Cập nhật thông tin chi tiết về Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Việt mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tình hình giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt hiện nay
Khi nói đến tình hình giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt hiện nay có nghĩa là nói đến tình hình giảng dạy ngữ pháp ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chương trình ngữ pháp tiếng Việt và sách giáo khoa có ghi: “Ngữ pháp chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội “(2). Và dạy ngữ pháp là “ giúp học sinh có hiểu biết về qui tắc cấu tạo từ, nắm qui tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp”. Tuy nhiên, việc thực hiện sự hiểu biết nầy lại là vấn đề khác.Theo sách giáo khoa và vở bài tập cho thấy các bài tập ngữ pháp chưa đáp ứng nguyên tắc giao tiếp. Ở Úc, từ năm 1991 đã có chương trình mới dành cho việc dạy ngôn ngữ khác tiếng Anh
(Languages Other Than English – LOTE), một chương trình dành cho các lớp từ mẫu giáo đến lớp 10 (Curriculum and Standards Framework – CSF) và một chương trình dành cho lớp 11 và 12 (Study Design). Cả hai chương trình đã có chương trình soạn riêng cho tiếng Việt.Trong các chương trình nầy đều có ghi: ” Mục đích học tiếng Việt: Học sinh học để giao tiếp bằng tiếng Việt với nhiều mục tiêu và tình huống khác nhau” (Goals of learning Vietnamese (LOTE): Students learn to communicate in Vietnamese for many purposes and in many contexts) and “ Students develop an understanding of the way language works. . .” (3- trong CSF). Còn ở trong Study Design thì “ Mục tiêu là dùng tiếng Việt để giao tiếp với người khác và hiểu tiếng Việt như một hệ thống” (Aims: “Use Vietnamese to communicate with others” and “ understand language as a system(4). Như vậy, ở Úc đang áp dụng tiến trình giao tiếp nghĩa là dạy cho học sinh học tiếng Việt để dùng trong giao tiếp và vẫn dạy cho học sinh hiểu cấu trúc tiếng Việt (ngữ pháp) để dùng tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có một bộ sách ngữ pháp tiếng Việt thích hợp với phương pháp mới. Còn ở các nước khác như ở Mỹ, Gia Nã Ðại, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Hòa Lan cũng có những lớp dạy tiếng Việt nhưng thật khó mà thẩm định vì không có chương trình chính thức, có khi họ theo Úc, có khi họ theo Việt Nam và cũng có khi họ vẫn giữ theo truyền thống cũng bởi họ không có chương trình huấn luyện giáo viên tiếng Việt.
2. Quan niệm ngữ pháp trong tiến trình giao tiếp
Trong tác phẩm của Widdowson (5), cho rằng “ mục đích của việc giảng dạy ngôn ngữ là phát triển khả năng giao tiếp”. Quan điểm chung về ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp như sau: a. Ngôn ngữ là một hệ thống để diễn tả ý nghĩa. b. Chức năng căn bản của ngôn ngữ là dùng để giao tiếp. c. Cấu trúc ngôn ngữ phản ánh trong chức năng và cách dùng giao tiếp. d. Ðơn vị cơ bản của ngôn ngữ không phải chỉ là những yếu tố cấu trúc và ngữ pháp, mà còn là các loại ý nghĩa và chức năng được diễn đạt trong các thể loại dùng ngôn ngữ ( ngữ thể/ văn bản/ ngôn bản/ text type/ discourse forms). Vì quan niệm như thế cho nên mọi qui luật cấu trúc hoạt động ngữ pháp chỉ được rút ra từ căn bản lời nói sinh động, ngữ thể giao tiếp. Trong một tác phẩm khác, Wilkins nói về quan điểm ngữ pháp như sau: ” An analysis of the communicative meanings that a language learner needs to understand and express, rather than describe the core of language through traditional concepts of grammar and vocabulary”(6). Có nghĩa là người học cần hiểu và diễn đạt hơn là mô tả điểm chính của ngôn ngữ bằng quan niệm truyền thống từ pháp và cú pháp.
