chắc đã thành công nếu bạn học sai phương pháp.

Morning Japan xin giới thiệu với các bạn câu chuyện của chị Hạnh – từ một người đội sổ lớp tiếng Nhật đã trở thành sales woman “hô phong hoán vũ” tại Nhật. Chị hiện đang là CEO của một công ty CNTT Việt Nam tại Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng “khủng” 100% hàng năm.

Hi vọng câu chuyện tự học tiếng Nhật của chị Hạnh sẽ giúp các bạn đạt được thành công.

Bài viết của chị Hạnh dài 5142 từ. Hãy download file PDF đầy đủ để nhâm nhi bất kỳ khi nào bạn muốnở đây.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỪ NGƯỜI HỌC KÉM TIẾNG NHẬT NHẤT LỚP TRỞ THÀNH SALES WOMAN TẠI NHẬT

TỪ MỘT HỌC SINH GIỎI THÀNH SINH VIÊN KÉM NHẤT LỚP

Quá tự tin vào bản thân mà không thay đổi cho phù hợp với môi trường

Mình đã thấy rất nhiều bạn học rất giỏi ở phổ thông nhưng khi vào đại học thì chìm nghỉm. Nhiều bạn rất quyết tâm và dành nhiều thời gian tự học tiếng Nhật nhưng tiếng Nhật vẫn không đạt được trình độ để có thể đi làm và gắn bó với tiếng Nhật. Nhiều bạn đạt kết quả cao ở trường đại học nhưng khi đi làm lại không thuận lợi. Tình trạng này diễn ra dường như nhiều hơn ở các bạn từ các địa phương nhỏ ra thành phố học. Mình là người đã trải qua cả ba thất bại đó nhưng rất may mắn đã vượt qua được.

Mình tin chỉ cần thay đổi cách nghĩ và phương pháp thì tất cả các bạn gặp thất bại như vậy cũng sẽ vượt qua được. Vì thế, bỏ qua mọi sự xấu hổ về thất bại của bản thân, mình đã quyết định viết ra vì sao mình lại gặp thất bại như vậy và làm thế nào để mình vượt qua được.

Ở nhà nhất mẹ nhì con, vì sinh ra ở một thị trấn (nay là một thành phố nhỏ) đối tượng để cọ sát không nhiều nên từ nhỏ mình đã có một kết quả nổi bật. Dù không giỏi nhất lớp nhưng luôn ở top đầu, đạt giải này giải nọ ở tỉnh. Thậm chí cũng mang chuông đi đánh xứ người, bon chen thi này nọ ở cấp Quốc gia hay các chương trình cọ sát cho học sinh toàn quốc.

12 năm đi học hầu như không gặp thất bại lớn nên khi thi đỗ vào đại học Ngoại Thương với số điểm khá cao thì mình rất tự tin vào cách làm của mình. Và chính sự tự tin, thậm chí là kiêu ngạo đó là nguồn gốc cho thất bại lớn đầu tiên của cuộc đời mình. Lần đầu tiên trong đời rơi vào top cuối bảng trong lớp và bị khủng hoảng tại sao mình chăm chỉ như vậy mà kết quả lại kém như vậy? Vậy bây giờ phải làm gì?

Vòng xoáy quái ác và sự khủng hoảng tâm lý

Nhưng thực tế không phải như vậy. Có thể trong một câu, một đoạn văn mình biết hết tất cả các từ, tất cả các ngữ pháp trong đó nhưng não không hình thành liên kết giữa những từ đó. Vì thế có cho nghe đi nghe lại cũng không hiểu gì, thậm chí cho nhìn chữ cũng phải rất lâu mới luận được người ta muốn nói gì. Và đó là thực tế của mình. Khi chỉ cố gắng nhớ những từ rời rạc, những cấu trúc ngữ pháp rời rạc thì khả năng nhớ rất hạn chế. Học trước quên sau và đương nhiên khi vào phòng thi thì không nghe được bài thi nghe. Khi luận ra được bài thi đọc hiểu nói gì thì đã hết giờ. Và kết quả thì không nói mọi người cũng biết nó tồi tệ như thế nào.

Điểm chết thứ 2 là kết quả càng tồi tệ thì mình càng đâm đầu vào học, thức rất khuya để học. Nhưng hậu quả là sang hôm sau lên lớp rất buồn ngủ, đặc biệt vì không nghe được nên cũng hầu như không hiểu cô giáo nói gì. Kết quả là cơn buồn ngủ đến càng nhanh và khoảng cách giữa hiểu biết của mình và nội dung bài giảng càng xa. Đúng là dù học tiếng Nhật nhiều nhưng bản thân mình không thấy hiệu quả.

Khi đó năm đầu tiên ở Ngoại Thương thì trọng số môn tiếng Nhật rất cao. Cộng với sự bảo thủ trong cách học ở trên dẫn đến kết quả các môn khác của mình cũng không tốt. Và khi tổng kết cuối kỳ thì lần đầu tiên trong đời mình nhận kết quả thuộc nhóm tồi tệ nhất lớp.

Rất cố gắng, đã làm hết cách theo trí tưởng tượng của mình nhưng kết quả thì không thể tồi tệ hơn. Mình lâm vào một cuộc khủng hoảng thực sự. Không biết tiếp theo phải làm gì, chẳng nhẽ lại bỏ học thi lại vào trường khác…Rất nhiều câu hỏi đã nảy ra trong đầu.

