Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Một Vài Kinh Nghiệm Tạo Hứng Thú Học Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 3 Người Dân Tộc mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Thuận lợi: Hầu hết các em học sinh tại trường đều là người dân tộc Êđê ở khu vực xã Ea Bông, bản thân tôi cũng là một giáo viên Tiếng Anh người dân tộc Êđê, do đó hiểu được những trở ngại mà các em mắc phải khi giao tiếp bằng Tiếng Anh cũng như giao tiếp bằng Tiếng Việt là điều hiển nhiên. Khoảng cách giữa các trường Tiểu học trong địa bàn xã Ea Bông khá gần nên việc dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về chuyên môn, nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, cũng như cách thức tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm có phần dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Nhận được sự quan tâm từ Phòng Giáo dục Huyện trong việc theo học bằng đạt chuẩn kĩ năng giao tiếp (B2) theo khung tham chiếu Châu Âu. Bên cạnh đó, giáo viên còn nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường trong việc bố trí tiết dạy, tạo điều kiện bồi giỏi nâng yếu trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên Tiếng Anh được đào tạo trình độ cao(sau đại học). * Khó khăn Là trường có hơn 70% học sinh là dân tộc Êđê khá đông với học sinh người dân tộc Kinh, đa số các em nói Tiếng Việt chưa chuẩn, giao tiếp bằng Tiếng Việt còn hạn chế (sai thanh dấu). Việc dạy ngoại ngữ Tiếng Anh cho các em, theo qui định của Bộ triển khai từ lớp 3 thì lại trở thành một thách thức to lớn đối với một trường nằm trong vùng “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” như các em học sinh dân tộc Êđê tại trường Tiểu học Ea Bông hiện nay. Thêm vào đó, phòng học còn thiếu(chỉ dạy được 2tiết/ tuần), chưa đảm bảo số lượng theo yêu cầu, chưa có phòng Lab, phòng học chuyên dụng dành riêng cho môn Tiếng Anh, số lượng giáo viên Tiếng Anh chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy 4 tiết/ tuần theo chương trình của Bộ Giáo Dục. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác dạy học Tiếng Anh còn hình thức, chưa có điều kiện giảng dạy chuyên sâu. Hầu như các cha mẹ và các em học sinh người dân tộc Êđê tại địa bàn trường đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, vẫn xem Tiếng Anh như là một môn phụ trong chương trình học, chưa chú trọng đầu tư , mua sắm sách vở phục vụ học Tiếng Anh cho con em mình. Đây chính là bước cản lớn nhất trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Ea Bông. Việc mua sắm trang thiết bị như máy tính, tài liệu ôn tập phục vụ hoạt động tự học Tiếng Anh tại gia đình của các em còn chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức do đó kết quả thu được từ các kì thi IOE trên mạng còn thấp. 2.2. Thành công- hạn chế *Thành công Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy làm cho tiết học của các em trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và hiệu quả hơn. Nhiều em học sinh người dân tộc Êđê tại trường đã nghe và nhận biết giọng đọc, nói của người bản ngữ. Phần lớn các em đã mạnh dạn hơn trong việc thực hiện các bài tập cũng như các yêu cầu cơ bản trong tiết học. Các em đã bước đầu hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong việc áp dụng kiến thức vào tiết học. Việc giao tiếp và gần gũi với chính các em học sinh của mình đã tạo ra một mối quan hệ thầy – trò bền vững. *Hạn chế Với các em học sinh người dân tộc Êđê thì học Tiếng Anh trở thành là học một ngôn ngữ thứ ba (sau việc học Tiếng Việt). Thực tế, khi bước vào lớp 3, mặc dù Bộ Giáo Dục đã chú trọng chương trình tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh người dân tộc Êđê về khả năng nghe nói, giao tiếp nhưng các em vẫn gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động học bởi vì suy cho cùng thì Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thứ 2 sau Tiếng mẹ đẻ ( Tiếng Êđê). Không những hạn chế trong giao tiếp mà điều kiện học tập cũng còn quá nhiều thiếu thốn, nên việc học Tiếng Anh của học sinh ở trường Ea Bông lại càng khó khăn bội phần. Thêm vào đó, chương trình và SGK mới thay đổi liên tục, việc thiếu thốn trang thiết bị, hạn chế trong việc áp dụng phần mềm mới của giáo viên cũng gây rất nhiều trở ngại cho cả người dạy lẫn người học. Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Học Tiếng Anh đối với học sinh người dân tộc Êđê đã là ngôn ngữ thứ ba, môi trường sống của các em chỉ tiếp xúc với người Êđê là chủ yếu cho nên ít có cơ hội sử dụng cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Điều này không chỉ vất vả cho giáo viên mà ngay chính bản thân các em cũng là một trở ngại lớn, do đó đòi hỏi giáo viên phải là người địa phương hoặc phải biết sử dụng Tiếng dân tộc Êđê trong giảng dạy cũng như giao tiếp. 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu * Mặt mạnh Trường nằm tại trung tâm của Buôn Knul, đường sá đi lại rất dễ dàng, có em chỉ cần đi bộ trong thời gian ngắn để đến trường. Đây chính là điểm thuận lợi nhất cho Thầy và Trò trường Tiểu học Ea Bông. * Mặt yếu Mặc dù văn bản chỉ đạo yêu cầu thực hiện từ Bộ – Sở – Phòng rất đầy đủ nhưng trong quá trình thực hiện thì lại gặp rất nhiều trở ngại do khác nhau về mặt điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn cũng như nguồn nhân lực. Dẫn đến một kết quả, không những là không như mong đợi mà còn khập khiễng không theo văn bản ban hành. Đó cũng chính là lí do Bộ Giáo dục luôn phải cải cách cũng như thay đổi chương trình học Tiếng Anh cho các em học sinh. Nhiều em có ít cơ hội để tiếp cận với thông tin đại chúng, động cơ để học Tiếng Anh còn hạn chế. Một số em còn ngại nói Tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi, hầu như các em học sinh chưa quen với việc nghe Tiếng Anh bằng giọng bản xứ trong băng đĩa. 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động Điều kiện, hoàn cảnh của nhân dân địa phương đa số vẫn còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp hoặc không đều nên nhận thức về việc xã hội hóa giáo dục của họ còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với bậc tiểu học. Trình độ giao tiếp Tiếng Anh cũng như kĩ năng áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy Tiếng Anh còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức về giáo dục nói chung của đội ngũ giáo viên tại địa bàn đôi khi còn mơ hồ, chưa thấy rõ tầm quan trọng, chưa thể hỗ trợ hiệu quả vào giảng dạy Tiếng Anh chung trong trường, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của thời đại, các thiết bị giảng dạy phục vụ dạy – học còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Điều kiện về kinh tế, hoàn cảnh gia đình của đội ngũ cán bộ viên chức tại trường vẫn còn nhiều khó khăn. Về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận phương pháp dạy học mới của giáo viên chưa nhanh nhạy, chưa hiệu quả. Một bộ phận học sinh còn chưa chủ động, sáng tạo trong học tập theo phương pháp mới, còn tỏ ra nhút nhát thụ động ít chịu khó tìm tòi, độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Tất cả điều đó đều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một vấn đề nan giải mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Nhà nước dùng một khoản lớn ngân sách cho giáo dục tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường gặp hàng rào cản lớn từ hệ thống quản lý bên trên và sức ỳ trong nhận thức cũng như hành động từ chính những người trong cuộc. Yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh người dân tộc Êđê là việc tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Và một điều kiện cần có, không kém phần quan trọng trong công tác dạy và học tại trường Ea Bông là xây dựng một môi trường Sư phạm theo phương châm:” Trường học thân thiện, Học sinh tích cực ”. Chính yếu tố này góp phần cho giáo viên, học sinh hứng thú thích đến trường đến lớp, yêu trường, yêu lớp. Với phương pháp dạy học mới tích cực thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh là trung tâm của tiết học. 3. Giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài 3.1.Mục tiêu Để tiến hành một tiết dạy có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản sau: Nghiên cứu bài học, đối tượng học sinh, sau đó chọn và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy phù hợp với từng nội dung bài học. Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên phải điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý. Quan trọng hơn cả, giáo viên cần đảm bảo sử dụng thành thạo các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như sáng tạo ra các đồ dùng phù hợp, hiệu quả cho tiết dạy. Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội cũng là vấn đề lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục đòi hỏi phải có nhiều đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn và các cấp học, nhằm nâng cao chất lựơng dạy và học đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh, muốn gây hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập, tạo ra các trò chơi lồng ghép trong các tiết học, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em để các em dễ dàng nắm bắt kiến thức cũng như nhớ bài học được lâu. 3.2. Nội dung và cách thức giải quyết Thực tế cho thấy, một giáo viên cho dù có kiến thức chuyên sâu, nhưng không có phương pháp dạy học tốt thì cũng sẽ không thu được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, “Lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm của giáo viên”, tốt thì “không có việc gì khó” nữa. Lòng yêu nghề ở đây là lòng yêu công việc dạy học, coi việc dạy học là niềm vui, lúc nào cũng hứng thú dạy học, phấn đấu phục vụ nhiều cho công tác dạy học, luôn yêu mến học sinh và có trách nhiệm trong từng bài dạy. Để có một tiết dạy thật sự hứng thú, người giáo viên phải nghiên cứu trước bài dạy. Đây là một công việc không thể thiếu trong các khâu dạy học. Khi có đủ tài liệu thì phải nghiên cứu để định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng những phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng những đồ dùng dạy học cần thiết nào, ước lượng thời lượng tổ chức dạy học. Qua thực tế chứng minh: nếu bài dạy nào có sự đầu tư nghiên cứu kĩ thì kết quả mang lại là rất cao. Việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là trong phần Warm up ( phần mở đầu của mỗi tiết học) nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập Tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với giáo viên, quan trọng hơn nữa là người dạy phải biết vận dụng các trò chơi vào các tiết học một cách hiệu quả với phương châm: “học mà chơi, chơi mà học” nhưng vẫn đảm bảo được lượng kiến thức truyền đạt đến các em. Ví dụ như trò chơi Brainstorming: Việc này giúp học sinh nắm từ nhanh hơn thông qua việc tiếp xúc với tranh ảnh có nội dung gần gũi cũng như gắn liền với bài học. Dùng tranh cho học sinh nhìn tranh điền từ vào chỗ trống, nhìn tranh nghe đọc và ôn từ thông qua mẫu câu. Trong phần bài này, học sinh vừa quan sát tranh học từ vựng vừa thực hành được cấu trúc câu trong giao tiếp: There’s a garden. It’s very nice! Dùng tranh trong các phần liên hệ giáo dục ở phần cuối bài. Giả sử như phần bài này, chúng ta có thể giáo dục các em tôn trọng ngày lễ Tết của dân tộc mình, biết quý trọng ông bà, cha mẹ. Một số thủ thuật mà tôi đưa ra có thể sử dụng trong hầu hết tất cả các tiết học và các khối lớp ở bậc tiểu học. Tùy vào từng nội dung của bài học, giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt và có hiệu quả. Biện pháp 2: Sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ học Tiếng Anh. Phần mềm Hot Potatoes gồm có nhiều phần: JCloze: dùng tạo các bài tập với câu hỏi đa lựa chọn; JCross: tạo bài tập dùng trò chơi ô chữ; JMix: tạo câu hỏi sắp xếp các từ, cụm từ lộn xộn; JMatch: tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp.v.v. Đây cũng là một trong những phần mềm được nhiều giáo viên chú ý đến. Phần mềm phổ biến nhất hiện nay trong các trường chuẩn có dạy môn Tiếng Anh là Active Inspire ( hay còn gọi là Bài giảng tương tác hoặc Bảng thông minh). Nó không chỉ thu hút sự chú ý của các em học sinh mà còn giúp các em học sinh phát huy tối đa khả năng của bản thân trong giờ học. ActivInspire là nền tảng cho bất kỳ hoạt động học tập nào của thế kỷ 21. Được thiết kế để sử dụng trong lớp học, nó cho phép giáo viên giảng bài trên bảng trắng tương tác. Soạn bài giảng có nhiều hoạt động phong phú, hữu ích, và hỗ trợ các nhiệm vụ đánh giá học tập với học viên, các nhóm và toàn thể lớp học. Với sự lựa chọn các giao diện phù hợp với lứa tuổi, ActivInspire mang lại cho giáo viên khả năng tiếp cận nhiều hoạt động giảng dạy, công cụ, hình ảnh, âm thanh và mẫu, với cả một thế giới các tài nguyên bổ sung có trên Promethean Planet. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn, để có được một tiết dạy hiệu quả thì giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức, phân bố lớp học, truyền cảm, lôi cuốn học sinh trong giờ học. Chúng ta có thể thấy, hầu như trong mỗi bài học Tiếng Anh đều có một bài hát không chỉ để tạo sự hứng thú học cho các em mà thông qua đó các em có thể củng cố từ vựng cũng như cấu trúc câu đã học trong bài. Chúng ta phải hiểu thêm là, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Giáo viên cần tăng cường các bài dạy có lồng ghép âm nhạc để các em phát huy tối đa sự ham thích học của mình trong mỗi giờ học. Do vậy, ngoài khả năng tạo sự lôi cuốn học sinh trong những hoạt động trên lớp thì giáo viên còn phải khích lệ động viên trong việc học. Ngoài ra để tăng phần sinh động, giáo viên có thể sử dụng thêm một số bài hát có nội dung tương tự để thay đổi không khí học tập cho các em từ một số trang mạng như: https://alokiddy.com.vn/ Hoặc học các bài hát Tiếng Anh qua: https://www.tienganh123.com/tieng-anh-tre-em-qua-bai-hat. Biện pháp 4: Kết hợp sử dụng tam ngữ: Tiếng Êđê – Tiếng Anh – Tiếng Việt trong tiết dạy. Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng đã chứng minh thực tế là 60% chất lượng giờ dạy tốt là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị soạn giáo án còn lại 40% là tùy thuộc vào năng lực sư phạm và kinh nghiệm của người Thầy. Vì vậy là giáo viên muốn giảng dạy tốt và chất lượng thì phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng, phát huy được tính chủ động sáng tạo, của người học. Bản thân tôi là một giáo viên Tiếng Anh (gốc là người Êđê), học sinh đa số cũng là người dân tộc Êđê cho nên vấn đề truyền tải kiến thức cho các em sẽ hiệu quả hơn nếu biết kết hợp linh hoạt giữa Tiếng Êđê với Tiếng Việt và Tiếng Anh. Giáo viên có thể dùng Tiếng Êđê để giải nghĩa thêm trong trường hợp giải thích bằng Tiếng Việt mà các em vẫn không hiểu, hoặc có thể dùng những câu chuyện cười của dân tộc Êđê để giải thích từ vựng, các em vừa học được từ vựng Tiếng Anh lại vừa biết thêm được câu chuyện hài của dân tộc mình, nó làm tăng mức độ, hiệu quả tiếp thu kiến thức thông qua đó sẽ làm cho các em hào hứng hơn trong việc học. Giáo viên còn có thể sử dụng những câu chào hỏi, giao tiếp bình thường như: Các em có khỏe không? Giáo viên nên sử dụng luôn Tiếng Êđê: Soaih sei mlei mơh he? – How are you? – Bạn có khỏe không? Nơng hruê anei? – What day is it today? – Hôm nay là thứ mấy? Đây là cái gì? – Nơ do anei? – What’s it? Ai đó? – Hlei pô anan? – Who’s that? Dạy từ vựng cũng sẽ đơn giản hơn nếu giáo viên lấy những từ vựng gần gũi với đời sống hàng ngày của các em đưa vào bài học. Ví dụ: Chúng ta có từ beef/bif/ – thịt bò, giáo viên có thể sử dụng từ “ip – con vịt hoặc Mao – Nấm trong Tiếng Êđê có sự tương đồng về âm với mouse /maos/ – Chuột để dạy các em cách phát âm trong Tiếng Anh để dạy các em nhớ từ bởi vì cách phát âm của hai từ này tương tự nhau nhưng chỉ khác nghĩa mà thôi. Hoặc khi dạy chữ cái Tiếng Anh, chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái là A /ei/ – Aê /ei/ – Ông, cách phát âm hoàn toàn giống nhau nhưng khác nghĩa mà thôi. Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành. Tăng cường nhận xét học sinh theo thông tư mới 22 của Bộ Giáo dục về đánh giá nhận xét học sinh bằng tam ngữ Anh – Việt – Êđê. Ví dụ: Kriăng kreh/alah alan – Chăm chỉ/lười biếng – Hard working/ Lazy. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ mắc lỗi, một số em khác lại không dám phát biểu vì sợ thầy cô và các bạn cười chê. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong giờ học. Mới bắt đầu làm quen với Tiếng Anh nên hầu như các em vẫn chưa nhớ từ lắm, giáo viên cần nói thường xuyên hơn với các em. Ví dụ như: Look – Nhìn – Dlang Listen – Nghe – Hmư Repeat – Lặp lại – m`a wit. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy: Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ của Gia đình – Nhà trường – Cộng đồng được tốt thì vai trò của Gia đình là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì các mối liên lạc thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới đạt hiệu quả. 3.3. Điều kiện thực hiện Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng giáo viên đã biết khắc phục, vượt lên khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình SGK mới. 3.4. Mối quan hệ giữa biện pháp, giải pháp của đề tài Thông qua việc chuẩn bị giáo án cho tiết học, để chất lượng bài giảng tốt ngoài những phần chuẩn bị đã trình bày trên, giáo viên còn phải chuẩn bị các phương tiện – thiết bị dạy học. Đây là khâu chuẩn bị cần thiết trong khi tiến hành giảng dạy ở các trường phổ thông. Có đồ dùng dạy học hoặc ứng dụng CNTT, những thí nghiệm ảo mà thực nghiệm không làm được trong tiết học là vô cùng cần thiết để minh họa chính xác cho nội dung bài giảng làm cho học sinh dễ khắc sâu kiến thức hơn. Giáo viên và học sinh càng gần gũi thì việc chia sẻ những trở ngại trong việc học của các em sẽ không còn là vấn đề hay khoảng cách đối với thầy và trò nữa, không những vậy các em sẽ cảm thấy thực sự thoải mái trong việc học, mạnh dạn hơn trong việc tiếp thu Tiếng Anh – một bộ môn ngoại ngữ mà bất kì em học sinh nào cũng cảm thấy dè dặt trong việc nắm bắt. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 4.1. Đối với giáo
Đề Tài Vài Kinh Nghiệm Dạy Vật Lí Cho Học Sinh Dân Tộc
Học tốt môn vật lý trong nhà trường phổ thông đối với học sinh vô cùng khó khăn . Với mục tiêu không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ của người giáo viên . Với sự phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới về đổi mới phương pháp dạy và học.
