Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Song Ngữ Tiếng Pháp (Năm 2022) mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hệ song ngữ tiếng Pháp (năm 2020) là bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin tổng quan về chương trình học này đồng thời cũng giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn cho con để có thể vượt qua được kỳ thi đầu vào một cách dễ dàng.
Hệ song ngữ tiếng Pháp là gì?
Thực ra thì mình cũng mới biết đến sự tồn tại của nó vào tầm tháng 4/2018 vì khi đó là thời điểm bạn lớn nhà mình chuẩn bị vào lớp 1. Nghĩ lại khoảng thời gian đó cũng có thể gọi là áp lực, bố mẹ căng thẳng tìm thông tin để đưa ra quyết định chọn trường cho con.
Nhà mình ở bên mạn Giải Phóng, nên thực sự là gần như có rất ít sự lựa chọn. Một là học các trường công gần nhà, mà mọi người vẫn gọi vui là “trường làng”. Hoặc 2 là lựa chọn học các trường có tiếng (nếu may mắn đỗ) thì cũng ở rất xa, ít nhất phải mạn Hai Bà Trưng, Cầu Giấy.
Và gần như không cần suy nghĩ gì nữa, lúc đó mới là tầm tháng 4, mình chắc mẩm trong đầu là kiểu gì cũng phải cho con học được hệ này. Về các lý do tại sao nên cho con theo học hệ song ngữ tiếng Pháp thì mình sẽ viết ở bài khác.
Hệ song ngữ tiếng Pháp có từ khi nào?
Theo như mình lọ mọ tìm hiểu, thì từ những năm 90, Việt Nam và Pháp đã bắt đầu triển khai hệ đào tạo song ngữ Pháp và chương trình được thí điểm ở 1 số điểm trường tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Các trường triển khai chương trình đào tạo này đa số đều là trường công, nhưng các con sẽ được đào tạo theo 1 chương trình riêng được thiết kế và phân bổ các môn học về thời lượng rất hợp lý.
Nghe đồn vào những ngày đầu triển khai, chỉ có rất ít bố mẹ muốn cho con trải nghiệm chương trình này. Nên dẫn tới có những trường không tuyển đủ chỉ tiêu, mà chỉ tiêu học sinh cho những lớp Pháp đã rất ít, thông thường chỉ là 35 học sinh. ( So với các lớp thường trong trường công là tầm 60 học sinh).
Các con sẽ học thông chương trình song ngữ từ lớp 1 cho đến lớp 12. Và điểm hay của các lớp song ngữ Pháp là tuyển sinh trên diện rộng nên các bạn bé xíu sẽ phải trải qua 1 buổi thi tuyển tập trung, hết chừng 1 buổi sáng gì đó.
Hệ học này sẽ không phân biệt “trái tuyến” hay “đúng tuyến”. Miễn là bạn hoàn thành đủ hồ sơ cho con và con vượt qua vòng thi tuyển là được.
Đến đây nhiều mẹ sẽ hỏi là: nhưng con còn chưa biết tiếng Pháp thì sẽ thi tuyển kiểu gì?
Buổi thi đầu vào…
Những lớp học ôn luyện thường là do các cô giáo tiếng Pháp của trường đứng ra tổ chức. Các mẹ yên tâm là con cũng không phải học nhiều đâu, các con sẽ được trải qua vài buổi học để làm quen với 1 số dạng đề phục vụ cho buổi thi.
Các bé có thể được yêu cầu để làm các bài gạch nối, rồi tìm chữ giống nhau, rồi nhắc lại câu theo cô…đại loại là như vậy.
Tất nhiên là nếu các con chịu khó chú ý chút ở mấy buổi học ôn thì sẽ ổn cả thôi. Thậm chí mình còn biết 1 số bé cao thủ đi thi tay bo luôn không qua học ôn gì hết, mà bé vẫn đỗ với số điểm khá cao đó nên các mẹ đừng có lo lắng quá.