3. Ngữ pháp tiếng Việt trong một bài học và chương trình tiếng Việt
Khi đã minh định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, để trao đổi tư tưởng , tình cảm thì việc học trước hết phải được học để sử dụng một phương tiện giao tiếp, tức là hiểu tiếng Việt trong thế vận hành giao tiếp để học sinh có thể sử dụng tiếng Việt để nghe, nói, đọc và viết. Việc dạy lý thuyết và phân tích ngữ pháp tự thân không phải là mục đích học tiếng Việt, có chăng chỉ là phương tiện để nhận diện các đơn vị ngữ pháp để hiểu chức năng của chúng, từ đó, sử dụng chúng trong lời nói, trong giao tiếp. Ngữ pháp tiếng Việt bao gồm tất cả các qui tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành ngữ (phrase/ cụm từ), thành câu và các qui tắc liên kết câu để thành đoạn văn và ngữ thể (văn bản/ ngôn bản/ text type/ discourse forms) ( Phụ Bản A). Ví dụ như cách cấu tạo từ đơn tiếng Việt cần đơn giản hóa và tổng hợp (Phụ Bản B). Trong hai chương trình hiện hành, CSF và Study Design đều có đưa ra những điểm ngữ pháp để học sinh học thực hành: “ The student is expected to recognise and use the following grammatical items:. . .” (7) Như vậy, những qui tắc ngữ pháp nhằm giúp học sinh vận dụng từ hiểu sang dùng tiếng Việt hơn là ngừng lại ở sự hiểu biết mà thôi. dấu câu, viết hoa, qui tắc về ngữ điệu khi nói, đọc: khi nói, đọc hết câu phải nghỉ hơi; Ðọc, nói phải đúng giọng điệu phù hợp với với các kiểu câu theo mục đích. Ngày nay, các nhà giáo dục cũng như ngôn ngữ đều cho rằng “đơn vị giao tiếp nhỏ nhất là lời nói, có nghĩa là câu” (Phụ Bản C). Do đó, khi dạy ngữ pháp, dù là từ pháp cũng phải rút ra từ căn bản câu: cấu trúc và phát triển câu. Cũng bởi lý do khi một từ đứng riêng lẻ (ngay cả thực từ), khó mà xác định ý nghĩa của nó. Ví dụ như các từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người : chân, tay, mặt. . .Trong khi dùng, chúng ta còn có : Bà Nam có chân trong ban chấp hành. . .Ông Bắc là một tay quần vợt. . .Ý nghĩa của những từ nầy khác xa với ý nghĩa chỉ bộ phận trên cơ thể con người.
4. Giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt như thế nào?
Khi dạy gữn pháp, thông thường gồm có hai phần: Dạy kiến thức ngữ pháp và dạy thực hành ngữ pháp. Việc dạy ngữ pháp, dù là dạy kiến thức ngữ pháp, cũng phải được thực hiện bằng hệ thống bài tập thích hợp. Quan điểm dạy tiếng Việt là tạo hoạt động dùng tiếng Việt để giao tiếp, do đó hệ thống bài tập đi từ (a) nhận diện, phân tích đến (b) tổng hợp ứng dụng vào tình huống giao tiếp. Các bài tập phải theo nguyên tắc giao tiếp thực dụng và trực quan. Ví dụ: Ðề tài học là “Gia đình”. Cho học sinh nghe đàm thoại sau: Mary: – Mai ơi! Tôi nghe nói gia đình Việt Nam có đông người lắm, phải không? Mai : – Có gia đình đông người và cũng có gia đình ít người. Không phải gia đình nào cũng đông cả. Mary: – Như gia đình Mai gồm có những ai? Mai : -Gia đình mình gồm có ông bà, ba mẹ, anh chị và mình. Giáo viên đã có dự kiến trước là qua bài đàm thoại nầy, lấy những điểm ngữ pháp nào để dạy học sinh để có thể soạn bài tập thích hợp. Mấy điểm cần lưu ý khi chọn điểm ngữ pháp để dạy: thông dụng, dễ và ít phức tạp. Từ ví dụ trên, giáo viên có thể chọn điểm ngữ pháp “từ ghép hợp nghĩa” có nghĩa là một từ ghép bởi hai từ đơn đều có nghĩa. Như từ ba/ mẹ, ông/ bà, anh/ chị v.v . .và phát triển thêm những từ khác Bài tập nhận diện, phân tích -Hãy viết lại 3 từ ghép hợp nghĩa trong bài đàm thoại vừa nghe. -Nối hai từ lại với nhau trong các từ sau đây để thành từ ghép hợp nghĩa. -Hãy tìm phần vị ngữ trong các câu sau đây. -Hãy thêm dấu hỏi hoặc ngã vào các từ trong các câu sau đây. -Hãy viết lại các tiếng tính từ trong đoạn văn sau đây. Sau khi cho học sinh làm một vài bài tập về nhận diện, phân tích, tiếp theo giáo viên cho học sinh làm bài tập (hay là hoạt động dùng tiếng Việt) trong tình huống giao tiếp thực và có tính sáng tạo.
