Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 34 Câu 5, 6, 7, Vui Học Trang 62, 63 mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
b/ Chiếc máy bay chú đi rất to và sơn màu đỏ rất đẹp. Thế nhưng chú thấy máy bay bay cao quá, chú thấy sợ, nên chú lại xuống đi bằng tàu hỏa.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ các câu rồi phân tích chủ vị và tìm quan hệ từ.
Lời giải chi tiết: Câu 6 trong câu “Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.” Được dùng để làm gì? Phương pháp giải:
Tác dụng của dấu phẩy
– Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
– Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
– Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Lời giải chi tiết:
Đồng / phẳng lặng, lạch nước / trong veo, quanh co uốn khúc.
C1 V1 C2 V2
– Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng ngăn cách hai vế của một câu ghép.
– Dấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ trong câu (Vị ngữ)
Câu 7 Viết đoạn văn (5-7 câu) tả một người bạn mà em yêu mến trong lớp. Phương pháp giải:
– Con chọn người bạn mà mình muốn tả.
– Quan sát, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
– Sắp xếp các chi tiết đó theo một trình tự hợp lí.
– Viết thành đoạn văn khoảng 5 – 7
Lời giải chi tiết:
Người mà em vô cùng yêu mến trong lớp là Minh Anh. Minh Anh là cô bạn thân ở gần nhà em, chúng em gặp nhau lần đầu tiên là ở lớp mẫu giáo. Cô bạn có vóc người nhỏ nhắn, xinh xắn. Mái tóc đen và nước da trắng hồng. Mỗi lần Minh Anh nói chuyện là hai bím tóc lại lí lắc theo từng chuyển động của bạn. Thật đáng yêu! Bạn ấy rất hoạt ngôn, hay nói hay cười khiến ai ở bên cạnh bạn ấy đều cảm thấy vô cùng vui vẻ. Em cảm thấy rất vui và may mắn khi quen biết một người bạn tốt như Minh Anh.
Vui học Tài kinh doanh của bác nông dân
Có một anh chàng buôn bán đồ cổ, dọc đường anh ghé vào nhà của một bác nông dân.
Anh thấy cái đĩa cho mèo ăn là đồ gốm đời nhà Thanh. Cảm thấy rất thích, nhưng anh ta nghĩ, nếu gạ mua cái đĩa thì sợ người ta biết, nên bèn hỏi mua con mèo, rồi lấy cớ xin cái đĩa cho mèo ăn luôn. Ông chủ nhà đồng ý bán con mèo quý với giá 400 nghìn đồng. Khi anh ta xin cái đĩa cho mèo ăn, thì bác chủ nhà thủng thẳng đáp:
Nói thật với chú, tôi không thể cho chú cái đĩa này được, vì nhờ nó mà tôi đã bán được hơn chục con mèo rồi đó.
(Sưu tầm) *Kế lại cho bạn, người thân cùng nghe câu chuyện. *Câu chuyện trân gây cười ở chi tiết nào? Phương pháp giải:
Con đọc lại toàn bộ câu chuyện để nắm được cốt truyện và các chi tiết chính trong truyện.
Lời giải chi tiết: – Kể lại cho bạn, người thân cùng nghe câu chuyện.
Cậu có biết làm thế nào để thành công trong chuyện kinh doanh không? Hôm trước mình vừa đọc được một câu chuyện rất thú vị giữa một bác nông dân và một anh chàng buôn đồ cổ. Câu chuyện có tên là “Tài kinh doanh của bác nông dân”.
Có một chàng buôn bán đồ cổ, dọc đường anh ghé vào nhà của một bác nông dân. Tại đây tình cờ anh ta phát hiện ra cái đĩa cho mèo ăn là đồ gốm từ thời nhà Thanh. Máu buôn bán đồ cổ nổi lên, anh ta rất muốn có được chiếc đĩa đó. Nhưng trong lòng anh chàng cũng trộm nghĩ nếu mình gạ mua thì người ta sẽ biết mất. Nghĩ một hồi anh ta mới nghĩ ra một cách vẹn cả đôi đường: Anh ta sẽ mua con mèo rồi viện cớ xin cái đĩa cho mèo luôn. Đúng như dự đoán của anh ta, ông chủ đồng ý bán con mèo quý với giá 400 nghìn đồng. Nhưng chuyện chẳng ngờ được là khi anh ta định xin bác chủ nhà cái đĩa cho mèo ăn như kế hoạch ban đầu thì bác chủ nhà lại thủng thẳng đáp rằng:
– Chi tiết gây cười:
Nói thật với chú tôi không thể cho chú cái đĩa này được, vì nhờ nó mà tôi đã bán được hơn chục con mèo rồi đó.
chúng tôi
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 23 Câu 5, 6, 7, Vui Học Trang 20, 21, 22
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 5 Tạo câu có sử dụng mỗi cặp quan hệ từ sau và nêu rõ giá trị của từng cặp quan hệ từ đó:
a. Không những …………… mà còn …………………
b. Nhờ ……………… nên ………………
c. Tuy ……………… nhưng ………………….
