Xem Nhiều 3/2023 #️ Du Học Ba Lan Nói Tiếng Gì, Tổng Quan Về Du Học Balan # Top 6 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Du Học Ba Lan Nói Tiếng Gì, Tổng Quan Về Du Học Balan # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Ba Lan Nói Tiếng Gì, Tổng Quan Về Du Học Balan mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Du học Ba Lan nói tiếng gì, tổng quan về du học Balan

Ở Ba Lan học dùng tiếng Ba Lan là ngôn ngữ mẹ đẻ vậy du học Ba Lan nói tiếng gì là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên có ý định du học đất nước này đề cập. Ngôn ngữ Ba Lan được xếp vào ngôn ngữ khó học nhất thế giới, rất nhiều bạn có ý định học tại đất nước này chọn tiếng Anh là ngôn ngữ du học. Đối với du học sinh Việt Nam cũng vậy.

– Những thuận lợi:

Học phí của Ba Lan được xem là dễ thở nhất của Châu Âu, mức phí học một năm ở đây được xem là không chênh lệch quá nhiều so với việc bạn học tập tại các trường tư ở đất nước ta. Thêm đó là mức chi phí về sinh hoạt, nhà ở cùng nhiều chi phí khác phát sinh cũng tùy thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu tiêu dùng cũng như nơi bạn học tập và sinh sống. Đa số nếu bạn ở vùng nội thành, giá cả sinh hoạt cũng như dịch vụ cũng sẽ cao hơn so với những vùng xa thành phố. Chính vì vậy việc bạn chọn trường cũng như nơi bạn ở cũng ảnh hưởng không ít đến chi phí bạn cần bỏ ra.

Đối với nhiều sinh viên hay du học sinh quốc tế việc làm thêm khá quan trọng, nó không chỉ giúp bạn lấy thêm những kinh nghiệm, trau dồi khả năng ngoại ngữ mà bạn còn được thêm một khoản tiền để giúp đơn gia đình, chi trả chi những chi phí cần thiết hằng ngày. Đất nước này không có bất cứ quy định nào về việc sinh viên đi làm thêm, quy trình cũng như các thủ tục để bạn xin đi làm thêm cũng rất dễ dàng. tuy nhiên một số nơi bạn xin việc yêu cầu bạn cần xác nhận việc mình là sinh viên cũng như cần xác nhận từ nhà trường mới được nhận vào làm việc.

Bạn cũng không cần quá lo lắng về việc này, có lẽ bạn chưa biết, cộng đồng người Việt ở Ba Lan cũng là đông đảo nhất, rất nhiều người Việt sang đây làm ăn cũng như sinh sống, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho bạn để có thể xin vào làm việc tại những cửa hàng của người Việt.Tùy vào công việc bạn làm cũng như môi trường làm việc của bạn mà bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau.

– Những khó khăn:

Thời tiết Ba Lan rất khắc nghiệt, hầu như đất nước nào tại Châu Âu cũng có thời tiết khắc nghiệt. Đới với những bạn du học sinh có kỳ nhập học vào mùa thu, việc trải qua mùa đông đầu tiên ở đây có thể khá khó khăn. Thời tiết ở đây vào mùa đông sẽ lạnh và càng lạnh, bắt đầu vào đông là thời tiết có thể sẽ rất lạnh, hơn Việt Nam nhiều lần, có thể là -1 độ kèm theo mưa lạnh. Tuy đây là một điểm khó khăn tuy nhiên bạn cũng có thể coi là trải nghiệm mới. Đối với những bạn sinh viên, khi sang một quốc gia khác học tập, việc khiến các bạn thích thú đầu tiên đó là được trải nghiệm cảm giác hoàn toàn mới từ quốc gia này. Nó sẽ khiến các bạn có được những cảm giác thú vị cùng những khám phá khó quên.