Bài tập tổng hợp thực dụng và sáng tạo: Mục đích dạy câu là dạy cho học sinh diễn đạt ý nghĩ trọn vẹn trong tình huống giao tiếp. Bài tập đặt câu thực dụng rất quan trọng trong phát triển lời nói theo tiến trình tự nhiên: đi từ ý đến lời, từ nội dung đến hình thức câu cụ thể nhằm thỏa mản nhu cầu giao tiếp có thật chứ không phải chỉ có tình huống học tập trong lớp. -Ðặt câu với từ “ba mẹ”. a.) . . . . . . . . . . . . . . . . . ba mẹ. (Em đối với ba mẹ như thế nào?) b.) Ba mẹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . .(Ba mẹ đã làm gì cho em?) c.) . . . . . . . . . . . . . . . . . . ba mẹ vì ba mẹ . . . . . . . . . . . . . . .) -Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về gia đình của em. -Xem hình và trả lời các câu hỏi. -Hãy thêm vào chủ ngữ hoặc vị ngữ để hoàn thành các câu sau đây. Tóm lại, các bài tập ngữ pháp nhằm luyện cho học sinh kĩ năng nhận biết một số đơn vị ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp, ngay cả cấu trúc ngữ âm, nhằm giúp học sinh nói viết theo đúng qui tắc ngữ pháp, chính tả đồng thời nhận biết cái hay và những tinh hoa của tiếng Việt.
Bế Giảng Khóa Học Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
PGS.TS.Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã tới dự, phát biểu và trao chứng chỉ cho các học viên của khóa học.
Khóa học được tổ chức hai – ba lần một năm tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt với mục đích cung cấp các kỹ năng cần thiết cho những người hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngoài ra, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cũng tổ chức nhiều khóa học tại các địa phương trong nước và ở nước ngoài.
Tham gia khóa học lần này có 30 học viên là giảng viên và sinh viên của các trường đại học, cán bộ nghiên cứu, việt kiều – những người có chung niềm đam mê giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và cho những thế hệ người Việt sinh ra ở nước ngoài. Đội ngũ giảng dạy là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở cả trong nước và quốc tế của Trường và của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.
Trải qua thời gian tham gia khóa học, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp, kỹ năng giảng dạy, tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, đồng thời được các thầy cô có nhiều năm trong nghề hướng dẫn thực hành cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế. Các học viên còn được dự giờ giảng để quan sát một giờ học tiếng Việt của học viên nước ngoài. Đó là những trải nghiệm quý báu không dễ gì có được khi được học lớp phương pháp giảng dạy tiếng Việt tại VSL.
Lễ bế giảng khóa học TVSOL lần này đã kết thúc thành công trong bầu không khí phấn khởi và ấm cúng. Sau khóa học này, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt sẽ mở thêm các khóa học tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ và kỹ năng của những người tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt là cái nôi hàng đầu Việt Nam về đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài. Khoa đã mở được 15 lớp TVSOL tại các tỉnh thành; tham gia với vai trò chính trong việc hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt tại các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Đài Loan…; tham gia xây dựng các trung tâm Việt Nam học tại các trường đại học nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 2013, Khoa được Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao phụ trách chuyên môn cho khóa học về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho gần 200 học viên Việt kiều đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là các giáo viên người Việt dạy tiếng Việt ở nước ngoài và hàng năm tham gia khoá học do Nhà nước tổ chức nhằm cập nhật các kiến thức mới và nâng cao hơn nữa kỹ năng giảng dạy. Do các đối tượng của lớp có đặc thù xuất thân và nền tảng giáo dục khác nhau nên đội ngũ cán bộ Khoa đã chịu trách nhiệm xây dựng chương trình học riêng hướng tới sự linh hoạt, thực tế và hiệu quả, đồng thời trực tiếp đứng lớp giảng bài. Khoá học không chỉ gây tiếng vang mà còn được các học viên vô cùng yêu thích vì cho họ cơ hội kết nối với quê hương và với cái nôi đào tạo tiếng Việt, văn hoá Việt Nam với truyền thống hơn nửa thế kỷ.
