Xem Nhiều 5/2023 #️ Học Tiếng Khmer, Tiếng Việt Dễ Dàng Do Có Nhiều Từ Giống Nhau # Top 10 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 5/2023 # Học Tiếng Khmer, Tiếng Việt Dễ Dàng Do Có Nhiều Từ Giống Nhau # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Tiếng Khmer, Tiếng Việt Dễ Dàng Do Có Nhiều Từ Giống Nhau mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM.

Tiếng Việt Vai mượn từ tiếng Khmer

Vay mượn từ vựng thường dẫn đến sự thay đổi về phát âm ở ngôn ngữ tiếp nhận. Các minh hoạ sau đây với ngôn ngữ thứ nhất là Việt, ngôn ngữ tiếp nhận là Khmer chứng minh rằng có sự điều chỉnh phát âm khi tiếp nhận từ ngữ vay mượn (các từ vay mượn trong kho từ vựng Việt, các địa danh ở vùng Trà Vinh)

Trong tiếng Việt,Từ mới có thể mượn tất cả các nghĩa hoặc chỉ mượn một nghĩa của từ gốc. Ví dụ: lúa mượn từ sro (còn đọc là lọ của gốc Mon-Khmer và thóc mượn từ suk (túc) gốc Hán).

Các từ gốc Khmer thuộc cơ chế ngữ âm khác: có phụ tố, tiền âm tiết và không có thanh điệu (như khvay, chhvơ) khi vào tiếng Việt chúng theo xu hướng cường hoá tức là biến phụ tố và tiền âm tiết thành âm tiết phụ và tạo ra từ song tiết hoặc đa tiết. Từng âm tiết trong từ mới, do đó, không thể có ý nghĩa gì trong tiếng Việt, khiến những từ mới này mang dáng dấp ngoại lai rõ rệt, ví dụ:

chrohom: chồm hỗm chho: chò hõ choong krieng: Chổng kềnh hau pau: hầu bao khmhơch: cà nhắc lngong: lóng ngóng lngơ: lơ ngơ, lớ ngớ

Từ đây có thể giả định là một số tiền âm tiết k và b trong tiếng khmer đã được âm tiết hoá thành cà và ba trong tiếng Việt như: cà cộ, cà kê, cà khổ, cà khịa, cà nhắc, cà rịch, cà tàng, ba trợn, ba toác, ba láp, ba lếu, ba lăng nhăng…

Nhiều địa danh ở miền Nam phảng phất ảnh hưởng của ngôn ngữ Khmer. Preikor (rừng gòn) đã trở thành Sài Gòn. Mỹ Tho, Sa Đéc, Bạc Liêu, Sài Mạt, Cà Mau đều được phiên âm từ chữ Khmer: Mề Sa (bà trắng), Psar Dec (chợ sắt), Po Loeuth (cây da cao); Banta Meas (Hà Tiên – thành bằng vàng). Tuk Khmau (nước đen). Những chữ ông lục (thầy tu), ốc nha (tổng trấn), Tầm Bôn (Katambon), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), La Bích (Lovek) đều là tiếng Khmer phiên âm và Việt hóa.

2. Tiếng Khmer vai mượn tiếng Việt

Các nhà nguyên cứu đã ghi nhận 82 đoạn ghi âm các trao đổi, nói chuyện thông thường giữa các hộ dân ở trong thôn xóm tại xã Lương Hoà huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh

– Pêsây ành điện ồi êng mờđêk êng minh chap máy ? (Hôm qua tao điện cho mày sao mày không bắt máy?) – Piprô máy ành ê nung minh miên sóng (Tại vì máy của tao ở đó không có sóng). – Thngai minh êng miên tâu tás tạ nội/ngoại êng tê. (Hôm qua mày có đi nhà nội/ngoại mày không? – Êng onki giường tâu. (Mày ngồi trên giường đi.) – Bờ kmiên vốn kum thvơ kinh doanh i. (Nếu không có vốn, đừng làm kinh doanh chi). – Khê ồi ráp oksl mồ. (Cho ráp mấy chữ đó thành câu.) – Mônbuôn nô bandal phin/phim. (04 giờ mới tới phim.) – Êng phak dép phliêm tâu. (Mày mang dép nhanh đi.) – Phhiêm sớm ành tâu phsa chia muôi mẹ ành. (Sáng sớm tao đi chợ với mẹ) – Phok chanh sôi tê lây ôi na. (Uống chanh sôi không?) – Tâu khám sức khoẻ tê. (Có đi khám sức khoẻ không?) – Khnhôm tâu chặc xăng mờ phlét. (Tôi đi đổ xăng một chút.) – Tê. Ành si xôi pờ em. (Không, tao ăn xôi ngọt) – Phok sara os pi xị. (Uống rượu hết 2 xị.) – Na cờ chây bình xịt tâu na hơi. (Ai mượn bình xịt đi đâu rồi?) – Thngai nưng thứ mấy. ((Hôm này thứ mấy?) – Thngai nưng thứ ba. (Hôm nay thứ ba) – Pêsây bék đôn ban man chục (Hôm qua bẻ được mấy chục dừa?) – Muôi bao srâu khnhôm thờ lân ban hasấp kí. (Một bao lúa tôi cân được 50 kí) – Êng miên tinh kiến thiết tê thngai nưng. (Hôm nay mày có mua vé sốkhông?) – Mờphờlét tiếch khnhôm tâu sửa môtô. (Một chút nữa tao đi sửa xe.) – So xê lơ bàn nung tâu. (Viết ở trên bàn đó đi.) (Tìm kiếm nơi để ngồi viết bài) – Chở kợt tâu tas luôn nua. (Chở bà đi luôn đi.) – Thvơ tăng ca rol thngai luôn. (Làm tăng ca mỗi ngày luôn)

– Photo ồi ành phon. (Photo cho tao với!) – Êng chở ành ne. (Mày chở tao đi.) – Khnhôm tức kách nás. (Tôi tức lắm!) – Phok sữa tê êng. (Uống sữa không?) – Kmiên muôi miếng na chnganh soc. (Thịt chiên này không có miếng nào ngon cả.) – Tâu rút kás ê phsa. (Đi rút tiền ở chợ.) – Tự thvơ tâu. (Tự làm đi!) 02 học sinh đang giờ làm bài trong lớp, hỏi nhau bị giáo viên hắc nhở. – Rot tăng ồi muôi liên tiếch. (Nhà nước tăng cho thêm 01 triệu nữa.) Chương trình thoát nghèo trên TV. – Ban buôn công đây sre. (Được 04 công ruộng) – Na chở êng mồ. (Ai chở mày qua?) – Ành mồ honda ôm. (Tao đi xe ôm qua) – Mẹ êng à tâu sạt bình nâu. (Mẹ mày có đi sạt bình chưa?) – Si num mì tê êng. (Ăn bánh mì không?)

– Phok bia os pây kes. (Uống bia hết 3 kết) – Thngai nưng sinh nhật ành êng tinh y tặng ành nê. (Hôm nay sinh nhật tao, mày mua gì tặng tao?) – Ành si ờ tiêu nâu múc bệnh viện Trà Vinh. (Tao ăn hủ tiếu ở quán trước bệnh viện Trà Vinh) – Êng thvơ thẻ nung ós man phon. (Mày làm thẻ tín dụng đó hết mấy ngàn?) – Ê pêsây mờđêk êng trầu giao thông chạp à nế. (Ê! Hôm qua sao lại bị giao thông bắt vậy?) – Piprô ành minh dốt cà đas lái xe tàm. (Tại vì tao quên đem giấy phép lái xe theo) – Chuôl tinh spây cải ngọt ôi ành muôi phon đồng. (Mua cải ngọt cho tao một ngàn đồng)

3. Cấu trúc câu khá tương đồng

Đặc điểm khá tương đồng về cấu trúc của 2 ngôn ngữ Việt – Khmer nên các từ thay thế xuất hiện trong các chuyển mã phổ biến của người dân Khmer Trà Vinh đều thoả mãn về từ loại thay thế và vị trí, trật tự trong câu, hay cụm từ.