Do Ba Lan là đất nước nằm trong khối EU Schengen chính vì vậy khi bạn xin được visa nước này bạn có thể thoải mái đi du lịch tại các đất nước thuộc khối này mà không cần mất công làm visa nhiều lần nữa. Hơn nữa việc bạn có thể tìm đến những đất nước khác làm việc là điều rất dễ dàng, không có quá nhiều cản trở, chi phí di chuyển giữa các nước cũng rất hợp lý.

Tổng Quan Về Du Học Malaysia

Hệ thống giáo dục của Malaysia ngày nay mang tầm quốc tế, tiếp cận với nền giáo dục của các quốc gia phát triển. Du học Malaysia sinh viên có thể yên tâm về chất lượng đào tạo, bằng cấp quốc tế, môi trường học tập và sinh hoạt an toàn.

Đôi nét về đất nước Malaysia

Được mệnh danh là “Thiên đường nhiệt đới giữa Đông Nam Á”, đất nước Malaysia đặc biệt thu hút với sự kết hợp hài hòa giữa đa sắc tộc, văn hóa và tín ngưỡng. Khí hậu ấm áp quanh năm. Các bạn có thể hình dung khí hậu Malaysia khá giống khu vực miền Nam Việt Nam, có hai mùa chủ yếu là nắng và mưa. Điều đặc biệt là Malaysia không bị ảnh hưởng nhiều bởi các thảm họa thiên nhiên.

Lãnh thổ Malaysia chia làm 2 phần: Tây Malaysia và Đông Malaysia.

– Tây Malaysia là một bán đảo xinh đẹp, bờ Tây được bao quanh bởi eo Malacca, phía Bắc giáp với láng giềng Thái Lan và Singapore tọa lạc ngay tại phía Nam. Tây Malaysia bao gồm 11 bang và 2 vùng đất thuộc liên bang (Federal Territories).

– Đông Malaysia bao gồm 2 bang lớn là Sabah và Sarawak, nằm ngay khu vực phía Bắc đảo Borneo, mỗi bang đều có những điểm nổi bật riêng thu hút nhiều du khách.

Nền giáo dục tiên tiến của Malaysia

Nền giáo dục của Malaysia đã được xếp vào Top 10 điểm đến thu hút du học sinh của UNESCO năm 2016. Đây là một điểm nhấn cho thấy sự phát triển rõ ràng của nền giáo dục ở quốc gia này. Môi trường học tập quốc tế giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên thân thiện, nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn cao là một điểm cộng so với môi trường giáo dục của các nước khác trong khu vực.

Malaysia còn là quốc gia tập trung nhiều trường đại học có tiếng trên thế giới (theo đánh giá của QS World University Rankings 2019.

Top các trường đại học tốt nhất Malaysia 2019

University of Malaya (UM)

87

University of Kebangsaan Malaysia (UKM)

184

University of Putra Malaysia (UPM)

202

University of Sains Malaysia (USM)

207

University of Teknologi Malaysia (UTM)

228

University of Teknologi Petronas (Petronas)

521 – 530

Taylor’s University

601 – 650

university of Utara Malaysia (UUM)

601 – 650

University of Islam Antarabangsa Malaysia (UIAM)

651 – 700

University of Tenaga Nasional (UNITEN)

701 – 750

University of Teknologi Mara (UiTM)

751 – 800

Multimedia University (MMU)

801 – 1000

Cũng như Việt Nam, các trường đại học tại Malaysia được phân loại thành trường công lập và tư thục, sẽ được phân biệt dựa trên mức học phí và thời gian khai giảng linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy là tương đương.