Phương pháp giải:
Con hãy tìm các cặp câu ghép biểu thị quan hệ nghĩa như sau:
a. Quan hệ tăng tiến
b. Quan hệ nguyên nhân (tích cực) – Kết quả (tích cực)
c. Tương phản
Lời giải chi tiết:
a. Không những Lan học giỏi mà còn chăm chỉ nữa.
b. Nhờ cô giáo động viên nên Long đã có thêm quyết tâm học tập.
c. Tuy nhà xa nhưng Ngọc không bao giờ đi làm muộn.
Câu 6 Tìm câu ghép trong đoạn văn sau rồi gạch dưới thành phần của chủ ngữ của các vế câu:
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng trông thật đẹp.
Phương pháp giải:
– Câu ghép là câu có hai cụm chủ vị trở lên.
Câu 7 Em được cô giáo phân công lập kế hoạch tổ chức cho các bạn trong lớp đi tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương vào tuần tới. Hãy lập chương trình cho hoạt động này. Phương pháp giải:
– Xác định nội dung chương trình: tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương.
– Mục đích:
+ Tham quan, học hỏi, mở rộng kiến thức về các cơ sở sản xuất ở địa phương.
+ Vui chơi, thư giãn, gắn kết tình thầy trò, bạn bè.
– Chuẩn bị và phạm vi hoạt động trong giới hạn cho phép.
Dựa trên ba yếu tố trên để lập chương trình hoạt động cho hoạt động tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương.
Lời giải chi tiết: HOẠT ĐỘNG THAM QUAN LÀNG GỐM BÁT TRÀNG I. Mục đích
– Tham quan, học hỏi, mở rộng kiến thức về các cơ sở sản xuất ở địa phương.
– Vui chơi, thư giãn, gắn kết tình thầy trò, bạn bè.
II. Chuẩn bị
– Mũ, nón.
– Nước uống.
– Máy ảnh
III. Hoạt động cụ thể
– 13h – 14h: Tập trung và di chuyển tới làng gốm Bát Tràng.
– 14h – 14h30: Thực hành làm gốm tại địa điểm cụ thể.
– 14h30 – 16h: Tham quan làng gốm Bát Tràng và mua đồ lưu niệm.
– 16h – 16h30: Chụp ảnh lưu niệm, nghỉ ngơi
– 16h30 – 17h30: Lên xe và trở về.
IV. Nhiệm vụ sau chuyến đi
Viết bài thu hoạch sau chuyến đi (giới thiệu làng gốm, chia sẻ sản phẩm hoặc kể một kỉ niệm mà bạn cho là đáng nhớ trong chuyến đi,….)
Vui học Tuyệt chiêu giữ quần áo luôn trắng
Tèo và Tí nói chuyện với nhau. Tí hỏi:
– Tớ để ý dạo này quần áo cậu luôn trắng sạch thơm tho, cậu có bí quyết gì không?
Tèo cười đáp:
– Là do mẹ tớ cả đấy. Mấy hôm trước, tớ và đám bạn cùng xóm rủ nhau đi mò cua bắt ốc ngoài đồng, về nhà thì quần áo lấm lem bùn đất. Mẹ tớ thấy vậy liền đi mua một gói bột giặt mới thật to và kể từ hôm đó quần áo tớ luôn sạch sẽ, thơm tho.
Tí ngạc nhiên hỏi:
– Loại bột giặt nào mà tốt thế?
Tèo nhún vai:
– Tí: ….!!!
(Truyện cười học đường)
*Kể cho người thân nghe câu chuyện. *Cùng bạn tìm ra lí do vì sao không cần dùng tới bột giặt tốt mà quần áo của Tèo vẫn trắng sạch. Phương pháp giải:
* Kể chuyện dựa trên dàn bài sau:
– Mở đầu câu chuyện: Nêu tên và nhân vật trong câu chuyện.
