Xem Nhiều 3/2023 #️ Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp # Top 10 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trải qua 14 năm phát triển, Khoa mỹ thuật công nghiệp đã khẳng định được uy tín và chất lượng đối với xã hội trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực các ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững của xã hội.

1. Hệ thống & bậc đào tạo

Khoa mỹ thuật công nghiệp (MTCN) thành lập ngày 03/09/2003. Từ khóa đầu tiên với số lượng 70 sinh viên nhập học, đến nay tổng số sinh viên đang theo học tại Khoa trên 1.000 sinh viên. Khoa MTCN hiện đào tạo 4 ngành bậc đại học:

Thiết kế đồ họa

Thiết kế nội thất

Thiết kế thời trang

Thiết kế công nghiệp

2. Đội ngũ chuyên môn: 

Tổng số: 33 người

Trong đó:

3 giáo sư, 2 giảng viên, 3 tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh, 14 thạc sĩ.

Giáo sư, chuyên gia nước ngoài: 6 người.

60% giảng viên là chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ người nước ngoài và người học – tốt nghiệp tại nước ngoài trong lĩnh vực nghệ thuật và mỹ thuật ứng dụng.

Một số chuyên gia tiêu biểu:

Giáo sư Rudolf SchäferĐại học nghệ thuật & thiết kế Halle (Cộng hòa liên bang Đức)

GS. Rudolf Schäfer đang giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Đại học nghệ thuật & thiết kế Halle. GS. Rudolf Schäfer đã phát hành 5 cuốn sách chuyên sâu về nhiếp ảnh; đã tổ chức 14 triển lãm cá nhân và 27 triển lãm nhóm tại Châu Âu; đã có 8 bảo tàng tại Châu Âu và Hoa Kỳ sưu tầm các tác phẩm của giáo sư. Thông tin về GS có thể tìm thấy ở trang: http://www. chúng tôi photography/personen/p/rudolf-schaefer/

Giáo sư Ulrich KlieberĐại học nghệ thuật & thiết kế Halle (Cộng hòa liên bang Đức)

GS. Ulrich Klieber – Nguyên hiệu trưởng Đại học nghệ thuật & thiết kế Halle (Cộng hòa liên bang Đức); hiện đang giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác tại Đức, Luxembourg và một số nước châu Á như: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… GS. Klieber đã phát hành 10 cuốn sách chuyên sâu về nghệ thuật và tổ chức hàng trăm triển lãm cá nhân tại Châu Âu. Thông tin về GS có thể tìm thấy ở trang: http://www. chúng tôi và https:// www.amazon.com/Ulrich-Klieber/e/B00456ETNE

3. Hoạt động đào tạo

Chương trình đào tạo: được xây dựng và chuẩn hóa theo chương trình của các đại học được xếp TOP 100 thế giới trong ngành thiết kế và nghệ thuật.

Tài liệu học tập và nghiên cứu: trên 2.000 nhan đề tại Thư viện; mỗi môn học ít nhất 4 tài liệu tham khảo chính. Các tài liệu tham khảo chính đều là các tài liệu được dùng giảng dạy tại các trường đại học thuộc TOP 100 trường đại học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế.

Chương trình liên kết đào tạo: chương trình Dual Degree liên kết đào tạo hình thức 2+2 bậc đại học ngành Thiết kế công nghiệp với Đại học Ming Chi, Đài Loan (sinh viên được nhận 2 bằng tốt nghiệp của cả 2 trường khi đủ điều kiện về học vụ).

Chương trình dành cho sinh viên quốc tế: chương trình 1 học kỳ ngành thiết kế đồ họa (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh).

Chương trình Internship quốc tế: dành cho sinh viên bậc đại học; sau đại học và nghiên cứu sinh (hiện có 1 nghiên cứu sinh người Bỉ đang thực tập tại Khoa).

Chuẩn đầu ra bậc đại học: TOEIC 500 điểm trở lên; bơi tối thiểu liên tục 50 m; có chứng chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng; tích lũy đủ số tín chỉ theo qui định; đạt kỳ kiểm tra kỹ năng thực hành chuyên môn; lễ phép, kỷ luật và làm việc nhóm tốt.