Mà thực ra thì mình cũng thuộc tuýp mẹ mìn hay lo nghĩ. Khi đó mình lùng sục trên mạng để tìm đề cho con luyện, may thay, mình được 1 mẹ ở Mai Dịch, mẹ ấy lưu giữ những bộ đề ngày xưa ôn thi của con từ 4-5 năm trước, và khi thấy mình đang sấp mặt lo lắng thì mẹ ấy sẵn sàng gửi chuyển phát cho mình cả tập đề đó luôn để mình có tư liệu ôn luyện với con, ơn Giời!
Thế rồi ngày thi cũng đến, mình nhớ là vào tầm cuối tháng 6 (tùy từng năm). Lúc đưa con vào trường thi, bố mẹ cứ phấp phỏm, có nhiều bạn còn khóc nhè ầm ĩ giữa đám đông không hiểu vì sao?
2 vợ chồng ngồi ở ngoài mà cũng cứ sốt ruột và tự hỏi: Không biết đề thi như nào? Con gái bé bỏng của mình có làm được không?
Và rồi cầu trời khấn phật cho mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.
Túm lại
Bài tiếp theo: Những ưu điểm nổi bật của hệ song ngữ Pháp
Xét Tuyển Hệ Đào Tạo Trung Cấp Tiếng Nhật Năm 2022 2022
Trong những năm gần đây, tiếng Nhật trở thành một trong các ngôn ngữ đặc biệt được quan tâm Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều trung tâm, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đào tạo tiếng Nhật và Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn cũng là một trong số đó. Với mong muốn tạo ra một môi trường học tập đào tạo ngành nghề Trung cấp tiếng Nhật chất lượng nhất, góp phần thắp sắp tương lai và ước mơ cho mọi sinh viên khắp mọi nơi.
Trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn xin thông báo tuyển sinh chuyên ngành Trung cấp tiếng Nhật với chỉ tiêu như sau
Chỉ tiêu tuyển sinh và chuyên ngành đào tạo
Chỉ tiêu tuyển sinh: 200
Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Nhật Bản.
Hệ: Trung cấp.
Đối tượng tuyển sinh
Tốt nghiệp các trường THCS, THPT.
Đã tốt nghiệp nghề dài hạn hoặc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học không cùng ngành.
Thời gian đào tạo
Hệ trung cấp (1 năm): Đối với học viên đã tốt nghiệp nghề dài hạn hoặc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học không cùng ngành.
Hệ trung cấp (2 năm): Đối với học viên đã tốt nghiệp THPT.
Hệ trung cấp (3 năm): Đối với học viên đã tốt nghiệp THCS.
Hình thức đào tạo: Tập trung, chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, từ xa, Online, thứ 7 và chủ nhật, cuối tuần, cấp tốc, tại chức.
Thời gian tuyển sinh: Liên tục trong năm.
Hồ sơ nhập học
Sau khi nhận được thông báo trúng tuyển ngành Trung cấp tiếng Nhật của trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn các bạn cần tới trường đúng thời hạn để làm thủ tục nhập học. Đồng thời, khi đi mang theo các giấy tờ sau:
Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất đang có (bản sao có công chứng) hoặc thay thế bằng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Bảng điểm: Đối với sinh viên đã tốt nghiệp bậc Trung cấp trở lên (bản sao có công chứng).
Học bạ: Đối với sinh viên tốt nghiệp THCS hoặc THPT (bản sao có công chứng).
Giấy Chứng minh nhân dân (CMND – Bản sao có công chứng).
Ảnh chân dung cỡ 3×4: 4 tấm.
Phiếu đăng ký học.
Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Mục tiêu đào tạo mà trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn luôn hướng đến đó là có thể giúp các bạn sinh viên thành thạo được 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết để có thể tự tin giao tiếp, trao đổi với người dân bản địa. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được hướng dẫn kỹ năng viết và trả lời email với đối tác nước ngoài, kỹ năng đàm phán, kỹ năng viết CV xin việc và kỹ năng phỏng vấn để lại ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức:
Các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức sâu rộng về Nhật Bản, từ ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội và cả văn học.
Về kỹ năng:
Có khả năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Nhật tốt, áp dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống và công việc.
Biên – phiên dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt và tiếng Việt sang tiếng Nhật một cách chính xác.