Như chúng ta đã biết vật lý là cơ sở của nhiều nghành kỹ thuật quan trọng , sự phát triển của vật lý gắn bó chặt chẽ với sụ tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Vì thế việc giảng dạy vật lý có những khả năng to lớn góp phần hình thành và rèn luyện học sinh cách thức tư duy , làm việc khoa học cũng như góp phần giáo dục học sinh ý thức , thái độ trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình , xã hội và môi trường . Nhất là việc giáo dục đối với học sinh dân tộc đó là :
Tên Đề Tài VÀI KINH NGHIỆM DẠY VẬT LÍ CHO HỌC SINH DÂN TỘC PHẦN I : MỞ ĐẦU Học tốt môn vật lý trong nhà trường phổ thông đối với học sinh vô cùng khó khăn . Với mục tiêu không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ của người giáo viên . Với sự phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới về đổi mới phương pháp dạy và học. Như chúng ta đã biết vật lý là cơ sở của nhiều nghành kỹ thuật quan trọng , sự phát triển của vật lý gắn bó chặt chẽ với sụ tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Vì thế việc giảng dạy vật lý có những khả năng to lớn góp phần hình thành và rèn luyện học sinh cách thức tư duy , làm việc khoa học cũng như góp phần giáo dục học sinh ý thức , thái độ trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình , xã hội và môi trường . Nhất là việc giáo dục đối với học sinh dân tộc đó là : - Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về phần cơ ở mức độ định tính và định lượng . - Học sinh nắm được trọng tâm bài học , nội dung bài - Học sinh có thể thu thập và xử lí thông tin - Tiến hành thí nghiệm và rút ra được nhận xét kết luận cần thiết PHẦN II : NỘI DUNG I . Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài : Là địa bàn nằm ở địa bàn thị trấn Lộc Thắng - Huyện Bảo lâm - Tỉnh lâm đồng song lại là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Tày , Nùng , Châu Mạ , K' Ho trong đó tỉ lệ dân tộc k' Ho chiếm trên 35 % dân số - Gia đình các em HS dân tộc chủ yếu sống theo buôn làng nên sự giao tiếp còn hạn chế với cộng đồng người Kinh do đó các em còn rụt rè trong học tập ít phát biểu vì sợ ngại nói sai bạn cười hoặc tiếng nói của các em còn lơ lớ khó nghe - Bên cạnh đó 1 số em do hoàn cảnh gia đình nên còn phải lo giúp gia đình làm kinh tế hay các công việc nhà nên thời gian dành cho học tập và nhất là làm bài tập , chuẩn bị bài ở nhà còn ít - Trình độ tiếp thu với khoa học công nghệ thông tin còn hạn chế , khả năng tiếp thu bài của các em còn chậm thậm chí 1 số em rất chậm - Địa bàn rộng các em đi học còn cách xa trường 5- 12 Km - Ngoài ra đa số các em chỉ học ở mức độ trung bình , yếu , kém rất ít học sinh giỏi nên khó tổ chức học nhóm đôi bạn tốt kèm nhau giúp nhau học. Với những khó khăn như trên nên trong quá trình giảng dạy việc học tập của các em học sinh dân tộc còn rất nhiều hạn chế do đó tôi hy vọng những kinh nghiệm của tôi trong suốt nhiều năm giảng dạy học sinh dân tộc sẽ giúp các em nắm bài ngay tại lớp , nắm chắc và nhớ lâu kiến thức biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống giúp các em yêu thích bộ môn vật lý hơn và trong tương lai sẽ mang đến ít nhiều bổ ích để giúp con em đồng bào địa phương tiến bộ hơn để sau này khi học tập lên các lớp trên nắm chắc kiến thức đi vào các trường đào tạo ngành , nghề sau này khi trưởng thành các em sẽ trở về phục vụ tại địa phương Bảo Lâm ngày càng tươi đẹp II. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu -Được sự quan tâm chỉ đạo của nghành học , BGH nhà trường , chuyên môn , tổ chuyên môn tạo điều kiện , đầu tư cơ sở vật chất , trang thiết bị đồ dùng dạy học , tài liệu tham khảo .. - Trừơng học nằm ở trung tâm thị trấn , cảnh quan sư phạm thoáng mát , đẹp đẽ tạo điều kiện không khí học sinh học tốt hơn - Giáo viên đựơc đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn và bản thân đã học xong chương trình đại học , đuợc tham gia lớp học tiếng dân tộc Châu Mạ trình độ A và đã tốt nghiệp nên bản thân có thể tiếp xúc với các em học sinh dân tộc một cách thân thiện và gần gũi hơn - Thường xuyên dự giờ , thao giảng trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp , dự học các lớp bồi dưỡng đầy đủ - Bên cạnh đó các em học sinh dân tộc cũng có các chế độ chính sách của nhà nước áp dụng cho từng vùng miền như là miễn xây dựng , học phí Nên nhất thiết tôi nghĩ việc học tập cho các em học sinh dân tộc khi đã đến lớp phải quyết tâm hiểu được , nắm được kiến thức và giúp các em rèn luyện tính chủ động tích cực xây dựng bài mà lâu nay các em vốn đã có tính nhút nhát biết mà không phát biểu từ đó tính ỷ lại của các em vào HS Kinh các bạn khá hơn mình , hoà đồng với các bạn trong lớp xây dựng thành lớp tiên tiến xuất sắc , tập thể lớp đoàn kết vững mạnh , xứng đáng là con ngoan trò giỏi làm tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy. Với những thực tế như trên nên tôi quyết định chọn đề tài làm thế nào để giúp học sinh dân tộc học tốt môn vật lí nói chung và cụ thể vật lí 8 nói riêng PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 1 . VỀ PHÍA GIÁO VIÊN : - Bài soạn có thiết kế cấu trúc hợp lý làm rõ trọng tâm chung của bài học song nhất thiết phải chú ý các câu hỏi của đối tượng HS dân tộc - Hệ thống câu hỏi hợp lí , phù hợp với các em có thể chia nhỏ các câu hỏi cho từng vấn đề của bài học - Câu hỏi phải ngắn gọn dễ hiểu - Với những câu hỏi khó thì có thể nói tiếng dân tộc để các em hiểu rõ hơn - Bố trí thí nghiệm trong các tiết phải kết hợp giữa HS người kinh với HS dân tộc - 1 lớp chia thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm từ 8 - 10 em ( hai bàn gần nhau ) - Phân nhóm trưởng và nhóm phó chịu trách nhiệm trong việc điều khiển nhóm trong quá trình học tập - Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hứơng dẫn , quản lí của giáo viên theo các bước : + Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì? + Quan sát tranh vẽ yêu cầu nêu cách bố trí các dụng cụ? + GV hướng dẫn các nhóm tiến hành TN sau khi GV đã kiểm tra + Quan sát hiện tượng TN + Rút ra các nhận xét qua TN hay giải thích hiện tượng thông qua các lệnh trong SGK - Báo cáo kết quả thí nghiệm có thể gọi bất kì em nào trong nhóm không nhất thiết chỉ gọi nhóm trưởng hay nhóm phó hoặc những em khá , giỏi trong nhóm - Các ý kiến hay kết quả TN nên chú ý gọi những em HS dân tộc - Nhận xét hay rút ra kết luận có thể cho HS lên bảng điền vào chỗ trống dưới hình thức trò chơi hoặc dưới hình thức tìm chữ dán tranh tức là cho các em chia thành 2 hay 4 đội rồi tìm các bức tranh đã vẽ sẵn và ghép với nội dung đã học cho phù hợp , hay có thể dùng ghép cột A với cột B cho phù hợp Ví dụ: Bài các tác dụng của dòng điện xoay chiều .: Bóng đèn đang sáng Tác dụng nhiệt Đèn bút thử điện đang sáng Tác dụng quang Quạt điện đang quay Tác dụng cơ Nam châm điện Tác dụng từ Với những hình thức trên GV nên chú ý gọi các em là HS dân tộc lên tham gia như vậy sẽ giúp các em rèn luyện tính cách tự tin vakhắc phục tính nhút nhát trong học tập . + Đối với các lệnh dễ hiểu HS có thể về nhà làm lại vào vở + Đối với các lệnh khó GV yêu cầu các em nhắc lại nhiều lần đồng thời GV ghi các nhận xét đúng của các em lên