– Kể câu chuyện:
+ Mở đầu: Tí phát hiện ra gần đây quần áo Tèo lúc nào cũng trắng sạch và thơ tho nên muốn hỏi lí do vì sao.
+ Diễn biến: Cuộc đối đáp giữa Tí và Tèo.
+ Kết thúc: Tí bất ngờ trước câu đáp của Tèo
– Ý nghĩa câu chuyện: Luôn giữ gìn quần áo trắng sạch để bố mẹ không mất nhiều thời gian cho việc giặt giũ.
* Con đọc lời cuối cùng mà Tèo đã nói với Tí.
Lời giải chi tiết:
* Kể lại câu chuyện:
Tí và Tèo nói chuyện với nhau, Tí rất ngạc nhiên vì dạo gần đây quần áo của Tèo luôn trắng sạch và thơm tho nên đã đánh bạo hỏi Tèo bí quyết. Tèo vui vẻ cười đáp rằng:
– Là do mẹ tớ cả đấy. Mấy hôm trước tớ và lũ bạn cùng xóm rủ nhau đi mò cua bắt ốc ngoài đồng, về nhà thì quần áo lấm lem bùn đất. Mẹ tớ thấy vậy liền đi mua một gói bột giặt mới thật to và kể từ hôm đó quần áo của tớ luôn sạch sẽ, thơm tho.
Vẫn còn chưa hết ngạc nhiên, Tí lại gặng hỏi Tèo là loại bột giặt nào mà tốt đến thế. Lúc này Tèo mới nhún vai và bình thản đáp rằng:
Câu trả lời của Tèo khiến Tí “ngã ngửa” vì không còn lời nào để nói.
Mẹ của bạn Tèo đã có một tuyệt chiêu thật lợi hại để trị tính thường xuyên để đồ bị lấm bẩn của bạn Tèo đúng không mẹ?
* Trả lời câu hỏi:
Lí do không cần dùng tới bột giặt tốt mà quần áo Tèo vẫn trắng sạch là bởi vì bà mẹ đã đưa ra hình phạt để Tèo có ý thức giữ gìn quần áo sạch sẽ. Việc có ý thức giữ gìn quần áo sạch sẽ sẽ giúp mẹ không phải tốn nhiều thời gian và công sức vất vả giặt quần áo bẩn của chúng ta.
chúng tôi
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 19 Câu 1, 2, 3 Trang 5, 6
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi. Những con sói trong tâm hồn
Một cậu bé đến gặp ông minh để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”
Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”
Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”
Người ông nói một cách nghiêm nghị:” Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
(Theo Gia đình Online)
a/ Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? b/ Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn cho cháu nghe nhằm mục đích gì? c/ Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? Phương pháp giải:
a) Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2, 3, 4.
b) Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2, thứ 3 và câu nói cuối cùng mà ông đã nói “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!” để tìm ra mục đích việc kể câu chuyện của ông.
c) Mỗi người đều có hai con sói trong tâm hồn và con sói chiến thắng chính là con sói mình hằng nuôi dưỡng khiến con có suy nghĩ gì?
Lời giải chi tiết:
a) Khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe, người ông đã kể cho cháu nghe câu chuyện về hai con sói bên trong tâm hồn mình.
b) Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.
c) Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.
Câu 2 Đọc đoạn văn sau:
(1) Nước chảy tràn ra. (2) Một sào, hai sào uống nước rồi hàng ngàn mẫu xuống nước…(3)Nước vẫn chảy chan hòa, lúa reo mừng hoan hỉ.
a/ Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi câu, vế câu.
b/ Viết số thứ tự câu thích hợp:
– Các câu đơn trong đoạn văn là: ………
– Các câu ghép trong đoạn văn là: ………
Phương pháp giải:
a) – Xác định sự vật làm chủ thể trong câu, đó là chủ ngữ.
– Xác định thành phần chỉ hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật đã xác định là chủ ngữ, đó là vị ngữ cần tìm.
b) – Dựa vào phần xác định chủ ngữ vị ngữ ở câu a để hoàn thành bài tập này.
– Câu có một vế chủ – vị là câu đơn, câu có từ từ hai vế chủ – vị trở lên là câu ghép.