Về thái độ:
Giữ vững quan điểm và tư tưởng lập trường, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật cũng như cơ quan, tổ chức đang công tác.
Khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn với mọi người, nỗ lực trong công việc.
Luôn giữ mối quan hệ hài hòa với mọi người, tích cực phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành các công việc được giao.
Rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
Nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ và kỹ năng tiếng Nhật của bản thân.
Tại sao nên học chuyên ngành tiếng Nhật
Có rất nhiều lý do để ngày nay các bạn trẻ lựa chọn học tiếng Nhật, có thể kể tới như:
– Nhiều cơ hội việc làm hơn bởi Nhật Bản là một trong các nước đứng đầu về tổng vốn đầu tư ODA vào Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây rất nhiều nhà đầu tư đều chọn Việt Nam là điểm đầu tư lý tưởng nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất cao. Bên cạnh đó, sự già hóa dân số nhanh chóng của Nhật Bản cũng là lý do khiến đất nước này thiếu hụt nhân lực. Nếu các bạn học tiếng Nhật thì hoàn toàn không cần lo lắng về việc sẽ thiếu việc làm.
Mức thu nhập cao: Mức thu nhập của người biết và giỏi tiếng Nhật hiện đang rất cao, vào khoảng trên 500 USD/tháng.
Cơ hội du học hoặc xuất khẩu lao động: Khi biết tiếng Nhật các bạn có thể lựa chọn đi du học hoặc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đều được.
Cơ hội việc làm và sinh sống tại Nhật: Nếu các bạn có bằng tiếng Nhật, nói tiếng Nhật thành thạo và sang Nhật làm việc khoảng 2 – 3 năm trở lên các bạn còn có thể được cho phép định cư tại Nhật Bản.
Giúp người học thông minh hơn: Theo các nghiên cứu cho thấy, việc học tiếng Nhật thực sự có thể giúp người học thông minh hơn. Nguyên nhân là bởi chữ Nhật Bản là chữ tượng hình, khi học các bạn sẽ liên tưởng tới nhiều thứ và kèm theo hình ảnh. Điều này khiến não bán cầu trái phát triển và hoạt động tốt hơn.
Việc làm sau khi ra trường
Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Trung cấp tiếng Nhật có cơ hội làm việc tại rất nhiều vị trí, thuộc nhiều đơn vị, cơ quan khác nhau, ví dụ:
Làm việc trong các tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Canon,… với mức lương cao.
Trở thành các biên – phiên dịch viên tiếng Nhật cho các cơ quan, doanh nghiệp, công ty sử dụng tiếng Nhật.
Trở thành thư ký cho doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng, nhân viên xuất nhập khẩu, hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn, quản trị du lịch, tiếp viên hàng không,…
Học lên Cao đẳng, Đại học chuyên ngành tiếng Nhật để nâng cao trình độ và kỹ năng.
Địa điểm tuyển sinh: An Giang, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Phú Yên, Cần Thơ, Pleiku, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Đà lạt, Cam Ranh, Phan Thiết, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Tân An, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
Có Nên Cho Con Học Song Ngữ Pháp Từ Tiểu Học? (Năm 2022)
Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ khi nghe đến hệ học này.
Chương trình học có khó không? Liệu con tôi có theo được không? Làm sao để kèm con khi vợ chồng tôi cũng chẳng biết 1 chữ tiếng Pháp nào cả….
Vân vân và mây mây các đắn đo, mình ngày xưa cũng y chang như vậy luôn.
Đi nộp hồ sơ cho con mà còn hoang mang liệu quyết định của mình là đúng hay sai? Ông bà nội ngoại thì cứ gàn bảo “thôi học hệ bình thường như con nhà người ta thôi, Pháp phiếc làm gì? Giờ học tiếng Anh chứ ai học tiếng Pháp nữa….”
Hehe, vì bẩm sinh mình là đứa cũng bướng mà. Đôi khi lại thích đi hơi ngược đường với người ta chút. Mình chỉ nghĩ đơn giản là bao nhiêu bạn học được thì chắc con mình cố gắng cũng học được.
