Xem Nhiều 3/2023 #️ Giới Thiệu Giáo Trình “Oxford Discover” # Top 5 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giới Thiệu Giáo Trình “Oxford Discover” # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Giáo Trình “Oxford Discover” mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới thiệu giáo trình “Oxford Discover”

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng phổ biến trên thế giới để phục vụ nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì thế, tiếng Anh là một phương tiện thiết yếu để mỗi cá nhân phát triển bản thân, tăng cường khả năng hội nhập Quốc tế. Nhận thức được điều đó, iSpeak luôn coi việc phát triển năng lực Tiếng Anh của các học viên là mục tiêu quan trọng nhất.. Bộ giáo trình “Oxford Discover ” cho học sinh tiểu học được iSpeak sử dụng để phát triển cả 4 kĩ năng Nghe -Nói – Đọc – Viết của trẻ cũng như phát triển cả những kiến thức và kĩ năng khác trong cuộc sống.

I.Giới thiệu chung

Bộ Giáo trình “Oxford Discover” là bộ giáo trình tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học. Bộ giáo trình gồm 7 cấp độ với mức độ nâng cao tăng dần. Đây là một trong những giáo trình giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em có nội dung phong phú, cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu, được giáo viên trong và ngoài nước đánh giá cao.

Không chỉ giúp các em phát triển khả năng tiếng Anh, bộ giáo trình còn giúp trẻ phát triển các kĩ năng khác như:Thông qua các học, các em sẽ được làm việc theo nhóm, từ đó sẽ được phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Mỗi bài học đều bắt đầu bằng câu hỏi BIG QUESTION giúp học sinh tìm kiếm câu trả lời, suy luận trong bài học, điều này sẽ giúp các em nhớ kỹ và sâu trong mỗi bài học.Từng bài học với những kiến thức học bổ ích sẽ khơi gợi tính sáng tạo từ các em, giúp các em phát triển và áp dụng cho cuộc sống hiện tại.. Các bài học đều có các hoạt động thuyết trình, từ đó, học sinh có cơ hội được tự tin thuyết trình, trình bày ý kiến cá nhân.

Ngoài ra, Oxford Discover mở rộng nhiều sản phẩm đính kèm nhằm hỗ trợ việc dạy học của giáo viên tối đa và phát huy khả năng tiếp thu của học sinh. Mỗi bài học, các em sẽ được bổ sung chuyên sâu kiến thức bằng trực quan,âm thanh, hình ảnh sống động thông qua các video thực tế, trò chơi,….

Đây là bộ Giáo trình của Oxford, đạt chuẩn chất lượng châu Âu. Bộ Giáo trình này đã nhận được 1 số giải thưởng danh giá như: Cuốn Giáo trình chiến thắng trong lễ trao giải của hội đồng Anh 2015 – Giáo trình có sự đổi mới xuất sắc, được xếp hạng giải nhất của Book Guild tại giải thưởng thiết kế New York 2014, được xếp hạng nhất về bìa Giáo trình, bộ tài liệu tham khảo bổ trợ tại trường học của Book Guild tại giải thưởng thiết kế New York 2014.

III. Mục tiêu của giáo trình

Mục tiêu của giáo trình là giúp cho học sinh có thể phát triển cả 4 kĩ năng đồng đều, có các kiến thức về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển các kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp cũng như kĩ năng làm việc nhóm.

Giới Thiệu Giáo Trình Học Tiếng Anh Phonics World

Thông tin cơ bản

· Nhà xuất bản đại học Oxford

· Bao gồm 5 cấp độ (level)

· Phù hợp với mầm non và tiểu học

· Có đĩa game và đĩa giảng dạy trên bảng tương tác

Phonics World là giáo trình phát âm mới cho trẻ em đang rất được ưa chuộng tại các trung tâm tiếng Anh, phát triển phát âm và ngữ điệu. Điểm đặc biệt của Phonics World là nó tập trung hoàn toàn vào 2 kỹ năng quan trọng nhất đối với trẻ em ở độ tuổi này là Nghe và Nói. Đồng thời, giáo trình sử dụng phương pháp ghép vần tiếng Anh để hướng dẫn trẻ cách phát âm chuẩn xác nhất. Đây là 2 điểm đặc biệt quan trọng.