1/ Đại học công lập tại Malaysia

Universiti Malaya (UM)

Universiti Sains Malaysia (USM)

Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM)

Universiti Putra Malaysia (UPM)

Universiti Teknologi Malaysia (UTM)

2/ Đại học tư thục tại Malaysia

Taylor’s University

INTI International University

Multimedia University

UCSI University

3/ Đại học nước ngoài tại Malaysia

Malaysia cũng là mái nhà của nhiều trường đại học nước ngoài danh tiếng:

Các trường đại học hàng đầu Anh Quốc có campus tại Malaysia: Đại học Heriot-Watt, đại học Heriot-Watt, đại học Southampton, đại học Y Newcastle, đại học Reading

Các trường đại học hàng đầu Úc có campus tại Malaysia: Đại học Công nghệ Swinburne, đại học Curtin, đại học Monash

Các trường đại học hàng đầu Trung Quốc có campus tại Malaysia: đại học Xiamen, Shanghai Jiao Tong Campus

Chi phí du học Malaysia

Học phí tại Malaysia sẽ tùy thuộc vào chương trình học và ngành học, cũng như học phí tại các trường đại học công lập sẽ thấp hơn khi so sánh với các trường đại học tư thục và sẽ cao hơn đối với các trường đại học nước ngoài.

Hầu hết các trường đại học tại Malaysia cung cấp mức học phí đã được bao gồm tất cả các chi phí bao gồm: phí ghi danh, phí hành chánh, phí khám sức khỏe và các khoản phí khác.

2/ Học phí cho chương trình sau đại học (theo mỗi năm)

Môi trường sống lý tưởng cho các bạn sinh viên

Các khu vui chơi ở Malaysia khá đông đúc, rộng rãi và sạch sẽ nhưng cuốn hút nhất chính là khu ẩm thực phong phú tại các chợ đêm nơi đây. Vào dịp nghỉ hè hoặc các kỳ nghỉ dài trong năm, bạn cũng có thể đến khám phá các khu rừng nhiệt đới, tham gia các nhóm leo núi, thám hiểm và tìm hiểu nền văn hóa đa dạng tại các bang của Malaysia.

Chi phí sinh hoạt tại Malaysia

Câu hỏi được đặt ra là: “Với một quốc gia hiện đại như Malaysia thì chi phí sinh hoạt là bao nhiêu trong một tháng?”. Trung bình mỗi sinh viên quốc tế nên chuẩn bị khoảng 1.800 – 2.000 RM (khoảng 10.8 – 12 triệu đồng/tháng) cho chi phí sinh hoạt khi sống ở những khu vực gần trung tâm.

Chi phí sinh hoạt này bao gồm:

Chi phí ăn uống

500 – 800 RM (khoảng 3 – 4 triệu đồng/ tháng)

(Nếu tự nấu ăn ở nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn)

So sánh chi phí du học các nước (USD/năm)

Điều kiện du học Malaysia có khó không?

Điều kiện đầu vào tại các trường đại học hàng đầu Malaysia không quá cao và được thiết kế linh hoạt để phù hợp cho những bạn sinh viên chưa đạt đủ điều kiện đầu vào vẫn có cơ hội được học tập tại Malaysia.

Lợi thế của việc du học Malaysia:

– Không cần chứng chỉ tiếng Anh đầu vào (IELTS/TOEFL). Với việc du học thì các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS hoặc TOEFL sẽ là một lợi thế cho bạn nhằm nhanh chóng nắm bắt được các bài giảng 100% bằng tiếng Anh. Nhưng khi đến du học tại Malaysia, nếu bạn chưa có chứng chỉ Anh ngữ thì tại các trường đại học của Malaysia có các khóa học tiếng Anh nền tảng giúp bạn đáp ứng điều kiện đầu vào trước khi vào khóa chính.

– Không cần chứng minh tài chính.

– Không cần phỏng vấn để lấy visa du học.

Những gì bạn cần chuẩn bị cho việc du học Malaysia của mình là:

Bằng tốt nghiệp THPT

Thư mời nhập học từ trường đại học tại Malaysia

Đủ khả năng tài chính để chi trả cho quá trình du học (bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt)

Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS (nếu có)

Có nguyện vọng và mong muốn học tập chính đáng

Tóm lại, du học Malaysia có tốt không?

Có rất nhiều bạn sinh viên và các bậc phụ huynh vẫn còn lạ lẫm với việc du học tại Malaysia hoặc cho rằng nếu đã đầu tư du học thì phải lựa chọn những trường hàng đầu ở các nước phát triển thì bằng cấp mới được đánh giá cao hơn.