Đặc thù của hệ thống giáo dục tại Khoa:

100% sinh viên được học kiến thức nghề nghiệp thực tế do các chuyên gia có kinh nghiệm đến từ các công ty thiết kế uy tín tại khu vực phía Nam giảng dạy.

100% sinh viên được tham quan, kiến tập tại các doanh nghiệp có uy tín đã ký kết hợp tác với Khoa.

Tổ chức thường xuyên talkshow, workshop với sự tham gia hướng dẫn của các giáo sư cố vấn, chuyên gia nước ngoài có uy tín.

Chương trình thực tập tốt nghiệp nước ngoài cho sinh viên năm cuối tại Đại học Shute, Đại học Ming Chi (Đài Loan).

Sinh viên được đăng ký để thực tập công việc tại Khoa; trợ giảng cho các thày-cô.

Sinh viên có thể tham gia thiết kế các công trình thiết kế nội thất, đồ họa, tạo dáng, thời trang tại Trường và các công trình do trung tâm mỹ thuật ứng dụng trực thuộc Khoa đảm nhận ngoài xã hội, giúp sinh viên có thu nhập đồng thời là nơi làm việc thực tế đúng chuyên môn ngay khi đang theo học.

Thành tựu trong đào tạo:

100% sinh viên đều có việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi ra Trường và làm đúng chuyên môn đã học.

100% sinh viên sau tốt nghiệp đều đủ năng lực làm việc tại các công ty thiết kế hàng đầu ở phía Nam.

Trên 30% sinh viên tham gia các cuộc thi thiết kế sản phẩm có uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có rất nhiều tác phẩm, sản phẩm của sinh viên đoạt những giải thưởng cao, danh tiếng; được các doanh nghiệp sử dụng.

Đến nay Khoa đã đào tạo cho xã hội: 1.054 cử nhân thiết kế.

Sinh viên tiêu biểu:

Võ Ngọc Nhi

Khoá 2006-2010; làm việc tại Hoa Kỳ, tham gia thiết kế đồ họa phim “bom tấn” của Hollywood: Fast & Furious 7

Trần Dương Duy Hải

Khóa 2005-2009; giám đốc thiết kế công ty túi da Ponagar

Mai Thị Thúy

Khoá 2012-2016; Á quân cuộc thi thiết kế giày Châu Á năm 2016

Nguyễn Hồng Khiêm

Khóa 2005 – 2009; trưởng ngành thiết kế thời trang, Đại học Tôn Đức Thắng

4. Hoạt động nghề nghiệp

Hằng năm giảng viên, sinh viên tham gia thiết kế và thi công các hạng mục công trình ngoài xã hội và cho chính Đại học Tôn Đức Thắng.

Trung tâm mỹ thuật ứng dụng trực thuộc Khoa MTCN cũng là đơn vị thiết kế và thi công các hạng mục như: thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế trang trí… cho Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng – Thư viện số 1 của đất nước hiện nay.

Khoa MTCN tham gia hoạt động tại các Hiệp hội nghề nghiệp và là thành viên của một số hiệp hội như: Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội design TPHCM…

5. Hợp tác quốc tế & hoạt động quốc tế hóa

Hợp tác đào tạo và trao đổi giảng viên hàng năm trong giảng dạy và nghiên cứu giữa Khoa với các trường đại học uy tín trên thế giới như: Đại học mỹ thuật và thiết kế Halle, Đại học Ming Chi, Đại học Shute (Đài Loan).

Nhiều giáo sư, chuyên gia uy tín của nước ngoài đến làm việc tại Khoa. Khoa cũng đang mở rộng chương trình trao đổi giảng viên, chuyên gia với các đại học đối tác ở nước ngoài hằng năm.

6. Cơ hội & tương lai của người học

Năm 2016: tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp đã đạt 92%. Từ năm 2017, Khoa cam kết với phụ huynh, người học và xã hội: 100% người học từ Khoa ra Trường đều có việc làm trong vòng 12 tháng.

Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp

Giới thiệu về Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Năm 2014 trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) long trọng tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1949 – 2014), tiếp tục ghi dấu son vào lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của mình, đó là chặng đường đã đi qua hai thế kỷ kể từ khi ra đời. Sự kiện này là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên đã và đang công tác, lao động, học tập tại Nhà trường.

Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp được kết nối bởi nhiều giai đoạn lịch sử, phản ánh sự đi lên, trưởng thành theo những quy luật chung tất yếu, khách quan, đồng thời cho thấy sự tích cực chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên của các thế thệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố, phát triển từ giai đoạn đầu thành lập cho đến ngày nay và những năm tiếp theo.

Trong Chiến lược phát triển tiếp tục giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030 đã xác định rõ Sứ mệnh và Tầm nhìn của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Cung cấp nguồn nhân lực – Họa sĩ có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”. Tầm nhìn của Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành về Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng trong cả nước, ngang tầm các cơ sở đào tạo đại học cùng ngành có uy tín trong khu vực, với chương trình đào tạo tiên tiến và có khả năng hợp tác quốc tế”.

Kỷ yếu lần này được xây dựng và phát hành vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1949 – 2014), một lần nữa xin trân trọng giới thiệu Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về thăm trường; lãnh đạo trường, cán bộ chủ chốt, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên cùng với những hoạt động của trường; tổng quan quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và khái quát thành tích của trường đại học MTCN từ năm 1949 đến năm 2014; giới thiệu cơ cấu tổ chức trường, các đơn vị, đoàn thể trực thuộc qua các thời kỳ và hiện nay.

Nhân sự kiện này trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp xuất bản cuốn kỷ yếu giới thiệu những nội dung như nêu ở trên, mong nhận được nhiều sự góp ý, xây dựng của bạn đọc để các ấn phẩm tiếp theo của nhà trường được hoàn chỉnh hơn.

Lịch sử trường đại học mỹ thuật công nghiệp

Giai đoạn 1949-1958

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) được thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1949 với tên trường: “Quốc gia Mỹ nghệ”- là trường sơ cấp, được Bộ chủ quản là Bộ Công thương (Sau này là bộ Nội thương và Công nghiệp) tiếp quản vào năm 1954, Trường là nơi đào tạo nghệ nhân cho một số nghề thủ công Mỹ nghệ như: sơn mài, chạm kim, dệt thảm len, nghề mộc… Tháng 12 năm 1954 trường được chuyển về Bộ Tuyên truyền-Văn nghệ ( Bộ Văn hoá-Thông tin sau này) với tên gọi mới là “Trường Mỹ nghệ Việt Nam”. Năm 1956 lần đầu tiên sau ngày tiếp quản trường tổ chức tuyển sinh. Bên cạnh đó Nhà trường đưa ra chủ trương chuẩn bị về mọi mặt để nâng cấp trường lên thành trường trung cấp. Vì vậy thời gian này đã bước vào kiện toàn nhân sự, rà soát lại mục tiêu, chương trình đào tạo, mở xưởng sản xuất, củng cố cơ sở vật chất…

Giai đoạn 1958-1965

Một sự kiện quan trọng và là niềm vinh dự, tự hào đối với nhà trường, ngày 25 tháng 10 năm 1958 được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác về thăm và chỉ đạo, định hướng phát triển, làm cơ sở để trường phấn đấu xây dựng những năm tiếp theo.

Thực hiện sự chỉ đạo và lời dạy của Người về định hướng phát triển, vào thời điểm này Nhà trường đã xác định được nhiệm vụ chính trị và mục tiêu đào tạo là đào tạo ra các cán bộ làm nhiệm vụ sáng tác và thể hiện các mẫu hàng hoá mỹ nghệ phục phụ cho sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ nhân dân. Vì vậy đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt như con người, chương trình, kế hoạch, mở rộng quy mô đào tạo, cơ sở vật chất…

Do có sự chuẩn bị trước và những thành tích đã đạt được về mọi mặt, vì vậy ngày 22 tháng 10 năm 1959 trường nhận được quyết định của Bộ Văn hoá nâng cấp trường “Sơ cấp Mỹ nghệ Việt Nam” thành trường “Trung cấp Mỹ nghệ”. Vào thời gian này, nhà trường đã mở ra những ngành đào tạo mới như: gốm, sứ, trang trí vải lụa, đồ chơi trẻ em, thiết kế đồ gỗ, thiết kế song mây tre, điêu khắc đá và gỗ. Việc trường được nâng cấp lên hệ Trung cấp đã khẳng định vai trò, vị trí của trường là đào tạo Trang trí – Mỹ nghệ, dần dần đưa đào tạo ngành nghề có tính ứng dụng rõ nét hơn bên cạnh những truyền thống vốn có.