Hãy download file PDF đầy đủ cộng với 2TIPS học tiếng NHẬT (không có trong bài viết) của chị

Kinh nghiệm tự học tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp

Đúng lúc rơi vào khủng hoảng như vậy thì không biết may mắn thế nào mà một bạn học giỏi nhất lớp tự nhiên lại chơi với mình. Bạn đó đi học gì ở đâu thì cũng rủ mình đi theo. Do sự bảo thủ nặng nề trong đầu nên ban đầu mình nghĩ những việc bạn đó học và làm không đúng. Mình không muốn mất thời gian đi theo. Tuy nhiên, sau khi kết quả của mình quá thảm bại, trong khi bạn đó đạt được kết quả cao nhất nhì lớp thì mình đã đi theo. Và cuộc đời mình đã thay đổi từ đây.

Đến thư viện học và đặt các mục tiêu nhỏ định lượng được

Như đã nói ở trên suốt một kỳ đầu mình chủ yếu ngồi ở nhà, chăm chăm vào quyển sách giáo khoa. Kết quả là cứ tưởng mình đã học nhiều lắm rồi nhưng thực ra lượng thông tin ghi nhớ trong đầu được rất ít. Và đương nhiên cũng không có ai hay cái gì để so sánh cả. Hậu quả là tưởng mình làm tốt rồi nhưng thực ra thua xa các bạn khác. Dù có tự học tiếng Nhật bằng cách đó thì kết quả vẫn rất tệ.

Ngày đầu tiên mình lên thư viện thì cực kỳ bất ngờ vì gặp quá nhiều bạn cùng lớp đang ngồi học trên thư viện và đều là các bạn top đầu. Khủng khiếp hơn là các bạn học rất nhiều giáo trình mình chưa nhìn thấy lần nào và đã tiến rất xa, xa hơn cả nội dung đang học ở trường.

Ngặt một nỗi như đã nói ở trên thì buổi sáng mình rất buồn ngủ và thường dậy muộn. Khi mình lên được đến VJCC thì hầu hết các bạn đã ngồi học từ bao giờ, mình đành lủi thủi đi tìm sách học.

Cảm thấy quá xấu hổ và hiểu được nếu mình không cố gắng để chạy nhanh hơn họ thì khoảng cách giữa mình và họ càng xa. Tại thời điểm đó thì khoảng cách của mình và các bạn đó xa đến nỗi mình không nghĩ đến việc đạt được bằng các bạn đó. Vì vậy mình chỉ dám đặt ra những mục tiêu nhỏ nhỏ và nhìn thấy được. Cụ thể là:

Phải bỏ được bệnh ngủ muộn để đến được thư viện sớm hơn và đều đặn tất cả các ngày như các bạn ý.

Mỗi ngày phải học được hết một bài mới được về.

Sau này mới biết chính những mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện đó sẽ tạo thành thói quen và khi tích tụ đủ về lượng thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.

Không học từ mới bằng cách đọc viết mà học bằng nghe.

Về cách học thì việc đầu tiên mình thay đổi đấy là chuyển sang nghe. Khi đó chưa hiểu được việc thông qua nghe (và đọc) thì sẽ làm cho não hình thành các liên kết giữa các điểm (từ vựng) trong đầu. Các liên kết đó sẽ sâu dần và tạo thuận lợi cho việc ghi nhớ các điểm mới. Mà chỉ làm điên cuồng theo chỉ dẫn của bạn.

Khi đó mình không nhớ gì cả, trong khi các bạn khác đã bắt đầu nghe những thứ cao siêu như hội thoại dài, hay các bài văn ngắn thì mình phải bỏ qua sự xấu hổ để nghe từng…chữ cái một. Tức là nghe băng xem người ta nói chữ cái gì và viết ra được đúng chữ cái đấy. Sau đó nghe từng từ một. Nghe một từ, dừng lại viết ra được từ đấy được ghép bởi những chữ cái nào.

Cao hơn nữa là nghe từng câu, nghe mỗi câu ngắn xong thì dừng lại và viết đủ các từ xuất hiện trong câu đó. Nghe tưởng chừng như rất dễ nhưng để làm được như vậy mình đã phải kiên trì mất vài tháng và nó thành cái nền cho mình nghe các bài khó sau này.

Sau này nhìn lại thì việc dành thời gian cho kỹ năng này đã giúp cho tiếng Nhật ngấm vào người và việc ôn thi 2kyu, 1kyu (bây giờ là N2, N1) của mình nhàn đi rất nhiều.

Tuy nhiên, mình đã không hài lòng với kết quả này mà đặt ra mục tiêu cao hơn là phải lên được top đầu và giành học bổng đi Nhật.

Hãy download file PDF đầy đủ cộng với 2TIPS học tiếng NHẬT của chị Hạnh (không có trong bài viết) ở đây.

KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG NHẬT Ở TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Tự học tiếng Nhật: chăm chỉ rèn luyện

Hàng năm, các trường có khoa tiếng Nhật sẽ tiến cử 10 bạn có thành tích tốt nhất lên Đại Sứ Quán Nhật bản (ĐSQ) tại Việt Nam thi một kỳ thi tiếng Nhật. Dựa vào kết quả kỳ thi và phỏng vấn đó thì ĐSQ sẽ chọn khoảng 10 bạn sang Nhật du học một năm. Như vậy, để dành được học bổng thì phải học giỏi đồng đều các môn để rơi vào nhóm có thành tích tốt nhất. Đồng thời vẫn phải giỏi tiếng Nhật để vượt qua kỳ thi của ĐSQ.

Như mình có nói ở trên, cũng như tiếng Nhật thì thành tích kỳ đầu của mình ở các môn khác cũng rất kém. Bài toán của mình là thời gian cũng giống các bạn khác nhưng mình vừa phải tiếp tục cải thiện tiếng Nhật để lên được top đầu vừa phải học làm sao cho các môn khác có thành tích tốt. Tức là so với các bạn đang ở top đầu rồi thì quãng đường mình phải đi sẽ dài gấp đôi hoặc gấp ba, gấp bốn. Vậy mình buộc phải tìm cách đi nhanh hơn!