bảng như vậy sẽ giúp các em nhớ được kiến thức mà chống được hiện tượng GV đọc còn HS thì chép và cũng tránh được cách học mà như hiện nay 1 số GV cứ nghĩ là chống đọc chép do đó không viết gì lên bảng cả trừ những tiêu mục của đầu bài do đó về nhà phụ huynh xem bài vở của con em mình cũng không biết cách nào để dò bài cũ . Bên cạnh đó thái độ của GV phải đúng mực với học sinh không gay gắt hay tỏ thái độ khi học sinh không chú ý ( đã phân tích ở trên ) , do đó đòi hỏi GV phải có lòng nhiệt tình , tâm huyết với nghề nghiệp và biết kết hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng vùng miền , từng địa phương và từng đối tượng nhất là đối với các em là HS dân tộc vốn đã tiếp thu bài chậm nên GV hay chú ý đến các em là HS khá giỏi vì sợ mất thời gian - Tăng cường hoạt động độc lập của học sinh trên lớp, bằng hình thức sử dụng phiếu học tập của mỗi HS: Kinh nghiệm của tôi trong thời gian qua đã cho thấy, phiếu hocï tập có tác dụng như sau : + Tiết kiệm thời gian để giáo viên truyền đạt các yêu cầu hoặc hướng dẫn thêm cho HS. + Tăng cường tính độc lập trong khi làm việc của mỗi em. + Nhịp độ và khối lượng công việc được tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi HS . bằng cách này quá trình học tập của HS từng bước được cá nhân hoá. + Giáo viên có thể thu phiếu học tập sau tiết học để xem xét, đánh giá hoạt động của từng HS và của tập thể HS. Từ đó có biện pháp uốn nắn hoặc điều chỉnh cho hợp lý và có hiệu quả hơn . -Tổ chức các hoạt động thực tiễn như cho HS sưu tầm tài liệu, thu thập tư liệu nhằm bổ sung cho HS quá trình học trên lớp. -Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trực quan như : bảng, biểu, mô hình, vật thật -Ngoài phương tiện đồ dùng học tập đã được trang bị, hướng dẫn HS tận dụng các dụng cụ, vật liệu dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày, để chế tạo ra những dụng cụ thiết bị đơn giản, phục vụ cho hoạt động học tập. Ngoài ra GV còn phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi tư duy so sánh dành cho HS khá giỏi Sau mỗi tiết học đều có các bài tập về nhà nhưng với môn vật lý hiện nay theo phân phối chương trình ở khối 6, 7 , 8 chỉ 1 tiết / tuần . lý 9 thì 2 tiết / tuần mà bài tập về nhà hầu như sau mỗi tiết học có trên 5 bài trở lên mà lại không có tiết bài tập nên thật sự việc hướng dẫn học sinh làm bài tập rất quan trọng và việc nắm vững kiến thức để làm bài tập thật sự cần thiết Từ những thực tế đó tôi đã hứơng dẫn HS về nhà làm bài tập như sau : Với các bài tập trắc nghiệm 4 lựa chọn hay điền từ chỗ trống dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước và yêu cầu HS hoàn thành ngay sau bài học hoặc sau mỗi phần của bài học như vậy sẽ khắc sâu đựơc kiến thức và giúp các em vừa làm xong bài tập mang tính chất củng cố song sẽ mất nhiều thời gian và công phu chuẩn bị của GV nhưng tôi thấy nếu chúng ta làm đựơc như vậy sẽ giúp các em học tốt và nắm bài chắc hơn và nắm bài ngay tại lớp Đối với các bài tập áp dụng công thức và bài tập khó GV phải lựa chọn bài tập nào áp dụng kiến thức ngay trong bài học và hứơng dẫn cụ thể 1 bài cho các em để từ đó các em biết cách làm bài tập + GV yêu cầu 1 em đọc bài tập + Sau khi HS đọc bài yêu cầu các em nêu đựơc các dữ kiện bài toán đã biết và các đại lượng cần tìm + Đơn vị các đại lượng đã chuẩn chưa ? nếu chưa nhắc các em lưu ý đổi đơn vị + Aùp dụng công thức nào để tính ? + Sau khi GV hướng dẫn cụ thể HS về nhà có thể làm tốt các bài tập tương tự GV đã hướng dẫn Ví dụ : Bài 2 - VẬN TỐC ( VẬT LÍ 8 ) Bài tập 2 : Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ , đến Hải Phòng lúc 10 giờ . Cho biết đừơng Hà Nội - Hải Phòng dài 100 km thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu km/h và bao nhiêu m/s ? Đây là bài tập định lượng đầu tiên của vật lí 8 nên HS còn chưa biết cách làm như thế nào do đó GV phải hướng dẫn chi tiết cụ thể : + Tóm tắt : Những đại lượng đã biết và yêu cầu HS dùng các kí hiệu vật lí t = 10h - 8h = 2h s = 100 km v= ? ( km / h và m/s ) + Hứơng dẫn về nhà : - Gọi 1 HS đọc bài - Bài tập yêu cầu tính gì? ( Tính vận tốc ) - Dựa vào công thức nào để tính ? ( Công thức v= ) - GV nhắc lại cách đổi đơn vị từ km/ h sang m/s - Và yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở BT 2. VỀ PHÍA HỌC SINH : Việc học tốt các môn văn hoá nói chung và bộ môn vật lí riêng không phải chỉ phụ thuộc vào người Thầy mà phía học sinh với phương pháp dạy học mới hiện nay thì trò là trung tâm nên : + Học sinh phải tập trung quan sát , theo dõi và tiến hành thí nghiệm ( hầu như trong các tiết vật lí đều có TN ) , suy nghĩ , dự đóan và rút ra các nhận xét , kết luận thông qua bài học vàbiết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế + HS chú ý nghe giảng , tích cực xây dựng bài + Chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ . Qua thực tế đã dạy trước khi chưa áp dụng giải pháp thì tỉ lệ HS đạt kết qủa như sau Bảng kết quả học tập của học sinh dân tộc năm học 2005- 2006 Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 83 18 0 0 1 5,6 4 22,2 11 61,1 2 11,1 84 16 0 0 0 6 37,5 7 43,8 3 18,7 85 16 0 0 3 18,7 3 18,7 8 50 2 12,6 86 18 0 0 2 11,1 3 16,7 9 50 4 22,2 Bảng kết quả học tập của học sinh dân tộc sau khi áp dụng GPHI năm 2006- 2007 Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 84 20 2 10 5 25 8 40 3 15 2 10 85 16 3 18,8 4 25 6 37,5 2 12,5 1 6,2 86 17 3 17,6 5 29,1 6 35,3 2 35,3 1 5,9 87 18 5 27,8 8 44,4 4 22,2 1 5,6 0 0 PHẠM VI ỨNG DỤNG : * Đối với các giáo viên dạy vật lý ở các trường có học sinh dân tộc * Mục đích : Để dạy tốt hơn cho GV và truyền thụ cho HS dân tộc kiến thức cơ bản nắm bài chắc chắn , dễ hiểu , khó quên nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua những kinh nghiệm trên tôi nghĩ rằng nếu cố gắng thực hiện tốt thì với việc đổi mới phương pháp dạy và học thì việc nâng cao chất lượng dạy và học sẽ ngày càng đạt kết quả cao hơn . Học sinh nắm chắc nội dung bài học Phát huy được tính tích cực, tự giác trong học sinh khi học bài cũ cũng như làm bài tập ở nhà Học sinh chịu khó đầu tư cho bộ môn học nhiều hơn, ham thích học bộ môn vật lí hơn. Kết quảhọc tập sẽ cao hơn. Loại trừ được tính thụ động, sao chép máy móc trong học sinh. Mặt khác đứng về góc độ người giáo viên chúng ta cần phải đều tay hơn, thống nhất về phương pháp thì kết quả bộ môn sẽ nâng cao hơn. Qua những năm dạy học sinh dân tộc và nhất là các em dân tộc trường nội trú với những kiên trì , chịu khó và hướng dẫn các em từ điều nhỏ nhất tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trên và từ đó tôi đã có những thành công bước đầu. Một số sách tham khảo : Bài tập vật lí 6,7,8,9 Bài tập nâng cao vật lí 6,7,8,9 Hướng dẫn giải bài tập lí 6,7,8,9 Bài tập trắc nghiệm vật lí 6,7,8,9 Lộc Thắng ngày 4, tháng 11 năm 2007 Người viết:Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Học Sinh Người Dân Tộc
Điện Biên TV – Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc trong đó khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Tại huyện Tuần Giáo chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh đã được triển khai tại 15 trường tiểu học và trung học cơ sở.