Chẳng hạn, động từ “điện’ khi muốn nói về gọi điện cho ai đó “Tôi điện cho anh ta về.”; “Bà ấy điện cho chồng mình và oà khóc…” hay “Pêsây ành điện ồi êng mờđêk êng minh chap máy ?” (Hôm qua tao điện cho mày sao mày không bắt máy?). Trong phát ngôn này, thứ tự của các từ Khmer hoàn toàn tương tự với thứ tự các từ trong câu tiếng Việt. Một số ví dụ khác: Êng chở ành ne. (Mày chở tao đi.) Mẹ êng à tâu sạt bình nâu. (Mẹ mày có đi sạt bình chưa?) Mờphờlét tiếch khnhôm tâu sửa môtô. (Một chút nữa tao đi sửa xe.)

4. Từ vai mượn thường là các từ sử dụng hằng ngày

Các danh từ được dùng phổ biến trong chuyển mã của người Khmer Trà Vinh tập trung vào các sự vật thường sử dụng hàng ngày “máy” (điện thoại), “sóng” (điện thoại di động), “giường” (giường nằm), “dép”, “(cái) bàn”…; một số đại từ “nội/ngoại”, “mẹ”; các từ hư “luôn” – Thvơ tăng ca rol thngai luôn. (Làm tăng ca mỗi ngày luôn).

5. Điểm khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Khmer

Đặc điểm khác nhau nổi bật giữa Khmer và Việt là tiếng Khmer không có thanh điệu

6. Dấu hiệu ảnh hưởng của tiếng Khmer vào tiếng Việt

Hơn 3 thế kỷ sống cạnh nhau, người Việt vẫn dùng nhiều tên địa phương bằng tiếng Khmer do đồng bào Khmer đặt ra từ xưa. Nhiều tiếng bị đọc “trại” thành ra tiếng Việt, viết y như tiếng Việt nhưng dĩ nhiên là không có ý nghĩa gì cả nếu người đọc không biết tiếng Khmer.

Thống kê 760 địa danh các xã, ấp, kênh, rạch, chợ ở Trà Vinh, dựa theo 03 tiêu chí nêu trên, có thể tìm thấy các địa danh Khmer chiếm 25,3% (192 địa danh)

Nhiều nhất là các địa danh ở Trà Cú (vùng có nhiều người Khmer nhất ở tỉnh Trà Vinh) bao gồm 58/142 ấp; tiếp theo là Châu Thành với 40/101 ấp; Tiểu Cần 19/78 ấp; Càng Long 17/120 ấp; Cầu Kè 14/30 ấp; Duyên Hải 12/64 ấp; và Cầu Ngang 8/57 ấp.

 Sóc Ruộng < srok sre (xứ ruộng) Rạch Rô < tro-chiêc cranh (rạch có nhiều cây ôrô)  Sóc Tre < srok ru’sây (xứ cây tre)  Sóc Dừa < srok đôn (xứ cây dừa)

 Sóc Tràm < srok smach (xứ cây tràm)  Sóc Chà < srok srắc (xứ dùng chà để bắt cá)  Sóc Trò < srok cro (xứ nghèo)

– Trà Mềm < tạ-mềm (tên của một loài chim) – Chông Nô < chong-phno (đầu giồng) – Rùm Sóc < ruồm srok (xứ đoàn kết) – Ô Tưng < ô-tôtưng (kênh ngang)

– Ô Chính < ô-chịt (xứ có nhiều kênh cạnh nhau) – Bào sen < srăn chhuk (ao sen) – Sâm Bua < sam-bua (trái sâm bua) – Bình Lạ < sờn-lạ (Cây nhọc) – Bót Chếch < bot-chek (xứ đường quanh co có nhiều cây dứa)