Việc tập trung hoàn toàn vào kỹ năng nghe và nói, loại bỏ gần như hoàn toàn kỹ năng đọc, viết và ngữ pháp, giúp cho trẻ có nhiều thời gian hơn tập trung vào thế mạnh của mình ở độ tuổi này.

Việc đưa vào dạy cách phát âm chuẩn từ sớm cũng rất quan trọng bởi khi trẻ chưa hoặc mới biết chữ cũng là lúc thích hợp nhất để trẻ luyện phát âm và nói một ngôn ngữ mới. Tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng trong phát âm, tuy nhiên chính những điểm tương đồng này làm cho những trẻ đã biết tiếng Việt rồi gặp khó khăn trong việc phát âm chuẩn tiếng Anh. Việc này là do trẻ sẽ tìm cách lái những âm tiếng Anh không có trong tiếng Việt thành âm tiếng Việt. Ví dụ như âm /aim/ trong tiếng Anh thường bị trẻ phát âm thành /am/, bỏ mất âm /i/ ở giữa vì trong tiếng Việt không có âm /aim/ mà chỉ có âm /am/. Tuy nhiên, đối với những trẻ chưa nói sõi tiếng Việt thì lại không gặp lỗi này vì lúc này trẻ hoàn toàn bắt chước âm mà trẻ nghe được chứ không tìm cách “lý luận” như trẻ lớn hơn. Đây là lợi thế rất lớn đối với trẻ mẫu giáo và việc đưa giáo trình Phonics vào dạy trẻ ở độ tuổi này là cực kỳ có lợi cho trẻ về mặt phát âm và ngữ điệu tiếng Anh sau này.

Điểm yếu của giáo trình này là dùng rất ít thời gian cho việc học ngữ pháp, hay phát triển các kỹ năng đọc, viết. Trước đây khi tiểu học còn chấm điểm thì đây thường là điểm phụ huynh không thích lắm vì khi các con lên lớp 1 có thể điểm số tiếng Anh sẽ không cao được bằng các bạn do kém hơn về ngữ pháp. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đã bỏ chấm điểm tại bậc tiểu học nên phụ huynh không còn lo lắng gì về chương trình này.

Lưu ý

Với phonics, việc có giáo viên phát âm chuẩn rất quan trọng. Với giáo trình này, người giáo viên đóng vai trò như 1 huấn luyện viên giúp các bạn sửa và tinh chỉnh cách phát âm của mình cho chuẩn. Giáo viên cũng nên có kiến thức về khẩu hình, về các bộ phận cấu âm để có thể hướng dẫn cho trẻ về cách đặt lưỡi, cách há mồm… trong 1 số âm tiết khó.

Giống với tất cả những giáo trình sử dụng những phương pháp học tập mới nhất, giáo trình Phonics có thời gian phát triển chưa được dài bằng các giáo trình mang tính truyền thống hơn. Do vậy, số lượng hoạt động trong bài chưa nhiều. Khi sử dụng Phonics làm giáo trình chính, giáo viên nên kết hợp với các hoạt động bổ sung cho các con. Có thể sử dụng hoạt động từ một giáo trình khác, sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có trên mạng, hoặc tự chuẩn bị thêm hoạt động cho các con.

Giới Thiệu Về Chương Trình Dạy Học Tích Cực

Chúng ta đã nói rất nhiều về việc lấy học sinh (HS) làm trung tâm, nhưng trên thực tế, GV vẫn chưa thật sự hiểu bản chất của quan điểm này, dẫn đến việc dạy học vẫn chưa diễn ra đúng với quan điểm đó. Khi lên lớp, đa phần GV vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc mình sẽ dạy gì? Dạy như thế nào? Làm thế nào để dạy cho hết bài HƠN LÀ quan tâm đến việc HS sẽ học được gì? Học như thế nào? Làm sao để HS học tập hiệu quả nhất, tự lực chiếm lĩnh tri thức tốt nhất… Do vậy, tuy nói là dạy học lấy HS làm trung tâm nhưng thực chất vẫn là lấy GV và việc dạy của GV là trung tâm, HS không được thấu hiểu và bị bỏ rơi trong chính lớp học của mình, dẫn đến rất nhiều em chán học, không có hứng thú, ngủ gật hoặc mất tập trung trong giờ học.