Điều này có lẽ sẽ là một nhược điểm của Malaysia khi mà nhiều bạn sinh viên Việt Nam vẫn đang cân nhắc về du học tại quốc gia này. Nhưng hơn hết, từ những phản hồi tốt của các bạn sinh viên quốc tế đang học tập tại Malaysia, đất nước này ngày càng thu hút nhiều sinh viên đến và học tập hơn.

Hệ thống giáo dục của Malaysia ngày nay mang tầm quốc tế, tiếp cận với nền giáo dục của các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc… Du học Malaysia sinh viên có thể yên tâm về chất lượng đào tạo, bằng cấp quốc tế, môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, người dân thân thiện hiếu khác và đặc biệt cơ hội trải nghiệm cuộc sống tại một quốc gia đa văn hóa và phát triển bậc nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Hy vọng Malaysia sẽ là điểm đến du học thích hợp và đáp ứng những yêu cầu của bạn cho việc lên kế hoạch du học của mình.

Vui lòng liên hệ với Viet Global để được tư vấn về du học Malaysia.

Nước Ba Lan Nói Tiếng Gì? Tìm Hiểu Về Ngôn Ngữ Ở Ba Lan

Ngôn ngữ của Ba Lan phát triển trên nguồn gốc văn hóa

Để có thể biết người dân thì chúng ta cần hiểu hơn về văn hóa con người nơi đây. nước Ba Lan nói tiếng gì Tìm hiểu về đất nước Ba Lan thì đây là đất nước Trung Âu, tiếp giáp với nhiều nước về các phía như: biển Baltic ở phía Bắc, nước Đức ở phía Tây, Litva và Belarus ở phía đông và Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina ở phía Nam. Trong suốt lịch sử hình thành biên giới nước này liên tục bị thay đổi, điều đó tác động nhiều tới nền văn hóa, phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ sử dụng trong toàn dân. Tuy nhiên với nền tảng Công giáo La Mã vững chắc, đất nước này vẫn duy trì rất tốt bản sắc văn hóa độc đáo.

Hiện nay người Ba Lan nói tiếng gì? Ngôn ngữ chính thức được hơn 38 triệu dân sử dụng hiện nay là tiếng Ba Lan. Theo tìm hiểu thì đây là nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ gốc Slav, tiếng Ba Lan cũng là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trong nhánh. Xét trong nhóm ngôn ngữ gốc Slav, tiếng Ba Lan có cộng đồng sử dụng đông thứ 2, chỉ sau tiếng Nga. Ngôn ngữ này cũng chính là đại diện cho tiểu nhóm Lechitic. Không chỉ người dân sống tại Ba Lan nói thứ ngôn ngữ này mà do quá trình phát triển, con người có nhiều sự di chuyển thì tiếng Ba Lan đã du nhập tới một số nước châu Âu khác như Lithuania, Latvia, Ukraine, Đức, CH Séc, Slovakia, Thụy Điển, thậm chí cả ở Anh.

Có rất nhiều sinh viên lựa chọn du học tại Ba Lan bởi vì chi phí sinh hoạt tương đối thấp và học phí rất hợp lý với chương trình giáo dục có lịch sử phát triển lên tới 650 năm. Ba Lan hiện đang là đất nước đứng thứ 4 châu Âu về số lượng đào tạo sinh viên quốc tế hàng năm. Chất lượng giáo dục được chính phủ theo sát và có những đánh giá thường liên. Du học Ba Lan thu hút tới 73.000 sinh viên quốc tế từ khắp các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước có số du học sinh tham gia học tại Ba Lan khá đông. Với tiêu chí dễ nhập học, điều kiện và visa đều có nhiều ưu tiên nên giáo dục Ba Lan luôn hấp dẫn.