Và lúc đó, thậm chí quyết tâm của mình còn cao vút trời , nghĩ bụng mình cũng sẽ lọ mọ học để đồng hành cùng con nữa cơ 😀
Những ưu điểm của hệ song ngữ Pháp
Mình thấy bài vở của bạn nhà mình cũng nhẹ nhàng, ở trên lớp cô cho học và làm bài hết rồi hay sao í mà tối về chỉ còn đôi khi là viết vài ba hàng, đôi khi là làm 1 đề Toán, học thuộc lòng 1 đoạn thơ…hoặc có buổi còn chả có gì, nhìn chung là mình thấy nhẹ nhàng (không như cái thời xa xưa ấu thơ của mình đeo cặp trĩu vai và về nhà cả lô bài tập)
Mình nhớ là tầm 4-5 tuần sau khi vào học chính thức là bạn í đã đọc sách tiếng Pháp “ầm ầm”. À, các bạn ấy sẽ có bộ giáo trình học tiếng Pháp riêng, lúc đầu chưa biết từ tiếng Pháp (và cả tiếng Việt luôn) thì cô giáo phân biệt theo màu, ví dụ các con lấy quyển màu vàng ra, quyển màu hồng ra…
Bộ có 4 quyển 4 màu khác nhau, bộ sách nghe đồn là “huyền thoại” của các thế hệ cô và trò hệ song ngữ “La Petite Grenouille” – đại loại tên bộ sách là vậy Hồi nghe bạn í đọc bon bon vậy, bố mẹ nhìn nhau có chút ngỡ ngàng, bạn í đọc liến thoắng, làu làu như kiểu đọc 1 bài thơ tiếng Việt đã thuộc.
Rồi 2 bố mẹ thì thầm bảo nhau “con đọc khá phết nhỉ”, cứ nhớ hồi xưa mình học tiếng Anh đôi khi từ nọ từ kia quên cách đọc, cô bắt đọc 1 đoạn văn còn ấp úng chán í chứ. Từ ngày học tiếng Pháp, khả năng vẽ vời của bạn í cũng được cải thiện nhiều vì cô dạy thông qua toàn tranh và hình ảnh. Ví dụ từ “con mèo” thì vì các bạn í còn chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, nên cô sẽ thông qua bức tranh hình con mèo. Kiểu học thẳng không qua dịch ra tiếng mẹ đẻ này cũng rất hay.
Mình nhớ đề thi hết học kỳ 1 phần thi nghe là cô sẽ cho nghe vài 3 câu, và trong câu đó nội dung là gì thì phải diễn tả bằng hình vẽ. Bạn í về bảo là con vẽ 1 dòng sông, trên dòng sông có 3 con cá đang bơi. Có 1 cái cây ở trên bờ…đại loại là vậy, cho nên bạn ấy cũng tự nhiên thích vẽ, mặc dù vẽ chưa đẹp lắm (vì chưa được học bài bản gì cả).
Đôi khi đọc truyện tranh rồi nhìn hình vẽ lại cũng đẹp phết, bố mẹ lại tưởng “in tranh”. Hàng tuần ngoài cô giáo người Việt dạy tiếng Pháp, các con sẽ có 1 buổi học với thầy giáo người Pháp.
Nghe đâu thầy là người rất tâm huyết với bao lứa học sinh song ngữ, thầy lấy vợ người Việt nên cũng hiểu về văn hóa, gắn bó và yêu thương bọn trẻ. Thấy bạn nào cũng quý thầy, đặc biệt dịp Noel thì thấy đóng làm ông già Noel nhìn rất chuẩn form luôn.
Các hoạt động phong trào tập thể
Lớp song ngữ có rất nhiều phong trào, vì đặc thù sĩ số cũng ít hơn (so với các lớp khác) nên cô giáo cũng quan tâm sát sao được từng bạn hơn.
Từ những dịp lễ cổ truyền như Tết nguyên đán, Trung Thu, Tết Hàn Thực…cho đến những ngày Tết Tây như Noel, Phục Sinh và các ngày hội của cộng đồng Pháp Ngữ các con đều được tham gia và đều rất vui vẻ.