Vào đầu những năm 60 của thể kỷ XX, Nhà trường tiếp tục phấn đấu để phát triển, đã xác định được mục tiêu tiếp theo là đem thẩm mỹ vào sản xuất, làm đẹp sản phẩm, phục vụ tiêu dùng, phục vụ phát triển công nghiệp của đất nước. Như vậy mục tiêu MTCN ra đời và rõ ràng hơn. Mặt khác chuẩn bị kỹ về con người, cử người đi học, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài về lĩnh vực MTCN và đào tạo MTCN, mời các giáo sư nước ngoài sang trao đổi, giảng dạy về một số chuyên ngành MTƯD, xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy theo hướng MTCN, quan tâm đến sản xuất, ứng dụng, chuẩn bị cơ sở vật chất, phát triển về quy mô… Ngày 6 tháng 6 năm 1962, Bộ Văn hoá ra Quyết định số 218 VH/QĐ trường được đổi tên thành trường “Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp”. Cũng trong năm 1962 trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba và là trường tiên tiến của ngành Văn hoá.

Giai đoạn 1965-1984

Thực hiện quyết định số 185/CP, ngày 3 tháng 9 năm 1965 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở hệ Cao đẳng tại trường trung học chuyên nghiệp và đổi tên trường “Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp” thành trường “Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp” (CĐMTCN). Sau khi có quyết định, nhà trường tuyển sinh khoá Cao đẳng đầu tiên, cũng vào thời điểm này Nhà trường phải rời Hà Nội đi sơ tán lên Hà Bắc (những năm1965-1967 và 1967- 1971), và năm 1972 sơ tán lên Đoan Hùng (Vĩnh Phú).

Theo Quyết định của Hội Đồng Chính phủ chuyển trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp từ Bộ Văn hoá về Bộ Công nghiệp nhẹ. Ngày 26 tháng 8 năm 1972 Bộ Công nghiệp nhẹ đã ký Quyết định số 569/CNN-TCQL chính thức tiếp nhận trường CĐMTCN từ Bộ Văn hoá sang kể từ ngày ký biên bản bàn giao (7 tháng 8 năm 1972). Ngày 26/4/1973 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ký quyết định số 276/TCQL”Quyết định chấn chỉnh tổ chức trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp”.

Từ năm1965 đến năm1984, song song với việc đào tạo ở bậc học trung cấp, năm 1966 Nhà trường bắt đầu được giao nhiệm vụ đào tạo hệ Cao đẳng chính quy ngành Mỹ thuật công nghiệp với 13 ngành là: Thiết kế trang trí Dệt; Thiết kế Đồ hoạ; Thiết kế Nội thất; Điêu khắc; Hội hoạ Hoành tráng; Thiết kế Thời trang; Gốm; Thiết kế Trang sức; Sơn mài; Thiết kế Đồ chơi và phương tiện hỗ trợ học tập; Thiết kế Thuỷ tinh; Thiết kế trang trí Kim loại; Thiết kế Công nghiệp. Tổng số khoá học nhà trường đào tạo ở giai đoạn này là: 20 khoá trung cấp, với số sinh viên tốt nghiệp là: 534 và 20 khoá cao đẳng với số sinh viên tốt nghiệp là: 352.

Giai đoạn 1984 đến nay

Ngày 16/11/1984 Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tường Chính phủ) ra quyết định số 148/HĐBT đổi tên trường “Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp” thành trường “Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội “.

Năm 1984 trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Trường ĐHMTCN vinh dự nhiều lần được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước về thăm trường. Phải kể đến đồng chí Trường Chinh, Đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Võ Nguyên Giáp…

Sau khi được đổi tên và nâng cấp từ đào tạo trình độ Cao đẳng lên trình độ Đại học, Nhà trường tiếp tục là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội với 13 chuyên ngành thuộc hệ đào tạo Đại học- ngành Mỹ thuật Công nghiệp.