Lớp học dạy tiếng Thái cho học sinh tại huyện Tuần Giáo.
Năm 2011, trường PTDTBT Tiểu học Ta Ma là một trong những đơn vị trường học đầu tiên triển khai dạy tiếng Mông theo Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2020. Chương trình được triển khai từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh đã tương đối thuần tiếng phổ thông nên việc nắm bắt kiến thức tiếng Mông khá thuận lợi.
Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Phúc Đồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc dạy tiếng dân tộc cũng gặp một số khó khăn. ĐÓ là nội dung kiến thức còn hơi nặng với học sinh khối lớp 3 bởi một số phần học sinh hơi khó nhớ và khó hiểu. Do vậy, đề nghị trong thời gian tới Đề án nên giảm tải bớt chương trình cho khối lớp 3.
Chủ động truyền dạy tiếng dân tộc cho học sinh, đội ngũ giáo viên là người dân tộc Thái, dân tộc Mông đã sáng tạo, linh hoạt làm đồ dùng dạy học và sử dụng phù hợp với đặc thù và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng truyền thu tiếng dân tộc. Đồng thời lựa chọn lồng ghép giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian,… của các dân tộc thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể.
Khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.
Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo, cho biết: Năm học 2011 – 2012, khi bắt đầu triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2020, huyện Tuần Giáo chỉ có có 2 trường, 4 lớp và 85 học sinh học tiếng Thái; 1 trường, 2 lớp và 48 học sinh học tiếng Mông. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Đề án quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc trên địa bàn huyện Tuần Giáo được mở rộng theo từng năm.
Tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, huyện Tuần Giáo đang vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Việt vào dạy tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; xây dựng đội ngũ quản lý viên chức quản lý chỉ đạo dạy tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết tiếng, chữ viết và văn hóa dân tộc… theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Việt Hòa/DIENBIENTV.VN
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Lớp 6 Hứng Thú Học Tiếng Anh Qua Phim , Ảnh Trong Tiết Dạy
PGD – ĐT Cần Giuộc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Tân Tập
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc************Tân Tập , ngày 28 tháng 3 năm 2016ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: ” giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiếng Anh qua phim , ảnh
trong tiết dạy”
I.Sơ lược lý lịch:– Họ và tên : Lê Thị Xuân Trang-Năm sinh : 16/03/1978-Nơi thường trú : ấp Tân Thành – xã Tân Tập – Cần Giuộc – Long An-Nhiệm vụ được phân công :giáo viên dạy lớp môn Tiếng Anh lớp 6 (2,3); lớp 9(1,2,3,4) ; chủ nhiệm lớp 9/3.
năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi kinh nghiệm nhỏnày tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề” giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiếng Anhqua phim , ảnh trong tiết dạy”Đó là phương pháp nghe – quan sát – bắt chước – viết, với phương pháp này sẽgiúp người học có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ theo chuyển biến từ VÔTHỨC trở thành có Ý THỨC.
2
2 .Mục đích của đề tàiXã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và phương tiện học tập của người học ngày càngcao, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, cải tiến phương pháp dạy học chophù hợp với từng đối tượng học sinh. Bởi lẽ, sức học và sức tiếp thu của từng đối tượnghọc sinh có khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện rõ rệt tùy vào điều kiện học tậpcủa từng người – ví dụ: vùng thành thị, vùng nông thôn, … dẫn đến mặt bằng kiến thứckhông đồng đều. Như vậy, người Thầy càng phải chứng tỏ khả năng “Kỹ sư tâm hồn”của mình.Thêm vào đó , Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rấtnhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Hiện nay việchọc và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếpxúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếngAnh.Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Nét đổi mới nỗi bật của nội dungchương trình sách giáo khoa mới là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng.Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phươngpháp dạy ngoại ngữ mới.Kỹ năng nghe có tầm quan trọng vì học sinh không thể giao tiếpbằng lời nói nếu không hiểu được những gì ngheđược.