GV tự làm phân tích vân tay để hiểu tính cách HS và có biện pháp giáo dục phù hợp

HS hăng say làm việc

HS trường Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên cùng xây dựng sơ đồ tư duy nội dung bài học

HS báo cáo kết quả làm việc nhóm

Kết quả hoạt động của HS

HS tự lên dạy bài Điều hòa hoạt động của gen

Hầu như ở nhà trường nào cũng đều có câu khẩu hiệu này nhưng có lẽ đội ngũ GV cũng chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện nó một cách đúng đắn. Việc “học văn” – thiên nhiều đến trang bị kiến thức cho người học, quan tâm đến thành tích, kết quả học tập của HS hiện đang được đẩy mạnh quá mức và trở thành mối quan tâm lớn hơn nhiều so với việc giáo dục và hình thành nhân cách cho HS (dạy lễ).

Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đưa ra định hướng đổi mới Dạy học phát triển năng lực, nhưng hiện tại đa số GV cũng chưa thực sự nhận thức rõ ràng và biết cách dạy như thế nào để phát triển năng lực cho người học. Việc dạy học theo định hướng này còn khá lúng túng, mang tính hình thức và nhiều GV vẫn coi mỗi lần đổi mới là một gánh nặng hơn là nhận thức được những điểm tích cực từ các định hướng đó của Bộ.

Chương trình nhấn mạnh vào việc và Dạy học phát triển năng lực . Trên lớp học, ngay khi tiến hành mỗi bài giảng, mỗi đơn vị kiến thức, GV cũng nên quan tâm đến việc có thể lồng thêm những bài học gì để phát triển nhân cách, để rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho HS, để các em có thể trở thành những công dân tốt sau khi rời khỏi ghế nhà trường chứ không chỉ quan tâm đến việc dạy cho các em nhớ được những kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa để có thể đỗ cao trong các kì thi. Ví dụ như khi học về cách phân loại lá và các cách mọc lá trên cành (sinh học lớp 6); thực chất việc HS gọi tên được các loại lá, mô tả được các cách mọc lá trên cành chỉ là phụ và không thể quan trọng bằng việc thông qua hoạt động cho HS làm việc nhóm, phân loại và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, GV chỉ cho HS thấy rằng mọi cách phân chia như vậy đều đúng, miễn là các em đưa ra được các tiêu chí và biết dựa trên tiêu chí đó để phân loại. Qua đó, HS học được rằng mỗi vấn đề đều có nhiều cách để tiếp cận, mỗi người có thể đứng trên các quan điểm khác nhau để nhìn nhận, đánh giá về vấn đề đó và đều có những ý kiến hợp lý dựa trên cách tiếp cận của mình. Do vậy, việc cãi nhau vì đứng trên các quan điểm khác nhau để nhìn nhận về cùng một vấn đề là vô nghĩa, giống như chuyện thầy bói xem voi, mỗi người chỉ nhìn thấy “voi” theo góc nhìn của mình. Điều cần làm là ghi nhận những góc nhìn của người khác và coi đó là một cơ hội để học hỏi, để bản thân mở rộng suy nghĩ và góc nhìn của mình, để có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề và nâng hiểu biết của mình lên một tầm cao mới.

Ngoài ra, thông qua bài học về lá đó, GV cũng giúp HS rèn luyện được kĩ năng quan sát, kĩ năng phân loại, kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác với người khác… Kiến thức về Lá sau một vài năm các em có thể quên đi, nhưng những kĩ năng đó là những thứ cần thiết cho người học để thành công trong suốt cả cuộc đời.

Thấm nhuần tư tưởng “Tiên học lễ, hậu học văn” đó, GV mỗi khi lên lớp, mỗi khi thực hiện các bài dạy đều nên tự hỏi: Qua bài học này, qua nội dung kiến thức này mình có thể tổ chức cho HS hoạt động như thế nào? Bài học nào về nhân sinh quan có thể được rút ra kèm theo với kiến thức trong SGK? Kĩ năng nào của HS được rèn luyện?… hay nói cách khác là quan tâm đến “dạy lễ” kèm với “dạy văn” ngay trong mỗi giờ lên lớp. Chỉ cần thay đổi từ những việc rất nhỏ, nhưng từ từ và lâu dài, mỗi ngày một ít sẽ tạo nên nhân cách của người học một cách vững chắc.