Tự học tiếng Nhật thì về phương pháp thì hầu như không có gì thay đổi so với giai đoạn sơ cấp. Tức là, thay vì ghi nhớ các điểm rời rạc thì tập trung vào nghe và đọc để hiểu nội dung người ta muốn nói điều gì. Khi hiểu người ta muốn nói điều gì thì sẽ tự nhiên hình thành tư duy bằng tiếng Nhật và rất dễ dàng nhớ các từ mới khác. Việc mở rộng sang nhiều nội dung, nhiều cách nói sẽ làm phong phú vốn từ và vốn ngữ pháp lên.

Tuy nhiên, bài thi tiếng Nhật thường dài và rất dài và rất nhiều người không làm hết được bài thi. Để tăng tốc được tốc độ làm bài thì trước khi thì 3kyu và 2kyu thì mình đã lên thư viện để làm hết tất cả bộ đề thi từ trước đến năm mình thi. Khi đã quá quen với kiểu ra đề của họ thì chỉ cần đọc qua, nghe qua đề là đã hiểu dụng ý của người ra đề rồi, không mất quá nhiều thời gian để nghĩ nữa.

Lớp học áp lực

Một người nữa mình cũng rất cảm ơn là thầy Higuchi ở trung tâm luyện thi Eikoh. Không biết bây giờ thầy còn ở Hà Nội không? Ngày xưa thì thầy này nổi tiếng với lượng thông tin trong một bài giảng, lượng bài tập về nhà…cực nhiều và cực kỳ nghiêm khắc đến mức…thô lỗ (Tức lên có thể nói to bắn cả nước bọt vào mặt học sinh…).

Chính vì sự quá khắc nghiệt như vậy mà lớp học có tỷ lệ rơi rụng rất nhiều. Tỷ lệ những bạn chịu đựng được yêu cầu cao về việc học ở nhà, làm bài tập và nghiêm túc trong giờ học không nhiều nhưng đã trụ lại được đến hết khoá học thì đều đỗ điểm cao.

Bây giờ nhìn lại, có lẽ những kiến thức thầy đã dạy không vào đầu mình quá nhiều. Nhưng chính áp lực của việc phải tự học và làm bài tập đã giúp mình vượt qua ngưỡng trung bình và lên được nhóm top trong lớp.

Không làm gì ngoài mục tiêu dành được học bổng đi Nhật. Và trời đã không phụ lòng người.

Nhưng được học bổng đi Nhật không phải là cái đích mà nó mới chỉ mở ra một chặng đường đầy khó khăn khác.

KINH NGHIỆM TỰ HỌC TIẾNG NHẬT Ở TRÌNH ĐỘ CAO CẤP VÀ ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ

Khó khăn khi giao tiếp với khách hàng

Ngôn ngữ chính là một trong những khó khăn mà mọi người gặp phải khi làm việc trong môi trường của người Nhật. Mặc dù khi đi du học, mình đã rất cố gắng tham gia vào nhiều hoạt động xã hội để cải thiện khả năng nghe nói. Đương nhiên, với những hội thoại hàng ngày mình có thể nói được nhưng khi giao tiếp với khách hàng thật thì bài toán lại khác hẳn.

Khi đã làm sales thì không khách hàng nào coi mình là người cần được ưu tiên để nói chậm rãi, dễ hiểu cả. Khi đã nhận vai trò đi sales thì vị thế của mình là cần thuyết phục được khách theo ý của mình. Vì vậy họ sẽ nói nhanh, nói ẩn ý như với một sales người Nhật bình thường. Họ không có một chút ưu tiên nào cho người nước ngoài cả.

Khó khăn đầu tiên khi bước vào lĩnh vực sales cho IT là mình không hiểu khách hàng nói cái gì cả. Không phải do trình độ tiếng Nhật kém nên không nghe thấy khách phát âm chữ gì. Mà là có thể nghe khách phát âm chữ gì, nhưng không hiểu ý nghĩa của các từ đó. Nên mình không hiểu nội dung mà khách muốn nói.

Đây cũng là vấn đề gặp phải của rất nhiều bạn mới ra trường đi làm và gặp khủng hoảng. Các bạn mất tự tin vào bản thân. Các bạn “nương bóng” những người đi trước, không dám nhận trách nhiệm và mãi không tự lập được. Và mình là người bị cả hai sai lầm này.

Mình đã rất mất tự tin, đi họp không dám đi một mình. Đi cùng các anh chị lớn hơn thì câm như hến và không có ý kiến của mình. Càng như vậy thì mình càng không phát triển được, càng nhút nhát và không có đóng góp gì đáng kể cho công ty.

Đương nhiên, một công ty không trả lương cao, không giao việc lớn dựa vào việc anh thông minh ra sao, hay có thành tích học tập tốt như thế nào mà là anh làm được gì? Anh mang lại được giá trị gì cho công ty? Không phải nói mọi người cũng hiểu, mình rất mờ nhạt trong công ty.

Giải quyết vấn đề

Nhưng cũng giống như sự khủng hoảng ở kỳ đầu đại học. Chính sự thật thà và lắng nghe kinh nghiệm của người giỏi hơn đã giúp mình. Mình đang gặp 2 bài toán:

Không hiểu khách nói gì vì không hiểu nội dung của cuộc nói chuyện.

Không biết cách trình bày ý kiến của mình sao cho gẫy gọn.

Không hiểu khách nói chuyện

Về bài toán 1 thì mình đã đi học và thi một chứng chỉ của Nhật về IT. Học Ngoại thương, không biết một chút gì về IT nhưng lại đi thi chứng chỉ của Nhật về IT. Việc này nghe hơi …điên rồ và cần một sự dũng cảm nho nhỏ.