Vậy, làm thế nào để học sinh có thể rèn những kỹ năng một cách nhanh chóng, có hiệuquả và dễ học? Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khitiếp xúc với người nước ngoài ? Phải chăng, đây chính là thủ thuật của người Thầy!3.Phương pháp tiến hành:Qua những năm dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp đổi mới. Bản thân tôinhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp họcngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn nhiều hạnchế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. Và đểthực hiện điều đó, việc cho các em nghe là điều trước tiên, nghe nhiều thì các em càngcó kinh nghiệm nhận ra âm vần, hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách phát3
âm, trọng âm của từ và ngữ điệu câu.Hơn thế nữa , việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh , giáo viênkhông chỉ chú ý vào việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, sử dụng cácphương tiện dạy học mà phải quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học theo hướngtích cực hoá hoạt động của người học, đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực chủđộng sáng tạo của học sinh trong học tập, tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằngchính hoạt động của mình, nhưng đa phần học sinh không hiểu tầm quan trọng củaviệc học môn nghe hiểu nên rất lười học hoặc chỉ học qua loa rồi không sử dụng đượcnó, trong đó có học sinh cáclớp, với lượng kiến thức mới mà nó khác xa với tiếng mẹđẻ như thế thì học sinh rất sợ học. Do vậy người giáo viên phải làm gì để biến tiết họcnghe không còn là “nỗi khó khăn” của học sinh . Điều này làm tôi trăn trở mãi và đãthôi thúc tôi thực hiện đề tài này.4.Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:Từ đầu năm học tháng 9 năm 2015 đến nay tháng 3/2016 tôi đã tìm tòi nghiên cứu cáctài liệu và chương trình tiếng Anh THCS , kết hợp dự giờ các đồng nghiệp , thựcnghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, rút ra được phương phápdạy tốt nhất cho các em.Phần II :Nội dung1.Thực trạng :Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ độngsáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thựchành tiếng Anh.Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ.Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, vàtrong quá trình nghe các em không kiểm soát được điều sẽ nghe. Lời nói trong băngnhanh, không quen. Bài nghe có nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thìrất khác nhau và học sinh khó có thể hiểu được nội dung.Mặc khác vì các em ở vùngnông thôn môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Vì thế các em ít có cơ hội luyệnnghe2.Mô tả nội dung , giải phápmớiVấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để gópphầnnâng cao chất lượng học kĩ năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụngtiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo trong từng từ, câu, đặc biệt đối vớihọc sinh ở nông thôn như ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.4
Trước tiên tôi khảo sát đặc điểm tình hình các lớp tôi đang dạy ở tại trườngBước vào đầu năm học để nắm rõ tình hình, sức học, kĩ năng nghe của học sinh khối6.Tôi làm một bước thí nghiệm khảo sát đơn giản như sau:
Dialogue
Jack: Hi, my name is Jack.Linh: I’m Linh. (1)Where are you from?Jack: I’m from London.Linh: Where’s London?Jack: It’s in (2)England.Linh: Ah, I see. So you are (3)English.Jack: Yup. And you?Linh: I’m (4) Vietnamese.Jack: Do you know those (5) boys and girls?Linh: Yes, I do. They are our(6) classmates.Jack: Are they from (7) Thailand?Linh: Yes, they are. (8) They’re Thai.keys:1. Where2. England3. English4. Vietnamese5. boys and girls6. classmates7. Thailand8. They’reKẾT QUẢ:GiỏiKháTBYếuKémTT Lớp Sĩ sốSL % SL % SL % SL % SL %1 6/2 44 4 9,1 8 18,2 15 34,1 13 29,5 4 9,12 6/3 45 2 4,4 10 22,3 15 33,3 12 26,7 6 13,3TC 89 6 6,7 18 20,3 30 33,7 25 28,1 10 11,2Qủa thật , qua kết quả trên tôi nhận thấy kỹ năng nghe của các em còn nhiều hạn chế.Các em chưa hiểu được bài, chưa vận dụng được kiến thức mình đã học. Tôi rất bănkhoăn trăn trở, không biết làm thế nào để giúp học sinh luyện nghe tốt tiếng Anh, giúphọc sinh ham học. Với kinh nghiệm những năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, bướcđầu rèn luyện kĩ cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tôi đưa ra một số kinhnghiệm sau :5
2.1 Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các kỹ năng trong việc học tiếng Anh:– Kỹ năng nói chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nghe , nên giáo viên thường xuyên giúp cácem học sinh trong lớp luyện nghe nhiều để bù vào kỹ năng nói . Bởi vì khi luyện nghe ,học sinh sẽ nhớ được các từ vựng , các câu mà các em thường xuyên tiếp xúc , kể cảcách phát âm và ngữ điệu, chính vì thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nói.– Điều đầu tiên để học tốt tiếng Anh, cần tập trung nghe rõ cách phát âm và ngữ điệu.Nên nhớ khi nghe cần nhìn vào hình ảnh và liên tưởng ra hình ảnh của sự vật hay sự kiệntrong đầumình.– Trong quá trình luyện tập nếu gặp phải những từ hay câu nghe không rõ thì sau khinghe xong có thể Pause lại để ngẫm nghĩ lại câu nói. Nếu nghe mãi không được thì cóthể xem trong tapescript rồi tập nghe lại. Nhớ “nghe bằng mắt” thì hiệu quả vànhanh hơn và đỡ chán hơn “nghe bằngtai”.Chẳng hạn như trong 1 tiết học:Hoạt động:Cho học sinh nhìn tranh có khoảng trắng, gợi ý và yêu cầu các em cho những mẫu câu dựavào các hoạt động sao cho phù hợp với nội dung ( từ vựng và cấu trúc ngữ pháp các em đãđược học qua).
6
8
Các bước để luyện tiếng Anh qua phim hiệu quả:Bước 1. Khởi động- Chọn phim học tiếng AnhTìm một bộ phim mà bạn yêu thích, nội dung dễ hiểu . Các em nên chọn những phim nàocó số diễn viên ít, hài hước giải trí, phát âm rõ ràng. Ví dụ như :Học tiếng Anh cùngGOGO, UP …
Các em có thể tìm ở trên mạng, tại cửa hàng bán đĩa DVD, họ đều có bán nhữngphim này … vì ở những phim này, các em có thể học khoảng 100 lần mà khôngchán, hơn nữa, cấu trúc sẽ được lặp đi lặp lại đến lúc chúng ta có thể nói một cáchthoải mái như họ !Ở những phim này, mặc dù diễn viên nói nhanh, nhưng đó mới chính là người bảnngữ nói, nếu các em muốn hiểu những phim khác thì các em phải bắt đầu từ nhữngphim này. Các em hãy xem từ đầu đến cuối bộ phim 1 số lần (3 lần) để hiểu qua nộidung chính cùng toàn bộ phim với phụ đề tiếng Anh. Nếu các em xem mà hầu như không hiểu gì thì đây là bộ phim không phùhợp với bạn, hãy cất nó đi sau này dùng. Nếu các em chỉ hiểu ở mức tàm tạm (khoảng 70%) nội dung bộ phim thì bạnhoàn toàn yên tâm là sau khi luyện tập, bạn sẽ hiểu và dùng được 100% nộidung của nó.Bước 2. Vượt chướng ngại vật- Học tiếng anh qua phim
9
Luyện tập nói cùng phụ đề tiếng Anh
Chọn 1 đoạn khoảng 3 phút (có nhiều hội thoại) và tra từ điển các từ mới(Oxford Advanced Learner’s Dictionary ), bắt chước cách đọc này trong từđiển, xem nghĩa của nó trong cảnh phim. Các em đừng cố ghi nhớ các từ này(việc này mất nhiều thời gian mà không hiệu quả ). Thường thì phần tiềmthức sẽ giúp các em ghi nhớ từ này lần 1 (vì từ này gắn với hình ảnh và cảmxúc trong phim – 2 yếu tố tạo nên trí nhớ dài hạn). Nếu từ (cấu trúc câu) này phổ biến thì chắc chắn khi xem các phim khác, cácem sẽ gặp lại nó, nếu vẫn không nhớ bạn tra lại từ điển, thường thì saukhoảng 3-5 lần gặp ở phim khác nhau như thế, các em sẽ nhớ mãi từ (cầutrúc) này và hoàn toàn có thể sử dụng nó trong tương lai một cách tự động.Nếu bạn không gặp nó bao giờ thì chứng tỏ nó không quan trọng và cũngkhông cần để tâm đến nó. “Hãy biết cái gì nên không và cái gì nên bỏ “ Tập đọc từng câu 1 trong phim: nhớ rằng hãy bắt chước cách nói của họ, cácem đừng cố dùng kiến thức ngôn ngữ của mình để tạo ra ngôn ngữ “gầngiống” họ , mà hãy cố gắng BẮT CHƯỚC y hệt cách nói của họ (ngữ điệu,phát âm, nối âm) Với mỗi câu bạn hãy đếm ngón tay của mình từ 1-20, mỗi lần đếm là 1 lầnnhấn “play” và nghe họ nói, sau đó bắt chước lại, đừng bao giờ viết câu đó ravà đọc theo cách riêng mình vì làm như thế các em vẫn nói tiếng Anh theokiểu cũ. Sau khi nói 20 lần câu đó, các em chuyển sang câu tiếp theo. Bằngcách này, các em mất khoảng 3 tiếng đồng hồ để học hết 1 đoạn phim dài 5phút. Nhưng đừng nản “Vạn sự khỏi đầu nan” mà. Hãy làm tương tự với cácđoạn phim khác.Bước 3. Tăng tốc học tiếng Anh
10
Các em chuyển phim sang dạng mp3 và cho vào máy nghe nhạc hoặc điệnthoại để nghe và bắt chước ở mọi lúc mọi nơi (thói quen của mình là khi ngủdậy bật 1 bài tiếng Anh lên, chúng ta không đủ thời gian học nên phải tranhthủ ) . Làm như thế cho tới các em nói được cùng lúc, cùng tốc độ với diễn viên(chứ không để họ nói xong mình mới bắt chước) Để hoàn thành 1 bộ phim như thế này, bạn mất nhiều hơn 1 tháng học liêntục. Vì các cấu trúc các từ thường xuyên lặp lại, các em cũng đã quen với tốcđộ nói, ngữ điệu của họ nên mất ít thời gian hơn nếu các em tiếp tục học. Vàđến phim thứ 10, thì các em có thể mất khoảng 1 tuần cho mỗi phim, rồi cácem sẽ thấy ngạc nhiên khi xem Disney channel trên TV và bực mình vì nó cứcó phụ đề ngay giữa màn hình.