Để những tư tưởng đó (lấy HS làm trung tâm; tiên học lễ, hậu học văn; dạy học phát triển năng lực) được thấm nhuần và thực sự vận hành bởi đội ngũ GV đòi hỏi việc đào tạo, tập huấn GV cũng phải diễn ra một cách nghiêm túc, chất lượng và điều quan trọng nhất là phải truyền được lửa, truyền được cảm hứng hành động cho mỗi GV về sứ mệnh nghề nghiệp của họ, chứ không chỉ đơn thuần cung cấp cho họ những kiến thức về cách làm, về các kĩ thuật như kĩ thuật tổ chức các tiết học, kĩ thuật kiểm tra đánh giá…

Trong các khóa học của chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC , GV được đào tạo theo hình thức học tập dựa trên trải nghiệm, nghĩa là họ được đóng vai là HS để tham gia vào các hoạt động học tập. Người học sẽ thực hiện những bài tập, nhiệm vụ mà người hướng dẫn yêu cầu; rồi thông qua các trải nghiệm đó, GV tự rút ra bài học, đúc rút được cách làm, quy trình tổ chức, những lưu ý khi thực hiện mỗi phương pháp và kĩ thuật… Điều quan trọng nhất ở đây là GV được thực sự “trải nghiệm” các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được “diễn ra” như thế nào? Người học cảm thấy ra sao trong mỗi hoạt động? Cách thức mà người hướng dẫn tổ chức, khơi gợi, thúc đẩy quá trình học tập… GV được đóng 2 vai, vừa là HS để cảm nhận nếu được học theo cách này thì người học sẽ cảm thấy như thế nào? có hứng thú không? hiệu quả học tập ra sao?…; vừa được đóng vai là đồng nghiệp để nhận xét, quan sát cách tổ chức, rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những điều cần lưu ý của từng phương pháp. Trên cơ sở được trải nghiệm, GV có thể tự tin để tổ chức những hoạt động tương tự cho HS trên lớp, đồng thời sáng tạo thêm những cách tổ chức mới phù hợp hơn với các nội dung cụ thể, với đối tượng HS cũng như với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương mình.

Các khóa học của chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC không chỉ thu hút GV của các cấp học ở phổ thông mà còn hấp dẫn với rất nhiều giảng viên đang giảng dạy tại các trường cao đẳng, Đại học. Những môn học như Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Triết học Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh… vẫn được coi là khô khan thì bây giờ lại trở thành những cơ hội để sinh viên được rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá, thể hiện khả năng sáng tạo và qua đó nhận thức được sự cần thiết và giá trị của những môn học như thế này.

GV thực hiện thí nghiệm khám phá “Sự kì diệu của Nước“ trong khóa học DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Sản phẩm của HS trong môn Giáo dục công dân

Sản phẩm của sinh viên môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Có 3 câu hỏi quan trọng xuất hiện trong mọi việc chúng ta làm hàng ngày, đó là What – Cái gì? Why – Tại sao và How – như thế nào?

Dường như việc dạy học hiện nay, và ngay cả các chương trình tập huấn cho GV cũng đang tập trung quá nhiều vào phần What – trang bị cho HS kiến thức, trang bị cho GV hiểu biết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học; và How – hướng dẫn GV cách làm (dù điều này còn khá ít so với phần What) nhưng điều quan trọng nhất, câu hỏi cần tập trung nhất không phải là What và How mà là Why – Tại sao cần phải làm như vậy? Làm như vậy để làm gì? Có ý nghĩa gì?… là câu hỏi tạo ra được động lực học tập từ bên trong mỗi người học, thì lại chưa được mấy quan tâm.

Thông điệp lớn nhất mà chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC muốn truyền tải đến GV là họ là những người có ảnh hưởng cực kì to lớn đến HS, qua đó có thể tạo nên một thế hệ trẻ thành công hay thất bại, ảnh hưởng đến tương lai của cả một dân tộc. Là một GV, bạn có thể nâng cánh cho rất nhiều ước mơ của HS bay cao, bay xa; nhưng đồng thời, nếu chỉ vô ý một chút, sử dụng những lời nói và thái độ không đúng, bạn cũng có thể dập tắt rất nhiều niềm hi vọng của người học mà có thể bạn không biết hoặc không để ý. Vai trò của giáo dục nói chung và của GV nói riêng là đem lại cho người học cơ hội để có thể khám phá nhiều hơn về những điều tốt đẹp của bản thân, tin vào khả năng của mình có thể trở thành những người thành công, sống có ích cho xã hội. Và giáo dục bằng TÌNH YÊU THƯƠNG luôn là con đường giáo dục ngắn nhất!