Nhưng sau này mình thấy việc làm ở Nhật thì nhất thiết cần thi chứng chỉ thuộc ngành mình làm bằng tiếng Nhật. Lý do là thống nhất cách làm, cách suy nghĩ thông qua cơ chế chứng chỉ ở Nhật rất phát triển và có phân chia level rõ ràng ở tất cả các ngành.

Những ai chưa biết thì thi chứng chỉ dễ và được phép làm những việc đơn giản. Giỏi hơn rồi, có kinh nghiệm hơn thì thi dần lên các chứng chỉ cao hơn.

Hầu như tất cả các ngành ở Nhật đều được hệ thống hoá kiến thức và kinh nghiệm thông qua hệ thống chứng chỉ, nên một người dù học trái ngành vẫn có thể làm việc được tốt. Mặt khác, cách trình bày trong các sách hướng dẫn rất chi tiết, dễ hiểu khiến ai cũng có thể học được.

Ở Việt Nam một người làm lập trình viên thì ít nhiều cũng phải học đại học, cao đẳng. Nhưng mình biết ở Nhật có những anh học xong cấp 3, cảm thấy chán cuộc sống không đi học tiếp mà đi bán bánh McDonald. Vài năm sau anh ý có thể tự học để lập trình được trong một công ty IT đàng hoàng.

Mình nói như vậy để các bạn dù học trái ngành nhưng vẫn đủ tự tin để đi học và thi các chứng chỉ của Nhật, biến mình thành chuyên gia của một lĩnh vực nào đó.

K hông biết cách trình bày ý kiến

Bài toán thứ 2 làm sao nói chuyện cho gẫy gọn và thuyết phục được khách hàng theo ý của mình. Sales ở Việt Nam thì mọi người hay hình dung là nhân viên tiếp thị đon đả ra nói chuyện với khách, khen ngợi sản phẩm của mình tốt, đẹp, rẻ… Nhưng làm sales trong lĩnh vực IT ở Nhật thì hơi khác một chút. Cụ thể là proposal sales. Tức là phải hiểu được vấn đề của khách và đề xuất được giải pháp để giải quyết nó. Như vậy, ở đây mình có 2 bài toán nhỏ.

Hiểu được bài toán của khách và tìm ra giải pháp.

Trình bày được giải pháp sao cho đơn giản, dễ hiểu và khách thấy phù hợp.

Sau khi lắng nghe khách đưa ra rất nhiều khó khăn thì cần xác định được luồng công việc của khách, các vấn đề cần tháo gỡ. Từ đó tìm giải pháp cho từng điểm một.

Khi nhận được dự án rồi thì cũng vậy. Không phải khách nói sao thì cố gắng ghi ghi chép chép rồi dịch nguyên như vậy cho đội dự án ở nhà. Cần hình dung, phân chia lại để trình bày sao cho đội dự án thấy đơn giản và rõ ràng nhất.

Về bài toán b) làm sao để tự tin nói trước khách hàng và nói một cách dễ hiểu, khách hàng thấy phù hợp. Mình đã tham gia câu lạc bộ Toast Master ( http://www.district76.org/ja/ ). Toast Master xuất hiện ở Mỹ, là câu lạc bộ dành cho những người đi làm (tối thiểu phải là sinh viên) đến để luyện tập presentation.

Do đã phát triển được khoảng hơn 90 năm nên họ đã hoàn thiện giáo trình để những người tham gia đọc và làm theo để cải thiện khả năng trình bày của mình. Mọi người tham gia sẽ phải tự học, chỉ có người góp ý, khen và chê. Không có người dạy nên tốc độ phát triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người.

Hiện tại trên khắp nước Nhật có khoảng trên dưới 100 câu lạc bộ như vậy. Vì thế, dù ở đâu trên khắp nước Nhật thì bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ như vậy với người Nhật.

Theo kinh nghiệm của mình, nếu không bỏ cuộc giữa chừng thì tất cả mọi người đều tiến bộ rất nhanh. Không chỉ presentation tốt hơn mà cách nói chuyện hàng ngày cũng gẫy gọn và thuyết phục hơn rất nhiều.

Hãy download file PDF đầy đủ cộng với 2TIPS học tiếng NHẬT của chị Hạnh (không có trong bài viết) ở đây.

TIẾNG NHẬT RẤT GIỎI KHÔNG QUYẾT ĐỊNH KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

Tự ti vì tiếng Nhật không bằng người bản địa

Sau khi đạt đến trình độ đủ dùng, tức là có thể nói những gì mình muốn nói thì mình vẫn đau đáu một nỗi lòng. Tiếng Nhật của mình phát âm không hay, giọng không chuẩn như người bản ngữ. Và mình đã nỗ lực bắt chước nhưng không thành công.

Khách hàng và đồng nghiệp người Nhật xung quanh mình chủ yếu là nam. Mình nói chuyện hay viết thư cũng bị ảnh hưởng từ họ. Cách nói chuyện hay viết thư của mình không mềm mại như con gái Nhật, mà giống một người con trai Nhật hơn.

Lúc đó mình đã rất ghen tị với một số bạn người nước ngoài nhưng có thể nói chuyện như native. Thậm chí mình đã cố gắng bắt chước nhưng không thành công.

Lời khuyên của giáo viên

Tuy nhiên, chợt nhớ lại lời mắng của một cô giáo ở Ngoại Thương khi thấy tình trạng sinh viên Ngoại thương quá tập trung vào việc học tiếng. Cô mắng là: “tại sao các em lại nghĩ tiêu chuẩn giỏi hay kém là trình độ ngoại ngữ tốt hay không? Đúng là ngoại ngữ là một công cụ quan trọng nhưng nó chỉ là một công cụ thôi. Và nó không phải tất cả.