01:53♪ Born of cold and winter airHạ sinh bởi lạnh giá gió đông,
♪ And mountain rain combininghoà cùng mưa, tuyết ở trên không.02:00♪ This icy force both foul and fairKhối đá này đây, lộng lẫy làm sao.Một số câu tiếng anh trong phim các em có thể học thuộc để giao tiếp:– This icy force both foul and fair.= Sức mạnh của băng giá vừa xấu xa vừa đẹp đẽ– Do you want to build a snowman?= Chị có muốn chơi người tuyết không?– But also great danger.= Nhưng cũng rất nguy hiểm.– Fear will be your enemy.= Nỗi sợ hãi sẽ là kẻ địch của người.– It’s Coronation Day!= Hôm nay là Lễ đăng quang!– That’s not my fault.= Đâu phải lỗi của con.– Will you marry me?= Em sẽ lấy anh chứ?– You Can if it’s true love.= Có thể chứ, nếu đó là tình yêu đích thực.Tính giáo dục của bộ phim dành đối với các em:Chúng ta có một câu chuyện cổ tích hoàn toàn mới mẻ được viết bằng đồ họa dưới hiệuứng công nghệ 3D tuyệt vời.Frozen đã thỏa mãn được cơn khát cổ tích của những tâm hồnlang thang trong thế giới trẻ thơ, hoặc trẻ thơ thực sự. Ở vương quốc Arendelle nọ, nhà vuavà hoàng hậu sinh được hai cô con gái, cô chị tên Elsa, cô em tên Anna. Elsa ngay từ khimới sinh đã có phép thuật biến hóa ra băng tuyết, điều này là một bí mật đối với nhữngngười không thuộc gia đình. Câu chuyện bắt đầu vào một ngày, Elsa vô tình gây nênthương tích cho em gái Anna. Sau tai nạn đó, Elsa buộc phải che dấu năng lực bản thân. Côsợ hãi nhốt mình trong phòng và không bao giờ gần gũi với bất kỳ ai nữa. Thế nhưng, Elsachẳng hề hay biết, chính nỗi sợ hãi kia là nguyên nhân khiến phép thuật của cô bùng phátmột cách khó kiểm soát.Nếu Elsa là một cô gái hướng nội lặng lẽ và có phần nhút nhát thì nhân vật Anna lại trànđầy sức sống.Mỗi người mang nặng bi kịch khác nhau.Trong khi Elsa hiền hậu phải lẩntránh cuộc sống thì Anna đang tuổi yêu đời phải lẻ loi nơi cung điện hoang vắng. Một tráitim làm ra băng giá và một trái tim bị băng giá xuyên qua cuối cùng vẫn là nhờ tình yêuchân thành mà tan chảy. Tình yêu Frozen gần gũi với tình yêu, nó là thứ tình cảm giađình ruột thịt. Có thể nhận thấy, hoàng tử thời nay đã đóng vai trò ít đi một chút.13
Ai rồi cũng lớn lên, nhưng hầu hết người ta vẫn yêu cái thế giới cổ tích mơ mộng nhữngngày thơ bé, và đôi khi yêu đến cực đoan. Phải chăng, cũng như Frozen, tình yêu mà khángiả trên khắp hành tinh dành cho những nàng công chúa, những chàng hoàng tử Disneygiống như tình yêu dành cho người thân máu mủ của mình, hay nói cách khác là mộtphần cuộc đời mình.Đấy là thứ tình yêu trường tồn theo thời gian.
Luyện tập thường xuyên và nhận diện các cặp âm dễ lẫn, các âm khó phát âm chuẩnvàcách nối âm trong lúc nói của người bảnxứTrên thực tế, nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói tiếng Anh thường không chuẩnhoặc chứa nhiều âm không thực giống với cách phát âm của người bản xứ.Đây cũng làmột trở ngại đối với học sinh khi nghe người bản xứ nói.Như vậy cần rèn luyện chohọc sinh có ý thức nhận diện ra các âm khó phát âm chuẩn, hay các âm dễ lẫn cũngnhư cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ.Việc xem phim này cần được thựchiện lồng ghép và thường xuyên trong lúc luyện đọc từ mới, giới thiệu các cấu trúc ngữpháp mới. Ngoài ra giáo viên có thể thực hiện một số trò chơi để giúp các em vừa thưgiản, vừa củng cố kĩ năng nhận diện âm và cách nối âm cụ thể gần gủi hơn với âmbảnxứ.2.2 Các bước để luyện tiếng Anh qua tranh hiệu quả:Các em sẽ được luyện kĩ năng viết các câu trong tiếng anh giao tiếp đơn giản dựa theo môtả tranh và từ gợi ý để học cách sử dụng các loại câu khác nhau.Nhiệm vụ của các em là sử dụng những từ gợi ý ấy để viết một câu tiếng Anh duy nhấtmô tả hiện tượng hay hành động của nhân vật trong tranh hay giới thiệu những gì cótrong bức tranh.Ví dụ 1:Cho bức tranh sau với từ gợi ý là play / football
Khi miêu tả hành động của ai đó tại thời điểm nói, chúng ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn.Sử dụng cấu trúc: S + be V-ing + OChúng ta nhận thấy, ở bức tranh trên có hình ảnh mấy chàng thanh niên đang đá bóng.Như vậy, chúng ta sẽ có câu sau:In the picture / In this picture, the boys are playing footballNếu chi tiết hơn bạn có thể nói cụ thể hơn bổ sung thêm thông tin.14
Bạn có thể viết:In this picture, the boys are playing football on the beachVí dụ 2:
Laura
John
Susan
Chẳng hạn như:A: Who’s that?B: That’s ……..A: Where’s she/he from?B: She/ He’s from ……………………A: What’s her/ his nationality?15
B: She/ He is ………………A: Which language does she/ he speak?B: She/ He speaks ……………………..Giáo viên lưu ý tạo hưng phấn giúp các em giao tiếp tự nhiên, lưu loát, đúng trọng âm,hiệu quả.2.3 Những điều có thể đạt được:2.3.1 Trao rồi vốn từ vựng thêm phong phú:Việc học từ vựng qua phim có RẤT NHIỀU ưu điểm so với việc học chay thông thường:từ vựng được liên kết với một tình huống giao tiếp cụ thể. Bộ não con người ghi nhớ thôngtin nhờ sự liên kết không ngừng nghỉ. Nhờ đó bạn dễ dàng ghi nhớ từ vựng, cách sử dụngvà hoàn cảnh sử dụng hơn phương pháp học thông thường.
Học từ vựng như thế nào? Chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chép những từ mới. Ghi chú lại ngữ cảnh dùng từ. Chỉ học những từ mà bạn cảm thấy đơn giản, gần gũi, “có vẻ” phổ biến. Không họcnhững từ ngữ quá chuyên ngành, hàn lâm. Tra từ bằng Google Images: khi gặp từ mới, không nhất thiết phải tra từ điển, có thểsử dụng Google Images để tìm hình ảnh, từ đó định hình nghĩa trong đầu mình, vàđể chắc chắn thì mới tra từ điển lại. Việc có ấn tượng ban đầu bằng hình ảnh sẽ giúpbạn nhớ từ lâu và nhanh hơn. Đừng lo lắng nếu bạn không thể áp dụng từ bạn đã học vào quá trình giao tiếp ngayđược.2.3.2 Làm cho học sinh xem phim tiếng Anh một cách chủ động và sáng tạo:Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ hội để giúp các em luyện tập và yêu cầu các emcần tăng cường xem phim về tiếng Anh nhiều (qua TV, đài, băng) đặc biệt là giọng củangười bản xứ nói.Để học có hiệu quả hơn khi xem phim bạn nên làm như khi bạn đọc sách:+ Chú ý những gì bổ ích: từ/ cụm từ mới, ngữ pháp, cấu trúc…16
+ Dùng từ điển để tra nghĩa: bạn có thể dừng phim để tra các từ lạ hoặc viết lại cáccâu rồi tra sau. Nhưng phải tra từ điển để hiểu nghĩa+ Ghi những gì bổ ích vào sổ/ phần mềm ghi nhớ: nếu phim có phần giới thiệu bạn cóthể lưu các câu trong phần giới thiệu lại trước khi xem phim, sau đó lưu thêm các từ bạnkhông hiểu khi xem phim để tìm hiểu thêm.2.3.3 Những bộ phim hoạt hình hay nhất của điện ảnh Hollywood:
17
Đây là bộ phim hoạt hình được xây dựng dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng Tarzan of the Apescủa nhà văn Edgar Rice Burroughs.Có thể nói rằng,nghe đến Tarzan là bạn có thể hìnhdung ngay đến một chàng người rừng ăn mặc sexy với body trên cả chuẩn cùng cô ngườiyêu xinh đẹp.Tựa phim này đã được Walt Disney phát hành khá lâu rồi và mới đây là bản3d của Tarzan được phát hành vào năm chúng tôi với bản cũ,bản mới cũng khá hay.Đi tìm Nemo
Đây là bộ phim hoạt hình phát hành vào năm 2003 được hợp tác sản xuất bởi hai hãngWalt Disney và Pixar.Bộ phim kể về hành trình của chú cá hề Marlin đi tìm cá hề conNemo.Sau cuộc hành trình này,cá hề Marlin nhận ra rằng con trai anh giỏi hơn anhnghĩ.Đây cũng là bộ phim đem lại doanh thu khổng lồ 864 triệu đôla Mỹ trên toàn thế giới.Vua sư tử
Tuy được phát hành khá lâu rồi nhưng bộ phim này đã trở thành một huyền thoại.Đây là bộphim hoạt hình thứ 32 của hãng hoạt hình Walt Disney và là bộ phim hoạt hình đạt đượcdoanh thu cao thứ hai mọi thời đại (952 triệu USD).Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang dãchâu Phi,bộ phim đã dựng lên một thế giới của loài vật với mâu thuẫn,yêu thương…nhưthế giới loài người.Sư tử Simba là nhân vật duy nhất mình nhớ tên.