Tham khảo ngay các trường đại học ở Ba Lan

Sinh viên không nhất thiết phải thành thạo tiếng Ba Lan. Có rất nhiều khóa học được dạy bằng tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế. Chính vì vậy bạn không nhất thiết phải nói được tiếng Ba Lan. Ngoài ra nếu muốn theo học các khóa học bằng tiếng Ba Lan bạn có thể tham gia các khóa học dự bị tiếng Ba Lan 1 năm trước khi tham gia các khóa học chính thức. Lưu ý khi đăng kí học tiếng Anh thì bạn cũng cần đạt được điểm tối thiểu để nhập học là IELTS trên 5.5.

Cách học tiếng Ba Lan hiệu quả nhất

Tiếng Ba Lan rất khó học và yêu cầu sự tập trung cao độ, những người dân sinh sống ở đây tự nhận thấy việc nói tiếng Ba Lan của họ rất khó khăn. Họ luôn nể trọng và đánh giá cao người nước ngoài có thể nói tiếng Ba Lan. Mặc dù ở Ba Lan tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 nhưng nếu bạn có ý định học tập hay phát triển lâu dài tại đất nước này thì bạn nên hiểu được ngôn ngữ của họ. Nếu bạn có ý định học ngôn ngữ Ba Lan để sang đây học tập hay làm việc tại Ba Lan thì ANB Việt Nam sẽ có 4 phương pháp sau giúp bạn tiếp cận thứ ngôn ngữ đặc biệt này:

Lắng nghe người Ba Lan nói tiếng Ba Lan là cách nhanh nhất giúp bạn bắt nhịp được ngôn ngữ này. Hiện nay với thời đại 4.0 không khó để bạn có thể tìm đến các đài phát thanh của Ba Lan. Bạn có thể nghe liên tục các chương trình thời sự, thể thao, văn hóa mặc dù chưa hiểu gì. Mục đích ở bước này là làm quen ngôn ngữ, quen dần với giọng điệu và cách phát âm của người Ba Lan.

Hãy để tâm thực sự vào chuyện học tiếng Ba Lan chỉ vài phút mỗi ngày. Mặc dù bạn có thể chọn các chương trình vui nhộn nhưng việc đó giúp bạn cải thiện kĩ năng một cách nhanh chóng

Học trực tuyến qua một số website dạy tiếng Ba Lan

Hiện tại, do nhu cầu học tiếng Ba Lan của người Việt không cao như những ngôn ngữ phổ biến khác như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp hay tiếng Nhật nên cũng không dễ dàng để có thể có được nhiều website dạy loại ngôn ngữ này. Đầu tiên, có thể kể đến Duolingo như một địa chỉ tin cậy cho những người học tiếng Ba Lan. Với hệ thống bài giảng vui nhộn, phù hợp với trình độ của từng cá nhân, hỗ trợ đa nền tảng từ website đến các hệ điều hành trên điện thoại thông minh, trang web này là sự lựa chọn số một. Ngoài ra, Memrise hay BBC Languages cũng là những sự lựa chọn hấp dẫn khác.

Học hát hoặc độc thoại tiếng Ba Lan mỗi ngày

Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Du Học Ba Lan

Trong thời gian qua, ADC nhận được nhiều câu hỏi của nhiều học sinh và Quý phụ huynh học sinh về Du học Ba Lan. ADC xin cung cấp một số câu hỏi và trả lời về những vấn đề chung nhất về Du học Ba Lan được nhiều người quan tâm để mọi người cùng tham khảo.

Chi phí du học tại Ba Lan có đắt đỏ không?