Trong năm 2018, Khoa sẽ tiếp tục mở các lớp TVSOL tại Sở Giáo dục Cao Hùng Đài Loan (tháng 6/2018), Đại học Văn Tảo, Đài Loan (tháng 7/2018), Cộng hòa Shec (tháng 8/2018)…
Giảng Dạy Tiếng Việt Ở Nước Ngoài
(HNM) – Hơn 40 giáo viên giảng dạy các lớp học tiếng Việt cho kiều bào tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có mặt tại Hà Nội tham gia khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt dành cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài (VNƠNN).
Người Việt Nam không nói được tiếng Việt
Ông Hoàng Đức Hà, Ủy viên Thường trực Trung ương Hội Người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Hội Người Campuchia gốc Việt Nam tại tỉnh Kampot chia sẻ: “Xuất phát từ nhu cầu của bà con, chúng tôi đã mở một lớp dạy tiếng Việt và duy trì trong 5 năm, từ 2009 đến 2014. Tuy nhiên, đến nay lớp học phải tạm dừng vì không có giáo viên dù nhu cầu học tiếng Việt rất lớn. Chỉ một mình tôi là người giảng dạy tiếng Việt cho các em nhưng lại bận nhiều việc. Tôi thấy rất buồn khi thấy phần lớn con em người Việt ở đây không nói được tiếng Việt. Một trong những khó khăn trong giảng dạy tiếng Việt ở đây là không có giáo trình dạy. Đây cũng là lý do khiến tôi về Việt Nam lần này tham dự khóa tập huấn để chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Việt”.
Hơn 40 học viên tham gia lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm.
Cũng gặp phải những khó khăn trên, giáo viên dạy tiếng Việt tại Trường Lạc Long Quân ở Ba Lan, cô Phạm Thị Lan Anh lại trăn trở: “Mặc dù chưa có nghiệp vụ sư phạm nhưng tôi vẫn tham gia giảng dạy tiếng Việt với niềm đam mê gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài. Trường tiếng Việt Lạc Long Quân có lịch sử 15 năm nay, với 5 cấp ở 5 trình độ tiếng Việt khác nhau. Thế nhưng, sử dụng tài liệu nào để giảng và dạy; theo phương pháp nào cho phù hợp với các học sinh đang là trăn trở lớn với các giáo viên dạy tiếng Việt ở Ba Lan nói chung và với Trường Lạc Long Quân nói riêng”. Cô Lan Anh cũng cảm thấy buồn, vì các con từ 5 đến 7 tuổi còn biết nói tiếng Việt. Khi lớn hơn đi học, ra tiếp xúc với môi trường bên ngoài là quên hết tiếng mẹ đẻ của mình.
Tăng cường giảng dạy tiếng Việt cho người Việt
Đây là năm thứ 3 khóa tập huấn này được Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN Vũ Hồng Nam đánh giá cao sự tham gia, đóng góp của các học viên – những người đang nỗ lực duy trì và gìn giữ ngôn ngữ Việt nơi xa xứ.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, từ năm 2004, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã chủ trì và triển khai đề án dạy và học tiếng Việt đầu tiên cho người VNƠNN. Từ những thành công đạt được cũng như để phù hợp với tình hình mới, hiện Bộ đang thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc số hóa nội dung, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kết nối và giảng dạy tiếng Việt, tăng cường tương tác trực tuyến giữa giảng viên và học sinh. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đàm phán với nhiều nước để tăng số lượng các quốc gia, các trường đại học dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trên thế giới.
Khóa tập huấn kéo dài từ ngày 10 đến 28-8 tại Hà Nội. Hầu hết các học viên đều mong muốn tìm được phương pháp dạy học và tài liệu chuẩn cho việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Ông Hoàng Đức Hà chia sẻ: “Chúng tôi cảm ơn các cơ quan, ban, ngành trong nước đã tổ chức khóa tập huấn ý nghĩa này. Đây là sự quan tâm của quê hương trong việc duy trì, gìn giữ văn hóa dân tộc thông qua việc giảng dạy tiếng Việt cho con em chúng tôi ở nước ngoài.