Nói đơn giản, một người ăn xin bản địa ở Anh chắc chắn tiếng Anh tốt hơn một bạn nước ngoài tốt nghiệp bằng ưu đại học ở Anh. Không lẽ người ăn xin bản địa đó làm việc tốt hơn tất cả các bạn người nước ngoài tốt nghiệp bằng ưu? Chắc chắn không phải như vậy. Ngoại ngữ là công cụ còn việc sử dụng nó và các công cụ khác như thế nào thì mới mang lại giá trị cho các em.”

Vì thế, mình đã bỏ qua được mặc cảm không nói được hay như native, mà tập trung vào việc mình có thể đề xuất cái gì cho khách? Mình có thể mang lại giá trị gì cho họ? Đấy mới là giá trị của mình. Nói hay như native là một lợi thế nhưng nếu không thể làm được thì không nhất thiết phải buồn phiền. Mình có thể tăng giá trị của mình ở những điểm khác.

Mình không phải là một người quá thành công và trước mặt mình còn rất nhiều những vấn đề và khiếm khuyết cần giải quyết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì cứ mỗi lần thay đổi môi trường thì mình đều gặp thất bại. Và mình cũng đã gặp rất nhiều bạn gặp thất bại giống mình. Từ sự đi lên của bản thân thì mình tin vào một điều. Có thể một người đang gặp thất bại của ngày hôm nay nhưng nếu thay đổi cách suy nghĩ, cách làm và nỗ lực đến cùng thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.

Đấy là lý do mình viết lại những thất bại của mình và chia sẻ cách mình đã vượt qua nó. Hi vọng kinh nghiệm của mình có thể giúp ích được cho ai đó.

Tôi Đã Tự Học Tiếng Nhật Như Thế Nào (Trình Độ N5, N4) – Trong Series Chia Sẻ Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Nhật Từ N5 Đến N1

 Thực tế, trước khi mình quyết định tự học tiếng Nhật, mình đã học qua từ bài 1 đến bài 5 ở trường theo sách Minna no Nihongo. Theo mình, khi đang ở bước bập bẹ tập nói ngoại ngữ thì một trong những điều quan trọng là vấn đề phát âm, bởi đó là điều kiện đầu tiên để gây thiện cảm với người bản ngữ. Thế nhưng mình đã bị thất vọng tập đầu khi mà giáo viên của mình phát âm nghe rất khác so với băng, với cách nói “desu” thành “đệt”… Điều đó làm mình suy nghĩ, mất công đi học mà lại học sai thì thôi tự học vẫn hơn. Bởi vẫn còn đang trong giai đoạn tập phát âm mà lại luyện sai thì e rằng sau này quen rồi, khó có thể sửa cho chuẩn được, nên mình quyết định thôi học tiếng Nhật.

Chọn sách gì

 Với những người học tiếng Nhật, chắc chắc ai cũng biết đến 2 quyển Minna no Nihongo, quyển I tương đương trình độ N5, quyển II tương đương trình độ N4. Mình cũng đã tham khảo các giáo trình trên mạng nhưng để tránh việc học tràn lan, mình đã chọn giáo trình này bởi vì đây là giáo trình tiếng Nhật sơ cấp phổ biến nhất, được thiết kế trọn bộ với đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Mình đã mua gần như trọn bộ bao gồm:

Quyển chính Minna no Nihongo (本冊)

Giải thích từ vựng và ngữ pháp (翻訳・文法解説ベトナム語版)

Quyển nghe (聴解タスク25)

Sách bài tập (標準問題集)

Luyện tập ngữ pháp (文型練習帳)

Sách tập đọc (初級で読めるトピック25)

Tập làm văn (やさしい作文 ).

Bước chuẩn bị

 Theo mình, quá trình học một bài Minna chuẩn là:

Học từ vựng

Ngữ pháp

Quyển chính (đã bao gồm mẫu câu cơ bản, hội thoại, bài tập và phần nghe)

Làm bài tập nâng cao (標準問題集)

Luyện nghe nâng cao (聴解タスク25)

Tập đọc (初級で読めるトピック25) và tập viết (やさしい作文 ).

 Tuy nhiên, nếu học hết tất cả các bước này thì mất rất nhiều thời gian, không biết bao giờ mới học xong được 2 cuốn này mất. Vì vậy, mình xác định rõ ngay từ đầu là:

Không học các từ vựng mà mình cảm thấy khả năng sử dụng chúng không cao. Ví dụ: máy đánh chữ, tên các nước không hay dùng…

Chỉ làm bài tập nâng cao với những bài học khó, những bài mà học xong quyển chính vẫn chưa hiểu lắm.

Luyện nghe bằng cách tắm ngôn ngữ để tiết kiệm thời gian: Copy sẵn file nghe quyển chính về điện thoại để có thể tranh thủ nghe mọi lúc mọi nơi như trên xe oto, nấu ăn…

Bảng chữ cái với bộ flash card

 Bây giờ thì mình đã sẵn sàng tự học. Trước hết hãy bắt đầu với 2 bảng chữ cái. Tự chuẩn bị sẵn một bộ thẻ chữ Hiragana, một bộ Katakana để làm quen với chúng bằng đôi mắt. Không nhất thiết phải thuộc làu 100% mới có thể bắt đầu học bài số 1 được, chỉ cần thuộc khoảng 70% là tốt lắm rồi. Vì trong quá trình học lên, mình sẽ lại phải gặp chúng hằng ngày nên những chữ chưa thuộc rồi cũng sẽ tự chui vào đầu mình thôi.