Các hoạt động chia sẻ Tình yêu thương trong khóa học SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY

Dựa trên nguyên lý việc học tập chỉ hiệu quả nhất khi người học thực sự có NHU CẦU học tập, do vậy để tham gia các khóa học của chương trình , các học viên, GV phải đóng tiền học và chi trả toàn bộ các khoản chi phí về ăn ở, đi lại chứ không được “bao cấp” như các chương trình tập huấn khác. Tuy nhiên, chính cách làm này đã giúp chúng tôi tìm ra được những GV tâm huyết với tinh thần học hỏi tuyệt vời, sẵn sàng vượt qua tuổi tác (có những GV đã về hưu), sẵn sàng vượt hàng nghìn cây số từ thành phố Hồ Chí Minh, từ Kontum và rất nhiều tỉnh thành khác trên mọi miền tổ quốc về học tập. Đây thực sự là những nhân tố cốt lõi, là niềm hi vọng cho những thay đổi tích cực của nền giáo dục nước nhà. Và nhiệm vụ của chương trình là tìm ra và hội tụ cho bằng được những con người như vậy. Họ chính là những tấm gương về tinh thần không ngừng học tập, không ngừng thay đổi bản thân, sẵn sàng tiếp nhận và thử thách những điều mới mẻ. Và từ họ, sẽ là những trung tâm lan tỏa tư tưởng giáo dục mới, lan tỏa tinh thần tự giác, tự học tới đội ngũ giáo viên trong trường, trong quận huyện và địa phương họ sinh sống. Chiến lược của chương trình là ở mỗi địa phương sẽ có một trung tâm đào tạo và bồi dưỡng GV, để GV tại địa phương có thể tự đào tạo cho nhau, thúc đẩy, hỗ trợ và cùng nhau tiến bộ.

Với những đốm lửa ban đầu đó, sau tròn một năm thành lập, chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC đã tạo nên một cộng đồng hơn 7000 GV tích cực trên toàn quốc và thu hút được rất nhiều sự chú ý của những người quan tâm đến giáo dục. Chiến lược của chương trình là đi dần từng bước, từ dưới lên, trước tiên là đáp ứng nhu cầu và giúp đỡ GV giải quyết khó khăn trong quá trình dạy học, sau đó là trang bị dần về tư duy, kĩ năng, kiến thức cho GV để họ thấu hiểu bản chất của giáo dục; “truyền lửa” để GV cảm thấy nhiệt huyết hơn, yêu hơn và hạnh phúc hơn với công việc họ đang làm. Cách làm này chưa thể đi nhanh và làm với số lượng lớn như cách làm tập huấn ồ ạt, từ trên xuống; nhưng đó là những bước đi vững chắc và có hiệu quả thực sự. Chúng tôi luôn quan niệm, chỉ cần 1 GV thay đổi là có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn HS được hưởng lợi. Do vậy, chúng tôi luôn tập trung vào việc tạo ra những khóa học thực sự có giá trị để làm thay đổi những người GV đang theo học một cách tích cực và sâu sắc.

6. Giáo dục trước hết phải là tự giáo dục – Giáo dục người khác thông qua việc thay đổi bản thân mình và LÀM GƯƠNG

Một thông điệp nữa mà chương trình theo đuổi và mong muốn truyền tải tới đội ngũ GV là Giáo dục trước hết phải là tự giáo dục – Giáo dục người khác thông qua việc thay đổi chính bản thân mình và LÀM GƯƠNG. Nói như Mahatma Grandhi đã từng nói: “You must be the change you wish to see in the world” – hay muốn thay đổi người khác, trước tiên phải thay đổi chính bản thân mình.

Không ngồi đó kêu ca, phàn nàn về hệ thống giáo dục, về những điều cần phải chỉnh sửa, thay đổi… những GV của chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC dám nhận lãnh trách nhiệm và từ đó thay đổi cách tư duy, thay đổi cách dạy, cách nhìn nhận và đánh giá HS để tạo nên những điều tích cực chính trong lớp học của mình. Nếu HS còn ngáp ngủ hay mất tập trung trong giờ học; điều đó nghĩa là cách dạy của GV còn cần phải tiếp tục cải tiến, để hấp dẫn hơn nữa với người học. Nếu HS còn chưa ngoan, chưa hợp tác; điều đó có nghĩa là GV còn cần tiếp tục nhẫn nại hơn, yêu thương nhiều hơn, sử dụng trái tim mình nhiều hơn để “chạm vào” và “đánh thức” được trái tim người học.