Lời giải chi tiết:
b) – Câu đơn trong đoạn văn là: (1)
– Câu ghép trong đoạn văn là: (2), (3)
Câu 3 Đọc đoạn văn sau:
Gió êm dịu dàng man man những rặng cây, gió bền mang theo cái vị mặn môi riêng của nó. Từ ngàn đời nay, biển vẫn như vậy và nó sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió.
a/ Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu.
b/ Khoanh vào dấu câu hoặc từ ngữ tác giả dùng để nối các vế câu.
Phương pháp giải:
a) – Con đọc thật kĩ các câu.
– Xác định xem những sự vật nào làm chủ trong câu thì đó là chủ ngữ.
– Những thành phần nào nêu lên trạng thái, hoạt động, tính chất của sự vật ở chủ ngữ thì đó là vị ngữ.
b) – Xác định các vế trong câu.
– Xét xem giữa hai vế đó có từ nối hoặc dấu câu nào thì đó chính là đáp án cần tìm.
Lời giải chi tiết:
a) Chủ ngữ và vị ngữ trong câu được xác định như sau:
b) – Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, gió biển mang theo cái vị mặn mòi riêng của nó.
Theo như phần xác định ở câu a ta xác định được hai vế câu trong câu vừa rồi là ” gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây” và “gió biển mang theo cái vị mặn mòi riêng của nó”
Vậy nên giữa hai vế câu này có có dấu câu để nối là dấu phẩy (,)
– Từ ngàn đời nay, biển vẫn như vậy và nó sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió.
Theo như phần xác định ở câu a ta xác định được hai vế câu trong câu này là “biển vẫn như vậy” và ” nó sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió”
Vậy nên giữa hai vế câu này có từ nối là từ và
chúng tôi
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Tuần 1 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 5, 6
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi. Sông Hồng – Hà Nội
Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.
Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ.
Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cuả thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi.
(Theo Hà Nội mới )
a/ Màu nước sông Hồng như thế nào ? b/ Cảnh sông Hồng đêm được miêu tả bằng nhiều sự vật. Em hãy ghi lại vẻ đẹp của mỗi sự vật đó:
– Những ngọn đèn cao áp ………..
– Những ngọn đèn màu …………..
– Vầng trăng …………………………
– Thuyền chài ……………………….
c/ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh sông Hồng? d/ Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ như thế nào? Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
b. Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và ba.
c. Em đọc kĩ lại đoạn văn thứ 2 và 3 để phát hiện biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?
d. Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
a. Màu nước sông Hồng khi đỏ rực như son về lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.
b.
– Những ngọn đèn cao áp: như những vì sao xanh.
– Những ngọn đèn màu: ngọn cao, ngọn thấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên.
– Vầng trăng: là bông hoa hồng vàng đang mở cánh
– Thuyền chài: ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
c. Để miêu tả cảnh sông Hồng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá và so sánh.
Nhân hoá: Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
So sánh: Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông.
d. Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ càng thêm rực rỡ và tươi đẹp hơn
Câu 2 Khoanh tròn chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ đất nước trong các câu sau:
a) Tổ quốc
b) Non sông
c) Nước nhà
d) Đất đai
Phương pháp giải:
Đất nước: Phần lãnh thổ trong quan hệ được dân tộc làm chủ và sống trên đó.
Lời giải chi tiết:
Vậy từ đồng nghĩa với từ đất nước đó là:
a. Tổ quốc
Lời giải chi tiết:
– Nhóm 1(Chỉ những người không còn sống nữa, đã ngừng thở, tim ngừng đập): chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên
– Nhóm 2 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại trên đường sắt): tàu hoả, xe lửa
– Nhóm 3 (Chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng): ăn, xơi, ngốn, đớp
– Nhóm 4 (Chỉ hình dáng bé nhỏ hơn mức bình thường): nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng
– Nhóm 5 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại bằng đường hàng không): máy bay, tàu bay, phi cơ
– Nhóm 6 (Chỉ những diện tích lớn hơn mức bình thường): rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông
Câu 4 Đặt câu với từ chết và từ hi sinh để phân biệt hai từ này: Phương pháp giải:
Chết và hi sinh là hai từ đồng nghĩa không hoàn toàn chỉ một người đã ngừng thở, tim ngừng đập nhưng khác nhau về sắc thái biểu hiện.
Chết: Nói một cách chung chung
Lời giải chi tiết:
– Anh ta đã chết ba hôm nay nhưng hàng xóm chẳng ai hay.
– Anh ấy đã hi sinh để bảo vệ bí mật quốc gia.
chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 34 Câu 5, 6, 7, Vui Học Trang 62, 63 trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!