Hãy trở thành con vẹt

 Bước tiếp theo, hãy trở thành con vẹt học ngoại ngữ. Vì mình muốn phát âm chuẩn nhất có thể, nên mình đã phải nghe thật kỹ trong băng xem chữ cái đó, từ đó, câu đó được người Nhật phát âm như thế nào rồi bắt chước, nhớ là hãy đọc to thành tiếng để miệng mình và tai mình cũng làm quen với tiếng Nhật luôn. Lưu ý, tiếng Nhật tuy không có dấu nhưng lại có trọng âm, trường âm, nối âm, lên giọng và xuống giọng, thậm chí đặt từ trong hoàn cảnh của cả câu cũng có thể phát âm khác đi. 

 Điều này khá quan trọng vì nhiều bạn đã từng học từ đó hoặc câu đó rồi, nhưng khi nghe băng hoặc nghe người Nhật nói chuyện, lại không nghe được. Còn mình, vì mình đã để ý khá kỹ những vấn đề nêu trên ngay khi học tiếng Nhật nên khi chuyển sang nghe nâng cao, mình vẫn có thể nhanh chóng bắt được những từ đã học.

Học combo, không nên học từ riêng lẻ

 Tiếp đến, hãy học từ trong bối cảnh của câu. Nghĩa là tự đặt câu ví dụ với từ mình vừa học để tăng cường trí nhớ. Vì nhiều từ trong tiếng Nhật có cách dùng khác biệt, nếu dịch word-by-word từ tiếng Việt sang, chắc chắn sẽ bị sai.

 Ví dụ: từ “みます” trong bài 26 với nghĩa là “khám”, nhưng nếu muốn nói là “đi khám bác sỹ” thì phải là “お医者さんにみてもらう”, nên phải nhớ cả cụm và sau đó ứng dụng cả cụm này để đặt câu, để làm quen với cách dùng từ.

Học ngữ pháp cơ bản

 Nhiều người cho rằng, ngoại ngữ chỉ là công cụ giao tiếp, học chắc ngữ pháp làm gì, chỉ cần nói được là được. Điều này mình không phủ nhận. Nhưng với mình, ngữ pháp là nền móng cho những kiến thức cao hơn bởi ngữ pháp tiếng Nhật và tiếng Việt rất khác nhau, không phải cứ ghép từ với từ là ra một câu được, rất dễ nói một đằng nghe một nẻo. Hơn nữa, đây là bước đệm, là nền móng để nói giỏi hoặc học cao hơn. Bạn đã thấy có tòa nhà cao tầng nào mà nền móng không vững chắc chưa? Vì vậy, với những ai định học tiếp lên N3, N2 thậm chí N1 thì nên xây nền móng cho chắc chắn. Một khi bạn đã nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản rồi, lúc đó chỉ cần thay đổi từ vựng thôi là có một câu hoàn chỉnh rồi phải không nào?

(Lưu ý: Đây là lời khuyên dành cho trình độ N5 N4 thôi, còn sang trình độ N3 N2 thì mình áp dụng phương pháp khác)

Tham khảo web dạy học tiếng Nhật online

Luyện nói với thể masu

 Hãy luyện nghe thể thông thường cho quen tai nhưng luyện nói bằng thể masu. Vì thể thông thường là cách nói suồng sã còn thể masu là cách nói lịch sự. Có thể bạn sẽ thắc mắc vì sao? Trong khi bạn thường xuyên nghe thấy người Nhật dùng thể thông thường để nói chuyện với nhau. Nhưng bạn hãy nhìn xung quanh mình xem, bạn bè xung quanh toàn người Việt Nam, nếu mình nói chuyện với họ thì mình dùng tiếng Việt luôn chứ chả nói tiếng Nhật làm gì, còn những người Nhật mà mình quen thì hoặc là người mình chưa gặp bao giờ, hoặc là những người có vị trí cao hơn mình, lớn tuổi hơn mình nên mình cũng không thể suồng sã với họ. Hơn nữa thể masu khiến mình trở nên lịch sự hơn, vậy thì tội gì không dùng thể masu. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm của mình vì thực tế rất nhiều bạn thích dùng thể thông thường hơn vì tính ngắn gọn và sự thân thiết giữa người nói và người nghe.

Ghi chép mọi lúc mọi nơi

Tập đọc và tập viết thường xuyên

 Tập đọc cũng là một cách hữu hiệu để tăng từ vựng cho bản thân. Ngoài ra, tập đọc thành tiếng còn giúp ích trong việc luyện nói. Nếu ngay cả đọc còn lắp bắp, đọc không xong thì sao có thể nói trôi chảy được đúng không nào.

Về Kanji

 Tuy mình không phải đầu tư nhiều thời gian để học Kanji nhưng mình cũng là dân tiếng Trung nên biết cách học như nào cho hiệu quả. Mình có 2 lời khuyên như sau:

 1) Không cần cố nhớ hết các chữ Kanji trong bài, học chọn lọc những chữ dễ, chữ nào khó quá bỏ qua, học bằng mắt để nhận diện chữ. Vì bây giờ mọi người sử dụng điện thoại và máy tính nhiều, nếu không biết viết thì bỏ điện thoại ra tra rồi viết theo, cũng may là JLPT không thi viết 😊. Mình vẫn gặp những người Nhật quên cách viết của một số Kanji vì thời buổi này không cần phải viết tay nhiều. Vậy đó, người Nhật còn quên, huống hồ mình là người nước ngoài. Theo mình, tự chuẩn bị bộ flashcard để nhận diện mặt chữ, và cuốn Kanji look and learn để tập viết những chữ dễ hoặc cần thiết.

 2) Nhưng nếu bạn nhất quyết muốn học viết Kanji thì nên học theo bộ thủ. Theo mình đây là cách học Kanji hay nhất, mình cũng áp dụng cách này khi dạy Kanji. Vì mỗi bộ thủ đều có ý nghĩa riêng của nó, hơn nữa Kanji thường dùng cũng có giới hạn. Nhưng mới ở trình độ N5 N4 thì cũng không yêu cầu học nhiều Kanji, vì vậy nên tập trung vào những chữ ít nét trước. Khuyến khích đọc nhiều để luyện mắt quen với Kanji.