Năm 1984 Nhà trường đã được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (THCN), (nay là Bộ GD&ĐT) cho phép mở lớp ĐHMTCN tại thành phố Hồ Chí Minh (lớp học này đã được khai giảng ngày 18/12/1984). Ngoài ra, nhà trường còn đào tạo được 03 khoá Đại học Chuyên tu, và 08 khoá Đại học Liên thông với 13 chuyên ngành trên. Riêng hệ Đại học vừa làm vừa học Nhà trường đã đào tạo được các chuyên ngành: Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Thời trang, Điêu khắc và Sơn mài. Đặc biệt, Nhà trường còn liên kết đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học với các trường đại học, trường trung cấp tại các địa phương như: Đại học Tôn Đức Thắng – Tp. Hồ Chí Minh (03 khoá), Trường Cao đẳng nghề chế biến gỗ Hà Nam (01 khoá), Trường trung cấp cắt may – Công ty May 10 (02 khoá), Trường trung cấp May – Công ty May Đức Giang (01 khoá), Trường trung cấp xây dựng Nam Định (02 khoá), Trường trung cấp Y-Dược Phạm Ngọc Thạch (01 khoá),… Hầu hết những sinh viên và học viên hoàn thành khoá học với những thiết kế đồ án và thuyết minh, luận văn tốt nghiệp có chất lượng cao, nhiều đồ án tốt nghiệp đã được đánh giá là những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng có giá trị ứng dụng rộng rãi trong xã hội và là những tác phẩm nghệ thuật được giải thưởng quốc tế, quốc gia và lưu giữ tại các bảo tàng trong nước và quốc tế.

Năm 2000 Trường được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép mở hệ Cao học, và hiện nay Trường đã đào tạo đến khóa thứ 14 Cao học, với 02 ngành: Lý luận và lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng (Mã số: 60210401) và Thiết kế Mỹ thuật Ứng dụng (Mã số: 60210410). Những luận văn tốt nghiệp cao học đã trở thành những tài liệu nghiên cứu hữu ích phục vụ cho công tác NCKH, đào tạo của nhà trường.

65 năm qua, trường giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và nghệ thuật cũng như mỹ thuật ứng dụng của đất nước. Đến nay, nhà trường đã đào tạo cho xã hội hàng chục ngàn hoạ sĩ, các nhà thiết kế của 13 ngành thuộc nhiều thế hệ khác nhau, khẳng định rõ vai trò là một trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một có uy tín của cả nước.

Tiếng Anh Khoa Học Kỹ Thuật Và Công Nghệ

Tổng Quan

Tốt nghiệp: Cử nhân – Thạc sĩ

Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm

Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ) – 6 năm

Học phí: 20 – 25trđ/năm học

Chương trình Tiếng Anh Khoa học – Kỹ thuật Công nghệ (KHKT&CN) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Ngôn ngữ Anh đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; Đào tạo người học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có năng lực nghiên cứu và khả năng sáng tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có trách nhiệm nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh.

Hình thức xét tuyển

Xét tuyển tài năng

Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

Xét tuyển kết hợp

Chương Trình Đào Tạo

Chương trình đào tạo chi tiết TẢI VỀ PDF Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp Kiến thức

Có kiến thức cơ sở chuyên môn rộng, có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp (biên dịch, phiên dịch, giảng dạy, nghiên cứu…) để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học, đặc biệt là những công việc liên quan tới Tiếng Anh chuyên ngành KHKT&CN.

Kỹ năng

Có kỹ năng làm việc hiệu quả độc lập cũng như trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

Có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh thành thục, sáng tạo, đặc biệt trong môi trường KHKT&CN.

Có kỹ năng biên dịch, phiên dịch và đảm nhận các công việc khác tại các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Có kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo như các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Có năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ, khoa học – kỹ thuật và giáo dục.

Có năng lực khởi nghiệp và điều hành các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Có năng lực tiếp tục theo học tại các bậc đào tạo cao hơn.

Ngoại ngữ

Có khả năng sử dụng tốt một ngoại ngữ thứ hai (Pháp, Trung, Nhật…) ở cấp độ giao tiếp.

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn

Đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính).

Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể theo học chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ học và một số chương trình thạc sĩ khác.