Học phí du học Ba Lan (Tham khảo):

Ngoại ngữ, dự bị (1 năm – không bắt buộc): 3000 EUR/năm (Tiếng Anh) và 2000 EUR/năm (Tiếng Ba Lan)

Đại học (3 năm): 1,800 EUR – 3,800 EUR

Cao học (2 năm): 11400 EUR/2 năm (trả ngay), 3900 EUR/năm (trả từng năm), 2000 EUR/kỳ (trả theo kỳ)

Bằng tiếng Ba Lan: 4500 EUR/2 năm (trả ngay), 1570 EUR/năm (trả từng năm), 800 EUR/kỳ (trả theo kỳ)

(Mức học phí thay đổi tùy theo Trường và Thành phố)

Mức chi phí sinh hoạt ở Ba Lan (Tham khảo):

Chi phí sinh hoạt ở Ba Lan trung bình khoảng 300 – 500 EUR, bao gồm:

Nhà ở: 150 – 300 EUR

Ăn uống: 100 – 150 EUR

Giải trí: 30 – 50 EUR

Đi lại: 10 – 20 EUR

Điện thoại, Internet: 20 – 40 EUR

Du học Ba Lan có bắt buộc phải học tiếng Ba Lan hay không?

Không cần! Nếu bạn chọn học bằng Tiếng Anh, các trường đại học có nhiều chương trình học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, bạn có thể học tiếng Ba Lan để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày trong thời gian bạn ở Ba Lan. Nếu muốn theo học chương trình học dạy bằng tiếng Ba Lan, sinh viên có thể tham gia học khóa dự bị tiếng Ba Lan 1 năm trước khi bước vào chương trình học chính. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chọn tiếng Ba Lan làm ngôn ngữ học, bạn sẽ được yêu cầu chứng minh trình độ tiếng Ba Lan trước khi bắt đầu học. Sinh viên nước ngoài muốn nghiên cứu bằng tiếng Ba Lan bắt buộc phải có Chứng chỉ Tiếng Ba Lan, cho phép họ hiểu các bài giảng và các hình thức học phí khác tại các trường đại học xem www.polonicum.uw.edu.pl.

Thông tin về các chứng chỉ ngôn ngữ Ba Lan được cung cấp bởi Ủy ban Chứng nhận Bộ Tư lệnh Ba Lan dưới dạng Ngoại ngữ (www.buwiwm.edu.pl).

Các trường Đại Học ở Ba Lan có cấp Học bổng hay không?

Học bổng của các trường Đại học Ba Lan chủ yếu cấp cho sinh viên Ba Lan hoặc sinh viên có quốc tịch Ba Lan. Đối với sinh viên quốc tế , tùy mỗi trường Đại học họ sẽ đưa ra các chương trình học bổng và các điều kiện để nhận học bổng riêng của mình.

Một danh sách học bổng của chính phủ Ba Lan và các tổ chức khác có sẵn tại: chúng tôi Học bổng khác có thể có sẵn trong một số trường đại học. Bạn nên kiểm tra trong một công cụ tìm kiếm khóa học và trong văn phòng sinh viên quốc tế của trường đại học bạn chọn.

Điều kiện để đăng ký nhập học thế nào?

Để đủ điều kiện, tất cả các ứng viên quốc tế trước tiên phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để vào giáo dục đại học ở nước họ, có chứng chỉ trúng tuyển hoặc tài liệu tương đương; lệnh tiếng Anh (ít nhất là ở trình độ trung cấp) cũng được yêu cầu.

Một số khoa nghệ thuật, giáo dục thể chất, các khoa chuẩn bị cho sinh viên cho nghề dạy học, các trường đại học y khoa và kỹ thuật có thể tổ chức các bài kiểm tra năng khiếu bổ sung.

Tất cả các sinh viên tốt nghiệp từ các tổ chức giáo dục đại học Ba Lan đều nhận được Chứng chỉ bổ sung. Bổ sung có sẵn miễn phí và được phát hành bằng tiếng Ba Lan và theo yêu cầu bằng các ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Nga). Kể từ khi Ba Lan phê chuẩn Công ước Lisbon về công nhận bằng cấp năm 2004, việc công nhận văn bằng Ba Lan đã trở nên dễ dàng hơn giữa các quốc gia.

Để biết thông tin về công nhận bằng tốt nghiệp, vui lòng truy cập www.buwiwm.edu.pl.