Ngoài ra có 1 hoạt động thường niên hay được tổ chức trên Bờ Hồ đó là “Ngày hội Pháp Ngữ” thông thường được tổ chức vào tầm tháng 3 hàng năm. Sự kiện này do Đại sứ quán Pháp và các đơn vị đứng ra tổ chức, quy tụ tất cả các trường có học tiếng Pháp và có các hoạt động rất tưng bừng. Mỗi trường sẽ dựng quầy của trường mình và trang trí, nhìn chung không khí rất phấn khởi náo nức :D.
Các hoạt động chiếu phim, thi vẽ, đàn ca sáo nhị nói chung là đủ cả. Trên L’espace cực nhiều hoạt động cho các con.
Những điểm nên lưu tâm của hệ song ngữ Pháp
Thực ra gọi là “nhược điểm” thì không hẳn nên mình không gọi vậy.
Theo mình nghĩ cái gì cũng có 2 mặt cho nên ở những thứ mình liệt kê ra đây là để bố mẹ lưu tâm hơn chút xíu thôi.
Con phải học song song 2 ngôn ngữ cùng lúc
Các mẹ hình dung theo lý thuyết là lớp 1 các con mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt, trừ nghe nói vì là tiếng mẹ đẻ rồi nhưng còn đọc-viết thì vẫn phải chiến đấu như thường.
Xu thế hiện tại các con biết đọc-viết trước khi vào lớp 1 cũng nhiều, nhưng bên cạnh đó những bạn chưa biết gì thì cũng không ít vì có một bộ phận các bố mẹ phản đối việc dạy con trước để đảm bảo cho con “có 1 tuổi thơ đúng nghĩa”, đại loại vậy.
Có những chuyện thật như hài là nhiều bạn mặc dù đã lên lớp 1 nhưng tâm hồn và tính cách vẫn kiểu cute hột me, nhí nhảnh hồn nhiên kiểu trong giờ học cứ cô quay lên bảng viết thì ở dưới bạn quay ngược người lại phía cô và “chổng mông lên bảng”, rồi có bạn ngồi trong giờ nhưng cứ lén lôi 2 cái dép của mình lên “liếm” 1 cách ngon lành, rồi có những bạn cả buổi chẳng viết gì cả, chỉ mải hì hục lấy thước kẻ “cưa” bàn ghế như 1 chú thợ mộc…đây hoàn toàn là những chuyện có thật ở lớp bạn nhà mình, được nghe chính con kể và cô giáo tiếng Pháp kể lại mà cứ mỗi khi nhớ đến lại thấy buồn cười.
Cô giáo tiếng Pháp chia sẻ trong cuộc họp phụ huynh rằng: “Bố mẹ tưởng tượng mỗi tiết học là 35 phút, cô bước vào lớp chào hỏi xong thì đôi khi lại giải quyết 1 loạt các khiếu nại xét xử tồn đọng gì đó trong giờ ra chơi. Rồi mở được quyển sách đúng màu để học cũng là cả 1 vấn đề, rồi để xử lý các bạn nghịch ngợm như nêu ở trên thì lại là 1 vấn đề khác nữa cho nên nhiều khi cảm thấy chưa dạy được gì đã hết giờ”
Cho nên các cô khá là vất vả, các cô sẽ phải rèn các con từ ý thức, đến tâm lý học lớp 1, rồi mới đến nào đọc, nào viết, nào làm Toán.
Có 1 điều mình nghĩ may mắn là do trước khi bạn nhà mình nhập học, thì mình có được các mẹ chia sẻ là nên dạy con học đọc trước đi. Thì khi vào trong năm con đỡ bị quá tải vì tiếng Việt mình còn dạy trước được chứ tiếng Pháp dạy trước sao nổi vì có biết gì đâu mà dạy, lúc đó cũng chưa phát sách Pháp nên nói chung mù tịt.