Học bổng

Học bổng, hỗ trợ tài chính:

Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường, sinh viên ngành Tiếng Anh KHKT&CN có cơ hội được trao:

03 suất học bổng cho sinh viên xuất sắc, tổng giá trị 15.000.000 đồng/năm

Cơ hội việc làm

94.3% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình 7-10 triệu đồng/tháng.

Vị trí việc làm phù hợp:

Đảm nhiệm các công việc tại các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài;

Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông và đại học;

Làm việc tại các tổ chức truyền thông, báo chí;

Làm công tác nghiên cứu tại các tổ chức ngôn ngữ và giáo dục;

Khởi nghiệp và tham gia các công ty khởi nghiệp công nghệ;

Tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn trong lĩnh vực ngôn ngữ cũng như các linh vực khoa học xã hội – nhân văn khác.

Tuyển sinh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Phòng tuyển sinh – Nhà D7, Tầng 2, P201

Điện thoại (ĐH) (+84) 2438683408

Điện thoại (SĐH) (+84) 0904104109

Đường dây nóng (ĐH) 084 868 3408 – (SĐH) 0904104109

Email: tuyensinh@hust.edu.vn

Dịch Vụ Dịch Thuật Công Chứng Tiếng Indonesia Chuyên Nghiệp Giá Rẻ

Ngày nay, vì quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Indonesia được đẩy mạnh, nhu cầu trao đổi thông tin, hồ sơ giữa hai nước ngày một tăng cao. Một trong những dịch vụ phổ biến có vai trò quan trọng trong việc kết nối Việt Nam và Indonesia là dịch thuật tiếng Indonesia. Qua đây, DichthuatABC xin giới thiệu tới quý khách dịch vụ dịch thuật tiếng Indonesia uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ.

Indonesia là quốc gia biển đảo lớn nhất thế giới, với khoảng 18.000 hòn đảo lớn nhỏ. Dân số có khoảng 274 triệu người. Là quốc gia đông dân thư 4 trên toàn thế giới. Theo thống kê, có tới 17 tộc người trên toàn lãnh thổ Indonesia. Trong đó, 83% dân số theo đạo Hồi. Với sự đa dạng chủng tộc, đa dạng tôn giáo đã góp phần tạo nên những nét đặc sắc cho quốc gia này.

Bahasa Indonesia là ngôn ngữ chính thức của Indonesia, Malaysia, Singapore,…và là một trong những ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất trên thế giới. Ngôn ngữ này được Indonesia chính thức công nhận trong tuyên ngôn độc lập 1945. Tiếng Bahasa Indonesia là một tiếng chuẩn của tiếng Mã Lai. Vì vậy 2 ngôn ngữ này có rất nhiều nét tương đồng.

Hầu hết, người Indonesia đều thông thạo tiếng Bahasa Indonesia. Tiếng Indonesia được sử dụng hầu hết trong tất cả các hoạt động giao thương, học tập, làm việc, trao đổi,… trong đời sống của người Indonesia. Điều đó biến ngôn ngữ này trở thành một trong những thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất thế giới.

Ngoài việc có thể sử dụng tiếng Indonesia là tiếng quốc ngữ, phần lớn người dân Indonesia còn có khả năng sử dụng thành thạo một thứ tiếng khác trong khu vực hoặc thổ ngữ địa phương ( như tiếng Minangkabau, Sunda và Java), những thổ ngữ địa phương này được sử dụng phổ biến ở trong nhà và trong cộng đồng địa phương đó.

Ở Việt Nam, Indonesia không phải là một ngôn ngữ thông dụng. Vì ậy khi tiến hành trao đổi công việc, thực hiện các loại hồ sơ, thủ tục với người Indonesia, chúng ta cần đến dịch vụ dịch thuật tiếng Indonesia,

Dịch thuật tiếng indonesia là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ của các tài liệu sang tiếng Indonesia. Ngôn ngữ dịch thuật có thể là tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,… và nhiều thứ tiếng khác trên thế giới.

Thông thường,việc dịch thuật tiếng Indonesia được thực hiện bởi dịch thuật viên người bản xử gốc Indonesia. Vì những đặc trưng về ngôn ngữ và đảm bảo độ chính xác của bản dịch, việc sử dụng người bản xứ là việc cần thiết.