Khi nào năm học bắt đầu và kết thúc?

Trong hầu hết các trường hợp, năm học tại các trường đại học Ba Lan bao gồm 2 học kỳ với thời lượng 15 tuần mỗi kỳ.

Học kỳ mùa thu bắt đầu vào đầu tháng 10 và kéo dài đến giữa tháng hai, với hai tuần nghỉ lễ Giáng sinh và thời gian nghỉ một tuần vào tháng hai. Học kỳ mùa xuân bắt đầu vào giữa tháng hai và kéo dài đến cuối tháng sáu, với một tuần nghỉ lễ Phục sinh. Kỳ nghỉ hè kéo dài từ đầu tháng 7 đến hết tháng 9.

Chương trình Đào tạo cử nhân và Thạc sĩ tại Ba Lan trong bao lâu?

Nói chung, phải mất 3 năm học để hoàn thành nghiên cứu cử nhân (6 học kỳ), trong khi nghiên cứu thạc sĩ, tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, kéo dài từ 1,5 đến 2 năm học (tương ứng 3 hoặc 4 học kỳ).

Để du học tại Ba Lan, sinh viên có cần visa không?

Visa du học Ba Lan nhìn chung không quá khó để được cấp. Vấn đề là hồ sơ của bạn cần chuẩn bị đầy đủ và hợp lý tất cả các loại giấy tờ, đặc biệt là giấy tờ tài chính. Visa Ba Lan được lãnh sự quán Ba Lan tại Hà Nội cấp, thời gian xét và cấp visa du học thường dao động từ 4 đến 6 tuần.

Sinh viên không thuộc EU / EEA cần đến Ba Lan bằng visa của sinh viên tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Ba Lan tại quốc gia họ sinh sống.

Điều quan trọng cần nhớ là thị thực được cấp tối đa ba tháng. Để gia hạn thời gian lưu trú tại Ba Lan, cần phải xin giấy phép cư trú trong một khoảng thời gian nhất định tại văn phòng Voivodeship.

Để được hỗ trợ thêm, sinh viên được khuyến khích liên hệ với Văn phòng Sinh viên Quốc tế của trường đại học của họ.

Thông tin thiết thực hơn về: Tới Ba Lan, Đăng ký lưu trú, chăm sóc y tế và bảo hiểm, bằng lái xe, địa chỉ của các cơ quan ngoại giao ở Ba Lan có sẵn tại chúng tôi (Bộ Ngoại giao Ba Lan).

Bảo hiểm có phải là điều kiện bắt buộc trước khi sang Ba Lan hay không?

Chăm sóc y tế ở Ba Lan không phải là miễn phí. Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với tất cả sinh viên trong suốt thời gian lưu trú tại Ba Lan. Các sinh viên từ các nước ngoài khu vực EU / EEA được khuyến khích mua bảo hiểm y tế ở đất nước của họ hoặc ngay sau khi đến Ba Lan. Nếu không thì sinh viên phải chi trả tiền cho bất kỳ dịch vụ y tế mà họ sử dụng. Sinh viên nước ngoài cũng được khuyên là nên mua bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba và bảo hiểm tai nạn. Công dân EU ở tại Ba Lan sẽ được sử dụng các dịch vụ y tế miễn phí sử dụng thẻ của châu Âu bảo hiểm y tế (EHIC). Công dân ngoài EU có thể ký hợp đồng bảo hiểm với NFZ – Narodowy Fundusz Zdrowia và mua bảo hiểm với chi phí hàng tháng là 40 PLN.

Có lời khuyên nào đối với những sinh viên chuẩn bị du học Ba Lan?

Bạn nên chuẩn bị vốn ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan) thật tốt trước khi du học Ba Lan. Điều này vừa giúp bạn dễ dàng hòa nhập với bạn bè, vừa mang lại kết quả học tập tốt hơn. Bạn có thể lựa chọn học dự bị 1 năm ngôn ngữ trước khi học chuyên ngành. Tuy nhiên, bạn tốt nhất bạn nên học trước ở Việt Nam, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa khỏi bị bỡ ngỡ và lạc lõng khi đặt chân sang đây.