Chim chích (丿) mà đậu cành tre (亻)Thập (十) trên tứ (四) dưới nhất (一) đè lên tâm (心)

Đố các bạn biết đấy là chữ gì?

(đáp án: 徳)

➡ Đúc kết lại kinh nghiệm của mình thì, việc tận dụng đặc điểm chữ tượng hình, kết hợp với việc học qua bộ thủ và phương pháp chiết tự rất hiệu quả. Mình sẽ hướng dẫn cách học ở một bài viết khác.

Tận dụng âm Hán Việt

 Mọi người hay thắc mắc có nên học theo âm On và âm Kun không, câu trả lời theo quan điểm của riêng mình là CÓ, dù nhiều bạn không cần học theo cách này cũng vẫn nói giỏi như thường. Nhưng bạn có biết, trong tiếng Việt có tới 70% là âm Hán Việt? Điều này mình nghĩ là thực sự giúp ích khi bạn học tiếng Nhật, bởi tiếng Nhật cũng có một kho từ vựng có nguồn gốc từ âm Hán, mà mọi người vẫn hay gọi là âm On. Mình xin lấy ví dụ thông qua trò chơi nối chữ bắt đầu bằng chữ “An” như sau:

安全 (an zen/an toàn)  ➡ 全面 (zen men/toàn diện) ➡ 面積 (men seki/ diện tích)…

 Như vậy, khi học chữ Kanji, hãy để ý âm Hán Việt của chữ đó là gì, rồi ghép với chữ có âm Hán Việt khác, đảm bảo từ vựng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, rất hữu ích trong giao tiếp. Mình đã áp dụng thành công khi vừa thi vấn đáp môn Triết ở lớp cao học xong, thì cô người Nhật tò mò: thầy đã hỏi gì trong môn thi Triết học? =)) Đang loay hoay không biết trả lời như thế nào thì mình quyết định ghép bừa các âm Hán với nhau mà không may lại trúng. =)) Ví dụ:

世 (SE / THẾ) + 界 (KAI / GIỚI) + 観 (KAN / QUAN)唯 (YUI / DUY) + 物 (BUTSU / VẬT)唯 (YUI / DUY) + 心 (SHIN / TÂM)

Chi tiết đọc bài: Tận dụng âm Hán Nhật và âm Hán Việt

Luyện nói một mình?

➡Xem tiếp bài Tôi đã tự học tiếng Nhật như thế nào (N3, N2)

Kinh Nghiệm Thi Đỗ Jlpt N2 Trong 1 Năm Tự Học Tiếng Nhật

Xác định mục tiêu

Đầu tiên mình xin chia sẻ cơ duyên dẫn dắt mình đến với việc học tiếng Nhật vì vốn dĩ mình có niềm yêu thích đặc biệt với văn hóa Nhật Bản. Có lẽ là từ lúc theo dõi bộ phim Osin nổi tiếng của Nhật, mình thật sự ngưỡng mộ nhân vật Osin, và đã lấy đó làm hình mẫu lý tưởng để mình noi gương học tập. Sau đó, mình bắt đầu tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản từ áo kimono, shushi, Maiko-Geisha,…cho đến đọc truyện manga, nghe nhạc Nhật…Con đường dẫn dắt mình đến với tiếng Nhật chỉ đơn giản như vậy thôi. Hơn nữa mình cũng xác định rằng, việc học và trang bị thêm một ngoại ngữ sẽ mở ra cho mình thêm nhiều cơ hội trong tương lai. Theo mình thì việc xác định mục tiêu như là kim chỉ nam cho chúng ta trong mọi điều của cuộc sống. Đó cũng là động lực để chúng ta bước tiếp khi gặp khó khăn trên hành trình chinh phục một ngôn ngữ. Đơn giản là khi chúng ta làm gì thì cũng phải xuất phát từ sự yêu thích và đam mê phải không các bạn. Lan man nãy giờ rồi, giờ thì mình xin đi thẳng vào chia sẻ những “bí kíp” cho các bạn!

Trước khi học tiếng Nhật hãy xác định mục tiêu của bạn

Học ngữ pháp

Lúc mới học tiếng Nhật, mình hay lên trên mạng để tham khảo tài liệu, tìm sách học tiếng Nhật. Nhưng mà các bạn cũng biết là khi lên đó thì lại có quá nhiều đến nỗi mình không biết lựa sách nào để học. Hơn nữa, mình thấy những sách dạy ngữ pháp đó thật sự không hiệu quả với một đứa “não cá vàng” như mình, bởi mình chúa ghét việc học thuộc lòng, ghi nhớ theo một trình tự nào đó. Thay vì vậy, mình chọn học ngữ pháp tiếng Nhật qua trang chúng tôi Trang này lúc đầu nó sẽ cho bạn 1 tuần học miễn phí, sau đó thì sẽ tính phí 25$/1 tháng. Ngoài ra, có một phần mềm học tiếng Nhật nổi tiếng mà các bạn có thể tham khảo đó là Rosetta Stones. Phần mềm này các bạn có thể dowload ở trên mạng hoàn toàn miễn phí. Ưu điểm của phần mềm này là lặp lại một cấu trúc nhiều lần nên giúp các bạn khắc sâu việc ghi nhớ hơn. Tuy nhiên nó lại không giải thích cụ thể nên khi gặp một cấu trúc phức tạp sẽ khiến bạn hơi rối. Chưa kể phần mềm này đọc rất chậm nên khi muốn luyện nghe nhanh cũng không được. Hoàn thành được 3 level đầu là các bạn có thể tự tin để thi JLPT N4 được rồi đấy. Đối với mình thì mất gần 7 tháng để đạt được trình độ tiếng Nhật này.