Dịch thuật tiếng Indonesia không đơn thuần chỉ là việc biến đổi các ngôn ngữ khác trên thế giới sang tiếng Indo. Quá trình chuyển đổi ngôn ngữ còn bao hàm việc thể hiện những giá trị văn hóa đặc trưng tại quốc gia – nơi sử dụng ngôn ngữ đó làm quốc ngữ.

Chính vì vậy, yêu cầu của một bản dịch ngoài việc đảm bảo độ chính xác về ngôn từ còn phải thể hiện được văn phong, sắc thái ý nghĩa đúng chuẩn từ bản gốc. Điều này đòi hỏi người dịch phải thực sự thông thạo ngôn ngữ và nắm bắt được những nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của người Indonesia.

Tiền thân của tiếng Bahasa Indonesia -Tiếng Malay được xem là có ngữ pháp dễ, không phân chia ngôi thứ và dễ học hơn các ngôn ngữ khác trong khu vực. Đó là tiếng mẹ đẻ của một số ít người, nhưng khi người ta đi lại trên khắp khu vực thì ngôn ngữ này được chấp nhận như là một phương tiện giao tiếp.

Dịch thuật tiếng Indonesia có khó không

Ngày nay, tiếng Bahasa Indonesia chuẩn, vốn không phát triển xa quá mức từ tiếng Malay, ít khi được sử dụng trong giao tiếp thông thường. Mọi người cho rằng nó quá ‘kaku’, có nghĩa là ‘cứng nhắc’, và gây nhiều trở ngại trong giao tiếp ngay cả với người dân Indo.

Nguyên nhân là do Bahasa Indonesia có ít từ vựng hơn đa số các ngôn ngữ. Vì vậy trong nhiều trường hợp, người dân thừa nhận tiếng Bahasa Indonesia không đủ để họ diễn đạt những gì họ muốn. Khi dịch ra tiếng nước ngoài thì tiểu thuyết của Indonesia sẽ trở nên hay hơn, trong khi bản dịch ra tiếng Indonesia của tiểu thuyết nước ngoài lại trở nên ‘rất dài dòng và lặp đi lặp lại’.

Mặt khác Do người dân Indonesia học tiếng Bahasa ở trường và khi lớn lên họ nghe thấy ngôn ngữ này trước hết trong các bài diễn văn chính trị, họ sẽ gắn kết tiếng Bahasa với tính đơn nhất.

Để khắc phục vốn từ vựng ít ỏi của tiếng quốc ngữ Indonesia, nhiều người đã quyết định trộn tiếng địa phương, cũng với tiếng Bahasa. Phương ngữ và thổ ngữ địa phương, đôi khi được sử dụng nguyên trạng, đôi khi được pha trộn với tiếng Bahasa Indonesia.

Đây là lí do khiến công việc dịch thuật tiếng Indonesia trở nên khó khăn hơn nhiều so với học tiếng. Vì vậy, cần sự tham gia của người bản địa Indonesia trong quá trình phiên dịch, dịch thuật để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Tiếng Indonesia là ngôn ngữ được sử dụng làm ngôn ngữ nhập môn trong các trường học ở Indonesia và là ngôn ngữ kinh doanh tại thị trường và thương mại Indonesia. Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có nhiều quan hệ tương thông về kinh tế, đặc biệt, trong những năm gần đây, quan hệ giao thương giữa hai nước ngày càng trở nên rộng mở và được thắt chặt. Như vậy, việc chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng Indonesia là điều tất yếu.