Nếu có cơ hội, đừng ngại xin thực tập hay xin việc ngay khi ngồi trên ghế giảng đường. Đừng thiếu tự tin là mình không đủ trình độ. Nếu bị từ chối nhiều lần cũng đừng nản, rồi bạn sẽ tìm được công việc thích hợp để vừa có thêm kinh nghiệm, vừa có thêm chi phí trang trải trong thời gian ở đây.

Nên học đại học bằng tiếng Anh nếu muốn có cơ hội đạt thành tích cao. Lý do là tiếng Ba Lan khó hơn tiếng Anh rất nhiều. Thông thường để thông thạo tiếng Ba Lan, du học sinh cần phải học tiếng ít nhất 2-3 năm để đạt được trình độ C1-C2 (tương đương 7.5-8.0 IELTS Tiếng Anh).

Giữa văn hóa giữa Việt Nam – Ba Lan có gì khác biệt?

Văn hóa Ba Lan đề cao sự tôn trọng với người đối diện. Dù trẻ hay già, tất cả những người mới gặp đều sẽ được gọi là ông, bà. Cho đến khi họ được người kia đồng ý cho thay đổi cách xưng hô. Ngoài ra công dân Ba Lan cũng đặc biệt xem trọng Đức giáo hoàng Paul II – niềm tự hào của họ. Cũng vì đức tin mà cuộc sống ở đây rất yên bình, tỉ lệ tội phạm cực kỳ ít.

Về cuộc sống sinh viên thì hầu như các trường đại học, cao đẳng tại Ba Lan vào những ngày cuối tuần đều tổ chức tiệc vào khoảng 8 giờ tối. Mọi người sẽ bắt đầu uống bia và nói chuyện cho đến 10 hoặc 11 giờ, vodka sẽ là thức uống chính. Sau đó đến nửa đêm thì họ sẽ đến sàn nhảy hoặc các quán rượu để vui chơi, nhảy múa cho đến tận sáng hôm sau.

Ba Lan đề cao sự tự do

Thuận lợi lớn nhất của du học Ba Lan chính là sự thoải mái: bạn có thể ăn, ngủ, nghe nhạc, thậm chí bỏ buổi học cũng sẽ không bị kiểm điểm hay la mắng gì hết. Giáo dục Ba Lan quan niệm sinh viên là những người trưởng thành, mọi hành động đều là do quyết định của cá nhân. Đơn giản là nếu bạn lười biếng, không chịu học thì sẽ khó mà qua được các kỳ thi hay kiểm tra.

Ở Ba Lan không sử dụng thang điểm 10 mà dùng điểm 5 là tối đa, và bị điểm 2 thì sẽ bị đánh trượt. Tuy nhiên, mỗi môn học đều có thang điểm 5.5 dành cho sinh viên đặc biệt xuất sắc, hoặc chứng minh được cho thầy cô thấy là sinh viên đó thực sự cố gắng.

Ngoài ra, các sinh viên ở Ba Lan đều rất thân thiện và thường tụ tập cùng nhau sau các buổi học, đặc biệt là buổi học đầu tiên trong năm. Đi du học Ba Lan chắc chắn bạn sẽ có thêm rất nhiều những người bạn mới và học hỏi được nhiều điều mới mẻ.

ADC là Đại diện tuyển sinh của các trường Đại học tại Ba Lan

Liên hệ:

Mọi thông tin chi tiết về Du học Ba Lan, vui lòng liên hệ với ADC để được hỗ trợ:

Tel.: 024-3972 1123 I HOTLINE: 0967 799 588 I Email: I Website: www.adcduhoc.vn

Last modified on Thứ bảy, 04 Tháng 7 2020

Bạn đang xem bài viết Du Học Ba Lan Nói Tiếng Gì, Tổng Quan Về Du Học Balan trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!