Và đúng thật, con biết đọc trước thì vào trong năm con đỡ bỡ ngỡ hơn so với các bạn, con không phải quá vất vả với môn tiếng Việt, và vì con biết đọc nên khả năng nhớ mặt chữ và ghép vẫn cũng nhanh hơn. Đề Toán con đọc được đưa ra bài giải cũng nhanh hơn, nên mới có chuyện là bạn này đã viết đến phần đáp số thì bạn kia vẫn còn đang đánh vần đề bài.
Có nhiều bạn cũng khá chật vật, vừa tiếng Việt, vừa tiếng Pháp, vừa Toán cho nên kết quả cũng không cao lắm. Tuy không phải là tất cả bạn nào cũng chậm, nhưng nhìn chung ở lớp con mình thì mình thấy vậy. Số bạn kiểu “thông minh sáng láng” kiểu thiên bẩm cũng có nhưng không nhiều.
Năm lớp 1 tất nhiên kết quả chưa nói lên điều gì, tuy nhiên, nếu như con suốt ngày làm chậm bài hơn các bạn trong lớp, con thường xuyên bị cô nhắc nhở vì làm bài chưa đúng, hoặc con hay bị gọi lên bảng mà lại không thuộc không đọc được từ thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con rất nhiều cho nên thôi thì mình cứ đi cùng con dần dần, giúp con qua những giai đoạn này một cách ổn thỏa nhất.
thời gian dành cho các môn Toán và Tiếng Việt bị ít hơn
Cùng là 10 buổi đi học/trong tuần (5 sáng, 5 chiều) tuy nhiên các lớp thường họ chỉ học 2 tiết tiếng Anh/tuần. Thời gian còn lại sẽ dành cho Toán, Tiếng Việt. Còn các bạn lớp Pháp vì có 10 tiết tiếng Pháp/tuần nên đương nhiên thời gian dành cho Toán và tiếng Việt cũng bị cắt bớt đi.
Các cô giáo chia sẻ”theo như những thông tư nghị quyết mới là cấm ra bài tập về nhà học sinh thì có nghĩa là họ đang đẩy trách nhiệm lên vai bố mẹ đó ah. Vì lúc đó bố mẹ phải chủ động sát sao với tình hình học tập và kèm cặp con hơn”
Tạm thời là như vậy đã…Giờ chắc các bố mẹ cũng đã ít nhiều có những thông tin cơ bản để ra quyết định về việc có nên cho con học hệ song ngữ tiếng Pháp hay không rồi.
Cùng tham gia Hội các mẹ có con học hệ song ngữ Pháp trên Facebook tại Đây!
Chương Trình Học Bằng Tiếng Việt Hệ Song Ngữ Trường Quốc Tế Gateway
Chương trình học tại Gateway bao gồm chương trình học bằng Tiếng Anh và chương trình học bằng Tiếng Việt. Gateway hiểu rằng, Tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ là nền tảng quan trọng để phát triển và làm chủ các tri thức. Trong đó, chương trình học bằng Tiếng Việt giúp học sinh làm chủ và phát triển các lĩnh vực bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Đồng thời, các em sẽ nắm bắt được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và có tính bắt buộc về lịch sử, địa lí, văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán của người Việt. Đây là cơ sở để học sinh hội nhập, tiếp thu các giá trị văn hóa, khoa học kĩ thuật trên thế giới dựa trên nền tảng văn hoá và giá trị truyền thống của Việt Nam.
Các nội dung chính trong bài
Điểm khác biệt của chương trình học bằng Tiếng Việt tại Gateway
Dựa trên tinh thần Giáo dục Khai phóng, Gateway hướng đến vun đắp và phát triển các giá trị nền tảng căn bản và sâu sắc của con người. Gateway theo đuổi mục tiêu cá nhân hóa việc học tập của mỗi học sinh. Việc học tập được xây dựng trên năng lực cá nhân. Các phương pháp giáo dục hiện đại như ” Học tập qua Dự án “, “Học tập qua Vấn đề” giúp học sinh chiếm lĩnh và ứng dụng kiến thức vào đời sống thực tế.