Nê Có <pơn-lia-cos (xứ có hồ bao quanh, nhỏ hơn cù lao) – Bích Trì < khồ-khì (xứ có nhiều cây Bích Trì/cây sao) – Trà Cuôn < tà-cuôn (rau muống) – Ô Cà Đa < uscđa (ván kéo đất) – Kosla < cos-la (cồn cau) – Cà Săng < ka-săng (trái bằng lăng) – Cà Hom < đây-crhom (xứ đất đỏ) – Xà Lôn < sam-lôn (khoai) – Cà Lóc < ron-loc (ổ gà, ổ voi) – Ba Sát < pa-sat (tháp) – Trà Rom < tờ-rom (cây xà no có 03 ngạnh) – Ba Cụm < phkhum (ráp lai) – Nô Rè < nô-rè (cây giã thóc) – Chông Bát < trong-bat (ông lục,ông sư đi bưng bát) – Chà Và < cha-qua (cây dầm để bơi ghe nhỏ khu vực nước cạn)

Ô Rồm < ô-ruồng (kênh nhập) – Chà dư < spư (trái khế) – Tân Ngại < chăm-ca (vườn trồng rẫy) – Ô Bắp < ô-cbap (kênh có nhiều dừa nước) – Lò Ngò < chung-ngồ (có đường nhỏ ngoằn ngèo) – Xáng < chang (kênh) – Ô Rung < ô-rùm (kênh rạch) – Thala < sla (miếu ông Tà) – Leng < sleng (cây mã tiền) – Ô Trao < ô-trao (kênh có trồng nhiều môn) – Ô Đùng < phnô-đôn (giồng dừa) – Ô Trôm < phno-son-crom (xứ ít người) – Từ Ô < từ-ô (xứ cây Từ Ô) – Ô < ô (kênh) – Đôn Chụm < đôn-chumrum (xóm dừa) – Xoài Thum < svai thum (trái xoài to, lớn)

Các địa danh này hình thành bằng cách ghép 01 âm tiết Khmer và 01 âm tiết Việt diễn đạt nét nổi bật của vùng quê. Yếu tố Khmer (sóc, rạch) để chỉ đơn vị hành chính; yếu tố Việt để nêu đặc điểm của đơn vị hành chính ấy.

 “Một số từ gốc Khmer trong phương ngữ Nam Bộ” (Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và các ngôn ngữ dân tộc – NXB Khoa Học Xã hội, 2002):

a. Các từ này chỉ có trong phương ngữ Nam Bộ, không tồn tại trong phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Trung Bộ b. Các sự vật được gọi tên chỉ có ở Nam Bộ, không có ở Trung Bộ và Bắc Bộ c. Ngữ âm của các từ ngữ này xa lạ với ngữ âm tiếng Việt

[1]. 2002. Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và các ngôn ngữ dân tộc. NXB XH. [2]. Adamson, H. Douglas (1988), Variation theory and Second Language Acquisition.Georgetown U. Press [3]. Campbell, Lyle (1993), On proposed universals of grammatical borrowing. In Aertsen, Henk, & Jeffers, Robert J. [Eds], Historical Linguistics1989: Papers from the 9th International Conference on Historical Linguistics1989. Rutgers University, 14-18 August 1989. Amsterdam: John Benjamins Publishing Co. [4]. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2004), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu. Anh Việt, Việt Anh. NXB KHXH [5]. Đặng Thanh Phương (2003), Tiếp xúc ngôn ngữ Tày – Việt ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. [6]. Đinh Lư Giang (2003), Tình hình song ngữ Việt-Khmer ở Sóc Trăng (Trường hợp ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu). Luận văn Thạc Sĩ. [7]. Đỗ Việt Hùng (dịch), IU.V. Rozdextvenxki (1998), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. NXBGD [8]. Gordon Marshall (1998), Dictionary of sociology. Oxford University Press. [9]. Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm, Cao Xuân Hạo (chủ biên), (1998), Câu trong tiếng Việt. NXB GD. [10]. Judith Jacob (1993), Cambodian linguistics, literature and history. School of Oriental and African Studies, University of London.