Không chỉ làm tốt vai trò GV trên lớp, mỗi học viên của chương trình cũng đảm nhận trách nhiệm nặng nề là làm tốt vai trò người cha, người mẹ trong gia đình. Chúng tôi cho rằng việc giáo dục con cái hay HS chỉ có thể đạt hiệu quả tốt thông qua việc dành thời gian để chia sẻ, thấu hiểu, làm bạn và đồng hành cùng trẻ. Chúng tôi luôn tìm cơ hội để giáo dục con cái thông qua những tình huống hàng ngày, những bài học nhỏ ẩn chứa những tư tưởng giáo dục đúng đắn chứ không quá lệ thuộc vào những khóa học hè, những khóa học mà “con học, bố mẹ trả tiền chứ bố mẹ không chịu học” rồi sau vài tuần thay đổi thì đâu lại vào đấy. Chúng tôi quan niệm người lớn là TẤM GƯƠNG cho trẻ, nên muốn giáo dục trẻ tốt thì trước tiên người lớn phải tư duy và hành xử đúng mực, đúng đạo đức. Muốn con có tinh thần học hỏi và ham mê học tập thì trước tiên bố mẹ cũng phải thể hiện được tinh thần đó.

Giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường luôn là 2 trụ cột mà chương trình hướng đến vì đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Nếu làm tốt 2 trụ cột này mới có thể đóng góp được những người công dân tốt cho xã hội.

7. Nâng tầm hiểu biết và vốn kiến thức của GV thông qua Dự án tặng tài liệu quốc tế và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Cách đây khoảng 150 năm, nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu (không khác gì nước Việt Nam lúc đó) có thể vùng lên trở thành một cường quốc về văn hóa, kinh tế, quân sự…không thua kém gì Mĩ, Anh, Pháp… là nhờ một phần rất lớn vào công cuộc cải cách giáo dục, đưa các sách khoa học, kĩ thuật, toán học… từ Mĩ và Châu Âu về dạy và học ở Nhật Bản.

Nhưng để làm được điều kì diệu đó, quan trọng nhất vẫn là mỗi người dân, mỗi giáo viên Nhật Bản đã không ngừng nghiên cứu, không ngừng học tập từ những nguồn tư liệu mới đó, để nâng cao nhận thức, để đổi mới mỗi bài dạy của mình…

Và giờ đây, khi mà nguồn tư liệu trên Internet là vô cùng phong phú, thì việc mỗi GV chịu khó tiếp cận, chịu khó học hỏi từ các tài liệu quốc tế để đổi mới bản thân, đổi mới mỗi bài giảng của mình, đem đến những bài giảng thú vị và ý nghĩa hơn cho người học lại càng vô cùng cần thiết!

Hướng tiếp cận của chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC là cung cấp cho đội ngũ GV những nguồn tư liệu, SGK, các sách chuyên ngành, các bài giảng bằng tiếng anh… của các nước tiên tiến trên thế giới để làm nguồn tư liệu tham khảo không chỉ về những nội dung kiến thức cập nhật mà còn về các ý tưởng dạy học, cách tổ chức và tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực của họ. Thông qua đó, GV có thể tự nâng tầm tư duy, nâng tầm những hiểu biết của mình, có thể tạo ra những bài giảng tiếp cận với những nền văn hóa tiên tiến, từ đó nâng cao được vốn hiểu biết chung của thế hệ trẻ – những người trực tiếp được họ đào tạo.

Mặc dù còn rất nhiều việc phải làm và còn phải cố gắng nỗ lực hơn nữa, chương trình với những GV đã và đang cháy lên những ngọn lửa đam mê, vẫn luôn tin tưởng vào triết lý “thay đổi bắt đầu từ chính bản thân mình”, vẫn luôn tin vào một tương lai tốt đẹp hơn cho giáo dục nói riêng và cho đất nước Việt Nam nói chung.

MỌI THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Truy cập website: http://vimottrieugiaovien.gr8.com/ để nhận thêm tài liệu về các phương pháp dạy học tích cực!