Học sinh nhận được gì khi học chương trình học bằng Tiếng Việt tại Gateway
Chương trình Văn – Tiếng Việt
Thông qua phương pháp HỌC bằng VIỆC LÀM ( Learning by doing), chương trình Văn – Tiếng Việt Gateway giúp học sinh học Tiếng Việt như một môn khoa học về ngôn ngữ và học Văn như một bộ môn Nghệ thuật. Từ đó, học sinh có năng lực hành dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, có tư duy phân tích, tư duy hệ thống. Học sinh được Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình với một tâm hồn phong phú, năng lực biểu đạt cảm xúc, rung động trước cuộc đời, biết tạo ra và thưởng thức cái Đẹp nghệ thuật.
Chương trình Toán học
Tại Gateway, học sinh học Toán thật dễ dàng, thú vị với hệ thống giáo cụ trực quan, các trò chơi gắn liền với thực tế, hệ thống bài học đa dạng, kích thích sự sáng tạo. Niềm say mê Toán học của học sinh được hình thành một cách tự nhiên bởi các kỹ năng phân tích, giải quyết các vấn đề thực tế.
Chương trình toán tại Gateway được xây dựng trên quan điểm lấy trẻ em hiện đại (trẻ em sinh ra trong xã hội của thế kỉ 21) làm nơi đi và nơi đến. Điều đó có nghĩa là nội dung của chương trình phải đảm bảo hệ thống khái niệm Toán học của người đương thời, nương theo cách học của trẻ em hiện đại.
Nếu bảng chữ cái a, ă, â, b, c… là bài học đầu tiên khi học chữ Việt thì các số đếm 1, 2, 3, 4… là bài học vỡ lòng xưa nay khi học sinh được dạy môn Toán. Khởi đầu hành trình toán học bằng phép đếm và số tự nhiên cũng là truyền thống dạy và học Toán ở nhiều trường hiện nay. Phương pháp tiếp cận môn Toán truyền thống là vậy nhưng riêng với học sinh lớp 1 Gateway, các em sẽ học về tập hợp, học về nguồn gốc của số tự nhiên trước khi tiếp cận với các chữ số.
Cũng là các số tự nhiên, nhưng trường Gateway dạy rất mềm dẻo và đi vào cuộc sống, giúp các em chiếm lĩnh khái niệm một cách chủ động. Với chương trình được thiết kế khoa học, bài bản, phương pháp hiện đại; đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, chương trình Toán tại Gateway không những mang đến cho học sinh những phương pháp giải toán hay, từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn Toán mà còn giúp học sinh phát triển tư duy, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của con người trong xã hội mới như cách làm việc khoa học, cách tự học, chăm chỉ, trung thực… Những hành trang này sẽ giúp học sinh Gateway thêm tự tin hội nhập toàn cầu trong thế kỷ 21.
Chương trình Giáo dục Lối sống
Ở Gateway, học sinh hình thành lối sống tự lập, có năng lực đồng thuận để sống với Gia đình, với Tổ quốc và với Nhân loại, trở thành những con người Việt Nam hiện đại. Với châm ngôn: “Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình” (Socrates), môn học Lối Sống và Giáo Dục Công Dân của Gateway được xây dựng trên tiêu chí đề cao tinh thần chủ động và cởi mở, giúp các em tiếp cận lối sống tự lập, tư duy tích cực, làm việc và ra quyết định trên tinh thần đồng thuận và sẵn lòng chia sẻ với cộng đồng. Chương trình Lối Sống và Giáo Dục Công Dân của Gateway được nghiên cứu và xây dựng với 2 tiêu chí nền tảng: Với cá nhân thì độc lập, với người khác thì biết tìm đến sự hài hòa, đồng thuận, cùng nhau làm việc, chia sẻ, tôn trọng các giá trị riêng để tìm ra phương hướng giải quyết mọi vấn đề, tháo gỡ ngòi nổ xung đột theo một cách văn minh.
Chương trình học cũng được xây dựng phù hợp với mức độ nhận thức của từng lứa tuổi, thông qua đó giúp các em nhận thức được hướng đi đúng đắn bằng những khái niệm khoa học và các kiến thức trí tuệ. Ngay từ lớp Một, học sinh đã được hướng dẫn hình thành ý thức sống tự lập của người trưởng thành. Từ lớp Hai đến lớp Năm, các em sẽ dần tiếp cận với các khái niệm Cộng đồng, Gia Đình, Quốc Gia – Dân tộc và Nhân Loại.