[11]. Lê Hương (1969), Người Việt Gốc Miên. Hồng Anh thư Xã Australia phát hành lại. [12]. Lê Trung Hoa (2004), Địa danh học và địa danh Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. [13]. Leonard Bloomfield (1933), Language history from language. Holt, Rinehart & Winston, Inc. [14]. Milroy, Leslie (1980), Language and Social Networks. Oxford:Basil Blackwell. [15]. Ngô Chân Lý (2003), Tự học chữ Khmer. NXB Thông Tấn. [16]. Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương (2004), Từ vựng tiếng Việt. Lưu hành nội bộ. Tủ sách ĐH KHXH và NV. [17]. Nguyễn Kiên Trường (chủ biên) (2005), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam. NXB KHXH [18]. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử. NXB ĐH SP [19]. Nguyễn Như Ý (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. NXBGD [20]. Terence Odlin (1989), Language Transfer. Cambridge University press. [21]. Thomason, Sarah and Terrence Kaufman (1988), Language Contact, Creolization, and Genetic Linguistics. Berkeley: U. of California Press. [22]. Trường Lưu (1993), Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hoá dân tộc. [23]. Van Coetsem, Frans (1988), Loan phonology and the two transfer types in language contact. Dordrecht, Holland; Providence, R.I. U.S.A.: Foris Publications. Publications in language sciences, 27. [24]. Viện Ngôn ngữ học (2002), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam. NXB KHXH [25]. Vương Hồng Sển (1993), Tự Vị Tiếng Việt Miền Nam. Nhà Xuất Bản Văn Hóa. [26]. Vương Hồng Sển (1996), Hơn Nữa Đời Hư. Nhà Xuất bản Văn Hóa. [27]. Xtankevich N.V (1982), Loại hình các ngôn ngữ. NXB ĐH và THCN

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Học Tiếng Trung Qua Bài Hát : Chúng Ta Không Giống Nhau

Học Tiếng Trung Qua Bài Hát

Học tiếng Trung qua bài hát : Chúng Ta Không Giống Nhau, Lời bài hát Chúng Ta Không Giống Nhau