Kinh nghiệm học Kanji

Kinh nghiệm học Kanji hiệu quả

Luyện đọc tiếng Nhật

Khi nào bạn ghi nhớ khoảng 2.000 từ Kanji, cũng như nắm khá vững ngữ pháp thì bạn hoàn toàn có cơ sở để tập đọc những câu chuyện ngắn, sau đó đến tiểu thuyết bằng tiếng Nhật. Bạn nên dùng từ điển Rikaichan để tra từ trong lúc đọc trên trình duyệt Firefox. Chỉ cần di chuyển chuột đến từng từ tiếng Nhật thì nghĩa sẽ hiện lên. Chỉ cần kiên trì luyện đọc trong một thời gian thì trình ngữ pháp cũng như khả năng đọc hiểu của các bạn sẽ lên rất nhanh đấy. Với mình thì chỉ cày cuốc tiểu thuyết trong 5 tháng và đã thi đỗ N2 chỉ sau hơn một năm tự học tiếng Nhật.

Kinh Nghiệm Học Tiếng Nhật N2 Hiệu Quả Nhất

1. Kinh nghiệm học tiếng Nhật N2 hiệu quả nhất: Bí quyết khởi động

Giống như nhiều người học tiếng Nhật khác, Quỳnh Châu bắt đầu gặp gỡ tiếng Nhật cùng giáo trình Mina no Nihongo, học 50 bài trong vòng 7,5 tháng với cấp độ tiếng Nhật sơ cấp N5, N4 tại trung tâm Nhật Ngữ Hướng Minh. Quỳnh Châu chia sẻ thêm để học tiếng Nhật bạn sẽ phải đau đầu khi phải học thuộc lòng tới 3 bảng chữ cái: Hiragana, Katakana và Kanji. Trong đó Kanji là bảng chữ cái mà mọi người khốn khổ nhiều nhất vì nó. Vốn quen với bảng chữ cái alphabet, nên đây sẽ là trở ngại lớn cho người bắt đầu học nếu không có ý chí và sự quyết tâm cao như Quỳnh Châu. Sau thời gian đầu gặp khủng hoảng, gần như đã từ bỏ thì Quỳnh Châu được giảng viên chủ nhiệm lớp sơ cấp mình học tại Hướng Minh tâm sự và chia sẻ bí quyết học vô cùng thú vị, chẳng cần suốt ngày vùi đầu vào sách vở.

Quá trình khởi động bao giờ cũng là thời điểm vất vả và dễ từ bỏ nhất, được xem là giai đoạn cửa sổ nên việc tìm được phương pháp học phù hợp, tạo hứng thú là hết sức quan trọng. Để tránh nhàm chán, Quỳnh Châu kết hợp giữa việc ghi nhớ từ vựng cùng hình ảnh giúp cho hiệu quả tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra hằng ngày bạn còn làm quen với cách nghe nhạc Nhật trước khi đi ngủ việc này như ngấm vào não Châu khi nào không hay.

Sau khi vượt qua chướng ngại vật quan trọng quyết định của việc mình có nên học tiếng Nhật hay không thì mình đã lên cho bản thân một kế hoạch học đến cấp độ tiếng Nhật N2.

2. Kinh nghiệm học tiếng Nhật N2 hiệu quả nhất: Bí quyết vượt chướng ngại vật

Giai đoạn này thực sự có quá nhiều thử thách khi trước mắt bạn là bảng chữ cái Kanji, từ vựng và ngữ pháp.

Về từ vựng và bảng chữ cái Kanji: Quỳnh Châu sử dụng một số trang web dạy tiếng Nhật phổ biến hiện nay, tham khảo” 50 website hỗ trợ học tiếng Nhật ” vừa để tránh nhàm chán, vừa để tiện khi di chuyển có thể chủ động học trên điện thoại, không nhất thiết phải lúc nào cũng cầm theo.

3. Kinh nghiệm học tiếng Nhật N2 hiệu quả nhất: Bí quyết tăng tốc

Thời kỳ này hãy đảm bảo rằng bạn đang dốc toàn sức lực cho việc học. Mỗi ngày dành ra 2 tiếng đồng hồ học thật tập trung, không phân tán tư tưởng. Trong đó 1 tiếng học trong sách vở, nhớ lại các ngữ pháp, từ vựng đã học, 1 tiếng dành để học online và xem youtube.

Để có thể tăng lên cấp độ tiếng Nhật N3 lên tiếng Nhật N2 bạn nên luyện nghe thật nhiều thông qua các mẫu tin tức, thời sự ngắn tiếng Nhật. Sau khi kỹ năng nghe đã ổn, bạn nâng cao độ khó bằng cách xem phim, video ca nhạc tiếng Nhật, những thể loại này thường có tốc độ nhanh, đòi hỏi người học phải tư duy liên tục mới có thể bắt kịp. Điều này giúp người học tạo ra phản ứng vô điều kiện, khả năng nghe hiểu sẽ tăng lên đáng kể.

4. Kinh nghiệm học tiếng Nhật N2 hiệu quả nhất: Bí quyết về đích

Thực tế, bước này chỉ là tạo động lực cho người học để họ nhìn thấy thành quả của mình sau thời gian dài nỗ lực. Tuy nhiên, việc học là không giới hạn, ngoài việc chinh phục tiếng Nhật thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về văn hóa, con người nơi đây.

” Sự khác biệt tài năng là nhỏ, sự khác biệt về nỗ lực là lớn nhưng việc duy trì nỗ lực mới là điều quan trọng”.

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Nhật Từ Học Kém Nhất Lớp Lên N1 Và Hơn Thế Nữa trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!