Cải Tiến Chương Trình Và Phương Pháp Giảng Dạy Ngành Ngôn Ngữ Anh
(TT. Thông tin – Văn Lang, 31/8/2016 – Ngày 26/8/2016, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Văn Lang tổ chức hội thảo “Cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy ngành Ngôn ngữ Anh” tại phòng 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Hội thảo do TS. Phan Thế Hưng – Trưởng khoa Ngoại ngữ – chủ trì; với sự tham gia của hầu hết giảng viên cơ hữu Khoa Ngoại ngữ và đại diện các khoa khác trong Trường. Đây là một trong những hoạt động chuẩn bị cho năm học mới của Khoa Ngoại ngữ với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Các giảng viên trong Khoa đã thực sự tham gia vào “diễn đàn” với nhiều tham luận, ý kiến trao đổi về tình hình thực tế, chia sẻ về kinh nghiệm chuyên môn.
Có 18 tham luận được gửi đến Hội thảo từ giảng viên, nhóm giảng viên của Trường và có 9 tham luận trong số đó được trình bày trực tiếp tại Hội thảo; nội dung tập trung vào các vấn đề: phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe – đọc – nói – viết, kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ, biên dịch, phiên dịch,…
Trong bài tham luận mở đầu hội thảo – “Teaching and learning foreign languages integrated into the 21st century skills”, TS. Phan Thế Hưng đã phác thảo bức tranh giảng dạy ngoại ngữ trong thế kỷ 21. Bài tham luận so sánh về phương pháp giảng dạy, về vai trò của người học và người dạy giữa quá khứ và hiện tại; nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung và ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng: giúp người dạy và người học tương tác tốt hơn, qua đó cải thiện khả năng giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại mới.
Bài tham luận “Flipping the classroom for interpretation courses at tertiary level” của ThS. Phạm Thị Thuỳ Trang giới thiệu về phương pháp giảng dạy mới: “lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) – mô hình ngược so với lớp học truyền thống, nhấn mạnh đến tính cá nhân, giảm thời gian tiếp thu bị động, tăng thời gian đào sâu suy nghĩ, tăng khả năng làm việc nhóm và học tập tích cực. Mô hình này đang dần được đưa vào sử dụng tại các trường đại học lớn ở hầu hết các chuyên ngành. Diễn giả cũng chỉ ra rằng nếu muốn áp dụng phương pháp này thì cần những nghiên cứu sâu hơn nữa, và việc áp dụng vào giảng dạy trong các phân môn khác nhau: Ngữ học dạy tiếng, Biên phiên dịch, Phương pháp giảng dạy, cũng cần hết sức linh hoạt.
Hội thảo lần này cũng là diễn đàn để các giảng viên trong Khoa chia sẻ những kết quả và kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại Văn Lang những năm qua. Các diễn giả tham gia ý kiến ở khía cạnh này có ThS. Huỳnh Lê Phượng Cơ, ThS. Ngô Thị Cẩm Thuỳ, ThS. Vũ Nguyễn Minh Thy, ThS. Trần Nguyễn Thanh Thanh, ThS. Nguyễn Huy Cường.
Sau nhiều năm đứng lớp, cộng với kết quả từ công trình nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp khắc phục những khó khăn trong kỹ thuật nghe của sinh viên năm nhất và năm hai của khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Văn Lang”, ThS. Huỳnh Lê Phượng Cơ cho rằng: kỹ năng nghe tiếng Anh là một trở ngại đối với sinh viên. Từ thực tế đó, báo cáo viên đã đề xuất các giải pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng nghe cho sinh viên cũng như đưa ra những đề nghị trong việc dạy kỹ năng nghe hiểu trong nhà trường.
ThS. Ngô Thị Cẩm Thuỳ qua thực tế giảng dạy nhận thấy sinh viên thường có xu hướng sử dụng internet nhiều giờ trong ngày, vì thế giảng viên có thể tận dụng mạng xã hội facebook hay một số website (TED Talks, BBC…) để giúp sinh viên bổ sung kiến thức chung và rèn luyện khả năng tư duy logic. Bài tham luận cũng chỉ ra một số một số giải pháp cụ thể giúp sinh viên sử dụng internet hiệu quả hơn trong việc cải thiện kỹ năng nói trước công chúng.
Hội thảo hè 2016 là diễn đàn học thuật để các thế hệ giảng viên có thể trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của mình. Đây sẽ là tiền đề cho những hội thảo năm sau, cũng là cơ sở để Khoa Ngoại ngữ cải tiến chương trình cũng như phương pháp giảng dạy ngành Ngôn ngữ Anh, chuẩn bị cho năm học mới.
Bạn đang xem bài viết Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Việt trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!