Cấp Trung học Cơ sở, học sinh cùng thầy cô làm ra khái niệm “công dân” và thực hành ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân thông qua các tiết học về pháp luật và dự án Phục vụ Cộng đồng, giúp các em trực tiếp trải nghiệm và giải quyết những vấn đề trong môi trường học đường để từ đó có thêm kinh nghiệm phát triển ra xã hội. Qua từng tiết học với nội dung liên kết chặt chẽ với nhau, học sinh sẽ khám phá những thành tựu, sự đấu tranh cũng như sự thay đổi trong tư duy loài người với những biến động của xã hội ngày hôm qua và ngày hôm nay.
Chương trình Junior Achievement
Chương trình Giáo dục Tư duy Tài chính và Khởi nghiệp – Junior Achievement sẽ trang bị những kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, làm chủ cuộc sống đồng thời truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp cho GISers.
Trong năm học 2019 – 2020, JA – Junior Achievement triển khai 2 chương trình dành cho học sinh Trường THCS Quốc tế Gateway là: JA More than Money dành cho học sinh khối 6,7 và JA Economic for Success dành cho học sinh khối 8, 9.
JA More than Money giúp các bạn học sinh có thể xác định vai trò của tiền tệ trong cuộc sống hàng ngày, có tư duy của một doanh nhân, nắm được các bước cơ bản để khởi tạo một cơ sở kinh doanh và có thể tự bắt đầu một cơ sở kinh doanh nhỏ. Ngoài ra, người học cũng biết phân tích các ưu điểm và nhược điểm của việc vay tiền.
Trong khi đó, JA Economic for Success giúp GISers khám phá kỹ năng, sở thích và giá trị của bản thân, xây dựng ngân sách cá nhân, quản lý rủi ro, chi tiêu hợp lý, xây dựng chữ “tín” và giữ vững điểm tín dụng từ đó áp dụng kỹ năng quản lý tài chính vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, chương trình Giáo dục về Tư duy tài chính và Khởi nghiệp cũng cung cấp kiến thức Toán học, kỹ năng đọc – viết cho học sinh. Các GISer sẽ được học về kinh doanh và các khái niệm kinh tế cơ bản, khám phá các sở thích, cơ hội nghề nghiệp và phát triển kỹ năng chuẩn bị cho công việc tương lai.
Chương trình Phát triển cá nhân
Tại Gateway, hoạt động ngoại khóa được thiết kế đa dạng, phong phú và linh hoạt để học sinh có thể tham gia ngoại khóa tại lớp, trường cũng như ngoài xã hội dưới dạng các câu lạc bộ. Với 30 câu lạc bộ phong phú thuộc nhiều lĩnh vực, học sinh có thể thỏa sức tham gia những hoạt động mà mình yêu thích, được phát triển niềm đam mê của mình.Từ đó các em được học hỏi, phát triển toàn diện về cả thể lực, trí lực và kỹ năng sống.
Chương trình phát triển cá nhân bao gồm các hoạt động bổ trợ, câu lạc bộ ngoài giờ, hoạt động cộng đồng, kỹ năng sống, nghệ thuật, thể chất ( Chương trình bơi Aquatots tiêu chuẩn Mỹ; Chương trình thể chất Jacpa Nhật Bản)… được thiết kế có tính hệ thống, xuyên suốt các cấp học, đa văn hoá và đa hình thái. Bên cạnh các hoạt động khám phá về văn hoá Việt Nam và văn hoá thế giới, học sinh cũng được hình thành các kỹ năng để thấu hiểu bản thân và những người xung quanh.
Chương trình học độc đáo cùng chương trình ngoại khóa hấp dẫn tại Gateway chính là một trong những động lực, là niềm vui thôi thúc các em tới trường.
Bạn đang xem bài viết Hệ Song Ngữ Tiếng Pháp (Năm 2022) trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!