18
Seri phim Kỷ băng hà
Kỷ băng hà là bộ phim hoạt hình được phát hành vào năm 2002 do hai hãng Blue SkyStudios và 20th Century Fox hợp tác sản xuất.Thời điểm hiện tại thì đã có 4 phần đượcphát hành.Những phần tiếp theo lần lượt có tên là : Ice Age: The Meltdown, Ice Age:Dawn of the Dinosaurs (Kỷ băng hà 3: Khủng long thức giấc), và Ice Age: ContinentalDrift.Bộ phim này từng được đề cử cho hạng mục phim hoạt hình xuất sắc tại Lễ trao giảiOscar lần thứ 75.Up
Up là bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt DisneyPictures phát hành.Đây thực sự là một bộ phim hoạt hình rất hay và ý nghĩa xoay quanhông lão goá vợ tên Carl Fredricksen và một cậu bé “nhà thám hiểm hoang dã” tên làRussell. Họ bay đến Nam Mỹ trong một căn nhà được kéo lên không trung bằng bongbóng.Bộ phim này cũng đạt được doanh thu cao ngất ngưởng và từng được đề cử 5 giảiGiải Oscar.Công chúa tóc xù
Công chúa tóc xù là bộ phim hoạt hình do Pixar Animation Studios sản xuất và WaltDisney Pictures phát hành.Nhân vật chính trong phim là Merida, người vô tình gây ra mộtvụ hỗn loạn trong vương quốc chỉ vì phản đối việc hứa hôn, một tục lệ cổ xưa giữa các bộlạc. Sau khi tới hỏi ý một mụ phù thuỷ, Merida đã vô tình biến mẹ mình thành một con gấu19
và buộc phải hoá giải lời nguyền ấy trước khi quá muộn.Frozen
Đây là bộ phim hoạt hình của Walt Disney được dàn dựng dựa theo câu truyện cổ tích bàchúa tuyết.Tuy nhiên với sự biến hóa của đạo diễn thì nó đã hấp dẫn hơn nhiều.Bộ phim kểvề nàng công chúa Anna cùng chành trai lấy nước đá Kristoff và chú tuần lộc Sven trênđường đi tìm chị gái Elsa của mình.Đây là bộ phim với những cảnh được dàn dựng mộtcách siêu hoành tráng và bài hát Let’s it go của bộ phim nghe cũng rất tuyệt.Phần III : Kiểm tra kết quả:Qua thực tế các tiết dạy thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh chất lượng của cáclớp.Trong quá trình dạy tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi đến tiết học nghe, cácem hứng thú hăng say luyện tập và kết quả tiếp thu bài của học sinh tốt hơn .
20
1. Kết quả đạt được: qua đợt kiểm tra1 tiết học kì hai năm học2015-2016GiỏiSL %1 6/2 44 10 22.82 6/3 45 8 17.8TC 89 18 20.2
TT Lớp Sĩ số
2. SosánhSo với kết quả khảo sát đầu năm tôi thấyChất lượng giỏi , khá , trung bình tăng lên:33.7 %Số học sinh yếu giảm: 33.7 % , không còn học sinh kém .Hầu hết các em đều làm tốt phần nghe trong bài kiểm tra 1 tiết học kì 2 .Phần IV:Bài học kinh nghiệmGiáo viên cần phát hiện ra những thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng khắc phụcQuan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp các em quen dần với ngôn ngữ này và sử dụngtrong cuộc sốngGiáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo mọiđiều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung rèn luyện kĩ năng nghenói riêngTrong các tiết dạy giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học sinh hoạtđộngCần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ dùng dạy họccác yếu tố vật chất như diện tích lớp học, giáo cụ trực quanGiáo viên cần khuyến khích động viên các em luyện tập thêm nhiều kĩ năng nghe. Đặcbiệt là nghe người bản xứ đọc.21
Phần V: Một vài lời khuyên giúp các em học sinh hứng thú trong học tiếng Anh:1.Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyệnvớingười bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơhội2.Sửdụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớphọc.3.Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếngAnh.4.Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cảdùng điệu bộ.5.Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.6.Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếngAnh7.Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khácnhau.8.Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểmđó.9.Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tìnhhuống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).10.Sosánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếngViệt.11.Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầychữa.12.Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốtnhất.13.Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoạimẫu.14.Nghe băng và tập viết chính tả thườngxuyên.15.Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 – 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kếtquảhọc tập của mình.Phần VI : Kết luận1. Khái quát các kết luận cục bộ để tìm câu trả lời đề tài :Học là một công việc lâu dài vất vả , khó nhọc đối với học sinh. Do vậy giáo viên ngoàinhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu quả, thu hút sựtập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc22
dạy.Rấtmong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và góp ý chân thành của quý đồngnghiệp .Xin trân trọng cám ơn!
Thủ trưởng đơn vị
Người viết
Lê Thị Xuân Trang
24
MỤC LỤCPhần I :Mở đầu …………………………………………………………………………………………………… 11.Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………………… 12 .Mục đích của đề tài …………………………………………………………………………………………. 33.Phương pháp tiến hành:……………………………………………………………………………………. 34.Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: ………………………………………………….. 4Phần II : Nội dung ………………………………………………………………………………………………. 41.Thực trạng : …………………………………………………………………………………………………….. 42.Mô tả nội dung , giải phápmới ………………………………………………………………………….. 42.1 Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các kỹ năng trong việc học tiếng Anh: ……….. 62.2 Các bước để luyện tiếng Anh qua tranh hiệu quả: ……………………………………………. 142.3 Những điều có thể đạt được: …………………………………………………………………………. 162.3.1 Trao dồi vốn từ vựng thêm phong phú: ………………………………………………. 162.3.2 Làm cho học sinh xem phim tiếng Anh một cách chủ động và sáng tạo: .. 162.3.3 Những bộ phim hoạt hình hay nhất của điện ảnh Hollywood: ………………. 17Phần III : Kiểm tra kết quả: ……………………………………………………………………………….. 201. Kết quả đạt được: qua đợt kiểm tra1 tiết học kì hai năm học2015-2016 ……………. 212. So sánh …………………………………………………………………………………………………………. 21Phần IV:Bài học kinh nghiệm ……………………………………………………………………………… 21Phần V: Một vài lời khuyên giúp các em học sinh hứng thú trong học tiếng Anh: …….. 221.Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyệnvớingười bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội …………………………………………………………. 22Phần VI : Kết luận …………………………………………………………………………………………….. 221. Khái quát các kết luận cục bộ để tìm câu trả lời đề tài : …………………………………… 222. Lợi ích và khả năng vậndụng ………………………………………………………………………….. 233. Đề xuất và kiến nghị ………………………………………………………………………………………. 23
25
Bạn đang xem bài viết Đề Tài Một Vài Kinh Nghiệm Tạo Hứng Thú Học Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 3 Người Dân Tộc trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!