Các tài liệu dịch thuật tiếng Indonesia

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Hộ chiếu

Dịch thuật tài liệu công chứng tiếng Tiếng Indonesia Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Sổ phụ các ngân hàng

Dịch công chứng tiếng Tiếng IndonesiaSố tài khoản ngân hàng

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Tờ khai thuế VAT 10%

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Bằng đại học các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Bằng tốt nghiệp THCS, THPT các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Thẻ sinh viên các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Bằng lái xe các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Chứng minh thư nhân dân các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Chứng nhận hưu trí các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Chứng nhận kết hôn các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Giấy khai sinh các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Lý lịch tư pháp các loại

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Sổ bảo hiểm xã hội

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Giấy chứng nhận sử dụng đất (Số đỏ)

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Sổ hộ khẩu

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Bảng lương

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Dịch công chứng tiếng Tiếng Indonesia Phiếu thanh toán lương

Dịch tài liệu tiếng Tiếng Indonesia các loại giao dịch email, thư từ trao đổi, hợp đồng thương mại, báo chí,…

Dịch thuật tiếng Indonesia các chuyên ngành:

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành kinh tế

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành xây dựng

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành kỹ thuật

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành hóa chất

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành y dược

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành môi trường

Dịch thuật tiếng Indonesia sách báo, truyện tranh,,,

Các bước dịch thuật tiếng Indonesia bao gồm:

Bước 1: Khi nhận tài liệu dịch, bộ phận quản lý dự án nghiên cứu: xác định chuyên ngành, mức độ khó dễ, thời gian hoàn thành, Chuyển định dạng file tài liệu nếu cần thiết

Bước 2:Xây dựng hế thống thuật ngữ chuyên ngành: hệ thống này sẽ áp dụng một cách đồng nhất từ đầu cho đến cuối dự án

Bước 3: Lập kế hoạch triển khai: Chỉ định trưởng nhóm dự án, lập kế hoạch triển khai cho bộ phận biên dịch, hiệu đính

Bước 4: Biên dịch tài liệu: Các biên dịch viên có chuyên ngành phù hợp sẽ được nhận một phần hoặc toàn bộ dự án (căn cứ độ lớn dự án).

Bước 5: Kiểm tra, hiệu đính bằng phần mềm: Kiểm tra số file gốc, file kết quả, Kiểm tra cấu trúc, hệ thống file, Kiểm tra các yêu cầu khách hàng đã thực hiện đúng, đủ chưa, Kiểm tra tiến độ

Bước 7: Bàn giao tài liệu. Nhân viên quản lý dự án cùng khách hàng kiểm tra thực hiện các yêu cầu trong hợp đồng, chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 8: Bảo mật tài liệu: Huỷ hoặc lưu tài liệu bảo mật theo yêu cầu của khách hàng.

Dịch vụ dịch thuật tiếng Indonesia giá rẻ của DichthuatABC cung cấp không chỉ là việc ghép nối ngôn ngữ phù hợp. Là công ty hàng đầu trong ngành dịch vụ dịch thuật, chúng tôi đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bản địa hóa.

Một trong những thế mạnh chính của chúng tôi là chúng tôi có các nhà ngôn ngữ học trong nước và tại chỗ trên khắp Châu Á. Do đó, các dịch vụ dịch thuật của chúng tôi được tinh chỉnh và sắp xếp hợp lý để đáp ứng các sắc thái phương ngữ, văn hóa và ngôn ngữ.

Ngoài ra, DichthuatABC là nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ lớn nhất được chứng nhận chất lượng. Đảm bảo rằng tất cả các dự án dịch tiếng Indonesia của bạn sẽ luôn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về chất lượng và độ chính xác.

Dịch vụ dịch thuật tiếng Indonesia chuyên nghiệp

Làm việc với DichthuatABC cho phép bạn tiếp cận với các dịch giả được chứng nhận có nhiều năm kinh nghiệm dịch và bản địa hóa, cũng như nền tảng trực quan và các công cụ chất lượng được nhúng của chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi có thể giúp bạn quản lý các dự án ở mọi quy mô để tìm ra giải pháp linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm cho nhu cầu dịch thuật của bạn.

Để đáp ứng nhu cầu về dịch thuật tiếng Indonesia cho quý khách hàng thì công ty Dịch thuật ABC xin giới thiệu tới quý khách hàng dịch vụ dịch thuật tiếng Indonesia chuyên nghiệp với những chuyên ngành sau:

Dịch thuật tiếng Indonesia chuyên ngành marketing

Công ty chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ dịch thuật chuyên ngành với các thứ tiếng khác trên thế giới. Nếu bạn có nhu cầu dịch thuật hay thắc mắc gì về dịch vụ dịch thuật của chúng tôi vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email và số điện thoại bên dưới.

Bạn đang xem bài viết Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!