我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 这么多年的兄弟 zhè me duō nián dí xiōng dì 有谁比我更了解你 yǒu shuí bǐ wǒ gēng liǎo jiě nǐ 太多太多不容易 tài duō tài duō bù róng yì 磨平了岁月和脾气 mó píng liǎo suì yuè hé pí qì 时间转眼就过去 shí jiān zhuǎn yǎn jiù guò qù 这身后不散的筵席 zhè shēn hòu bù sàn dí yán xí 只因为我们还在 zhī yīn wéi wǒ mén huán zài 心留在原地 xīn liú zài yuán dì 张开手 需要多大的勇气 zhāng kāi shǒu xū yào duō dà dí yǒng qì 这片天 你我一起撑起 zhè piàn tiān nǐ wǒ yī qǐ chēng qǐ 更努力 只为了我们想要的明天 gēng nǔ lì zhī wéi liǎo wǒ mén xiǎng yào dí míng tiān 好好的 这份情好好珍惜 hǎo hǎo dí zhè fèn qíng hǎo hǎo zhēn xī 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 每一个人都有不同的境遇 měi yī gè rén dū yǒu bù tóng dí jìng yù 我们在这里 在这里等你 wǒ mén zài zhè lǐ zài zhè lǐ děng nǐ 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 虽然会经历不同的事情 suī rán huì jīng lì bù tóng dí shì qíng 我们都希望来生还能相遇 wǒ mén dū xī wàng lái shēng huán néng xiāng yù 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 这么多年的兄弟 zhè me duō nián dí xiōng dì 有谁比我更了解你 yǒu shuí bǐ wǒ gēng liǎo jiě nǐ 太多太多不容易 tài duō tài duō bù róng yì 磨平了岁月和脾气 mó píng liǎo suì yuè hé pí qì 时间转眼就过去 shí jiān zhuǎn yǎn jiù guò qù 这身后不散的筵席 zhè shēn hòu bù sàn dí yán xí 只因为我们还在 zhī yīn wéi wǒ mén huán zài 心留在原地 xīn liú zài yuán dì 张开手 需要多大的勇气 zhāng kāi shǒu xū yào duō dà dí yǒng qì 这片天 你我一起撑起 zhè piàn tiān nǐ wǒ yī qǐ chēng qǐ 更努力 只为了我们想要的明天 gēng nǔ lì zhī wéi liǎo wǒ mén xiǎng yào dí míng tiān 好好的 这份情好好珍惜 hǎo hǎo dí zhè fèn qíng hǎo hǎo zhēn xī 珍惜 zhēn xī 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 每一个人都有不同的境遇 měi yī gè rén dū yǒu bù tóng dí jìng yù 我们在这里 在这里等你 wǒ mén zài zhè lǐ zài zhè lǐ děng nǐ 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 虽然会经历不同的事情 suī rán huì jīng lì bù tóng dí shì qíng 我们都希望来生还能相遇 wǒ mén dū xī wàng lái shēng huán néng xiāng yù 我们不一样 wǒ mén bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 不一样 bù yī yàng 虽然会经历不同的事情 suī rán huì jīng lì bù tóng dí shì qíng 我们都希望来生还能相遇 wǒ mén dū xī wàng lái shēng huán néng xiāng yù 我们都希望来生还能相遇 wǒ mén dū xī wàng lái shēng huán néng xiāng yù

Tags: #Bài hát : Chúng Ta Không Giống Nhau#Chúng Ta Không Giống Nhau#Học tiếng Trung qua bài hát : Chúng Ta Không Giống Nhau

Học Tiếng Anh Thật Dễ Dàng!

Học trực tuyến và các nguồn thông tin trực tuyến đa dạng sẽ giúp bạn lĩnh hội tiếng Anh một cách dễ dàng. Bạn có thể tìm thấy những đoạn video học tiếng Anh trực tuyến miễn phí trên mạng để vừa học vừa giải trí. Bạn có thể tự học và nghe tiếng Anh qua các chương trình radio trên các trang web tiếng Anh

Tiếp cận từng bước

Đây là hướng tiếp cận đặc biệt trong học ngoại ngữ, cụ thể là học tiếng Anh. Có những khóa học đặc biệt mà nhiều người tham gia cảm thấy rất dễ dàng và hữu ích. Đầu tiên là các chương trình đặc biệt dành cho người mới bắt đầu học. Từng người học sẽ trải qua từng bước với những bài học đa dạng như cách đặt món ăn, liên hệ với dịch vụ y tế, hỏi đường và rất nhiều các cách diễn đạt khác trong thực tiễn.

Giá trị của “sự đắm chìm hoàn toàn vào ngôn ngữ”

Với những người muốn học tiếng Anh trong khoảng thời gian ngắn thì khái niệm “đắm chìm hoàn toàn” có một giá trị nhất định. Về cơ bản, phương pháp này gắn với việc đưa những người không nói tiếng Anh tới ở tại một nơi nào đó chỉ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp mà không phải thứ tiếng nào khác. Họ sẽ được hoàn toàn đắm mình vào ngôn ngữ, thức ăn, phong tục tập quán và thậm chí sử dụng cả ngôn ngữ cử chỉ để diễn đạt ý.