Giới Thiệu Sách Học Tiếng Nhật Hay Theo Trình Độ

Chắc chắn là nhiều bạn sắp học hoặc mới học tiếng Nhật cũng đều có chung tâm trạng bối rối khi nhìn vào các bộ giáo trình vì có quá nhiều và không biết nên bắt đầu từ đâu. Vậy nên mình viết bài này giới thiệu cho các bạn những bộ sách học tiếng Nhật mà mình biết và chia sẻ kinh nghiệm học của mình đối với những giáo trình này. Cho dù có một bộ sách hay mà bạn không biết cách sử dụng nó thì cũng không mang lại hiệu quả cao đúng không? Bài viết này sẽ giúp các bạn chọn được bộ sách học tiếng Nhật phù hợp theo trình độ của mình.

1. Sơ cấp ① Minna no Nihongo (みんなの日本語)

Giáo trình Minna no Nihongo là bộ sách giáo trình uy tín và thông dụng nhất trong các trường dạy tiếng Nhật ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Trình độ sơ cấp của giáo trình này gồm 2 quyển 50 bài, ngoài ra còn các sách phụ trợ thêm như sách nghe Choukai Takusu (聴解タスク), sách bài tập Hyoujun Mondaishuu (標準問題集), sách ngữ pháp Bunkei Renshuchou (文型練習帳), sách đọc hiểu Shokyuu de Yomeru Topic (初級で読めるトッピク), sách Hán tự Kanji (漢字) và bài tập Hán tự Kanji Renshuuchou (漢字練習帳), sách luyện viết Yasashii Sakubun (やさしい作文). Bạn nào tự học thì nhớ đừng quên quyển Giải thích ngữ pháp Minna (文法解説), có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh.

③ Shin Nihongo no Kiso (新日本語の基礎)

Ở trình độ sơ cấp thì giáo trình này cũng khá phổ biến, đặc biệt là thường được sử dụng cho tu nghiệp sinh. Gồm 2 quyển 50 bài, cách trình bày và bố cục sách tương tự như sách Minna. Ngoài ra, giáo trình này còn có một giáo trình điện tử dành cho các bạn tự học ở nhà, có tiếng Việt nên rất dễ hiểu. Bạn có thể tìm giáo trình điện tử này WBT-AOTS Nihongo Kiso để tự học.

2. Trung Cấp ① Minna no Nihongo Chuukyuu  (みんなの日本語中級)

Tiếp từ sơ cấp, đây là quyển Trung cấp của bộ giáo trình Minna. Bộ trung cấp gồm 2 quyển 24 bài. Quyển 1 thì hướng đến trình độ N3, quyển 2 thì hướng đến N2.

② Shin Nihongo no Chuukyuu (新日本語の中級)

Là giáo trình Trung cấp tiếp theo của bộ Shin Nihongo no Kiso ở phần sơ cấp. Giáo trình này gồm 1 quyển 20 bài. Phần trung cấp cũng có kèm giáo trình điện tử cho các bạn tự học : WBT-AOTS Nihongo Chuukyuu – Web-Based Training AOTS 日本語 中級 .

Phần trung cấp của bộ này hướng đến trình độ N3, nhưng vẫn đặt hội thoại giao tiếp làm trọng tâm, các đoạn hội thoại với nội dung khá gần gũi, dùng để sử dụng trong cuộc sống khá nhiều.

③ Temabetsu Chuukyuu kara manabu Nihongo (テーマ別 中級から学ぶ日本語)

Temabetsu Chuukyuu Kara Manabu Nihongo là một giáo trình mà có lẽ bạn học Trung cấp nào cũng đã từng học hoặc nghe nói qua, bởi nó quá nổi tiếng rồi. Bộ này gồm 25 bài trong 1 quyển sách giáo khoa, 1 quyển bài tập. Bộ này là trình độ bắt đầu vào N3, với những mẫu ngữ pháp và từ vựng căn bản nhất của trình độ N3. Xem bản mới của cuốn này .

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới

Tác giả Hana Tran

Mình là Hana, hiện đang làm nhân viên hành chính tổng vụ ở thành phố Tsukuba, Nhật Bản. Thời gian mình tiếp xúc với tiếng Nhật là 4 năm, nhưng thời gian mà học hành đàng hoàng từ sơ cấp tới N1 là 1 nă…

Các bài viết của tác giả Hana Tran

Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Giáo Trình “Oxford Discover” trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!