Phương pháp này thường được sử dụng với doanh nhân, chuyên gia thậm chí là cả giám đốc điều hành. Giá trị của phương pháp này đối với việc học tiếng Anh ở chỗ người tham gia không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải học cách nói và sử dụng ngôn ngữ ở một mức độ nào đó

Luyện tập trực tuyến

Luyện tập trực tuyến là một trong những cách học tiếng Anh rất dễ dàng và hiệu quả. Có một lượng lớn những trang web hay cho phép bạn có thể học và luyện tiếng Anh, đơn giản như việc tham gia vào các diễn đàn hay viết email cho bạn bè. Chăm chỉ luyện tập là cách tốt nhất để học bất kỳ một kỹ năng nào, và tiếng Anh không phải là ngoại lệ

Sinh Sống Khi Du Học Đài Loan Có Dễ Dàng Hay Không?

Giao thông công cộng thuận tiện

Xe buýt, tàu điện ngầm, tàu siêu tốc đều được bố trí khoa học. Những phương tiện này đều có mức giá rẻ, phương tiện sạch sẽ, điều hòa đầy đủ. Du học tại Đài Loan chỉ cần các phương tiện này là bạn đã có thể di chuyển khắp nơi mà không cần phải có phương tiện cá nhân cho mình.

Đây là một trong những lợi thế lớn. An ninh của Đài Loan rất cao, lượng tội phạm ít nên việc di chuyển luôn dễ dàng và thuận tiện.

Cửa hàng tiện lợi có ở khắp mọi nơi

Tại cửa hàng tiện lợi tất cả các dịch vụ đều tồn tại. Điều này khiến các du học sinh dù ở bất cứ đâu cũng không quá khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày của mình. Hàng trăm thực phẩm, hàng chục dịch vụ đều có cả tại các cửa hàng này.

Nhiều nét tương đồng với Việt Nam

Tết Dương lịch, tết Âm lịch, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu đều tương đồng với Việt Nam. Điều này tạo nên sự thân thiện, thân quen với quê nhà. Những ai có điều kiện cũng dễ dàng quay về Việt Nam và các dịp nghỉ lễ này. Việc trở về Việt Nam trong quá trình học đơn giản. Đặc biệt có thể tìm kiếm việc làm dễ dàng tại Đài Loan, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Có nhiều tích lũy về ngôn ngữ

Hệ đào tạo du học Đài Loan của bạn có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Trong quá trình sinh hoạt bạn cũng phải bắt buộc viết cả 2 thứ tiếng này. Đó là cách để bạn giao tiếp tốt với thầy cô, người bản địa và các sinh viên quốc tế khác.

Đặc biệt học tiếng Trung giỏi bạn có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại Đài Loan, nhận học bổng có giá trị. Hiện tiếng Trung cũng khá thịnh hành tại Việt Nam. Khi bạn biết tiếng Anh, Trung bên cạnh tiếng Việt sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn trong công việc.

Các lợi thế khác từ du học Đài Loan

Đài Loan là một quốc gia coi trọng nền Giáo dục, luôn tạo điều kiện để thúc đẩy giáo dục phát triển hàng ngày. Top 20 các quốc gia có nền giáo dục tốt có Đài Loan. 100 trường có hệ thống giáo dục tân tiến cũng có rất nhiều trường của Đài Loan. Tấm bằng của bạn sẽ có giá trị lớn và sử dụng để xin việc toàn cầu.

Vì đề cao việc học, nền giáo dục Đài Loan có rất nhiều học bổng cho sinh viên trong nước và du học nước ngoài. Chính phủ, phi chính phủ các trung tâm dạy học đều có những học bổng rất giá trị.

Đời sống cao, lối sống hiện đại, ý chí cầu tiến là những đức tính tốt, môi trường tốt để thay đổi các du học sinh ngày càng phát triển về tư duy, lối sống và tác phong làm việc trình độ cao, chuyên nghiệp

Bạn đang xem bài viết Học Tiếng Khmer, Tiếng Việt Dễ Dàng Do Có Nhiều Từ Giống Nhau trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!