Xem Nhiều 3/2023 #️ Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 # Top 11 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Được đăng: 11 Tháng 10 2019

Lượt xem: 1558

Trong quý II năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND  ngày 28/6/2019, về việc Phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Với mục tiêu đưa chữ viết của dân tộc Mường trở thành một nhân tố nền tảng, bền vững trong việc giáo dục đạo đức, lòng tự tôn dân tộc thông qua các giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ, đóng góp vào sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc anh em, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo nội dung của Đề án, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường được tổ chức dưới nhiều hình thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học, cấp học trên địa bàn tỉnh với mục tiêu: đến năm 2021, có 5% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường; đến năm 2022, 100% học sinh, sinh viên trong địa bàn tỉnh Hòa Bình được học tiếng Mường. Đến năm 2025, có trên 20% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường. Đến 2035, 100% cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Mường sử dụng thành thạo tiếng Mường, cụ thể như sau:

Từ năm 2018 đến 2020: Tiếp thu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc triển khai xây dựng Đề án; tổ chức xây dựng Đề án; Xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên cốt cán dạy tiếng dân tộc Mường; tổ chức khảo sát thực tế tại 4 Mường Bi- Vang- Thàng- Động; Xây dựng tài liệu giáo trình; Đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các trường học trong tỉnh (khoảng 500 giáo viên).

Từ năm 2021 đến 2025: Triển khai dạy và học thí điểm ở các trường dân tộc nội trú (DTNT), một số trường phổ thông, 01 trung tâm GDTX-GDNN, trường CĐ, TCCN và Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Triển khai dạy thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (dự kiến 01 lớp); Triển khai giai đoạn 1 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (25% CBCC, VC trong toàn tỉnh, khoảng 4.000 người tham gia).

Từ năm 2026 đến 2035: Dạy đại trà cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học sinh các trường phổ thông, học viên các trung tâm GDTX-GDNN, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu.

Để thực hiện Đề án có 5 nhóm giải pháp được đưa ra cụ thể về: Thể chế, cơ chế thực hiện; Xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường; Xây dựng chương trình, tài liệu và sách giáo khoa; Cơ sở vật chất.

Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường được xây dựng và tổ chức thực hiện sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra./.

( Kèm theo đề án)

Hòa Bình: Phê Duyệt Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022

Ngày đăng: 04/07/2019 02:19

Với mục tiêu đưa chữ viết của dân tộc Mường trở thành một nhân tố nền tảng, bền vững trong việc giáo dục đạo đức, lòng tự tôn dân tộc thông qua các giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ, đóng góp vào sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc anh em, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 28/6/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Theo Đề án, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường được tổ chức dưới nhiều hình thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học, cấp học trên địa bàn tỉnh với mục tiêu: đến năm 2021, có 5% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường; đến năm 2022, 100% học sinh, sinh viên trong địa bàn tỉnh Hòa Bình được học tiếng Mường. Đến năm 2025, có trên 20% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường. Đến 2035, 100% cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Mường sử dụng thành thạo tiếng Mường, cụ thể như sau:

Từ năm 2018 đến 2020: Tiếp thu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc triển khai xây dựng Đề án; tổ chức xây dựng Đề án; Xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên cốt cán dạy tiếng dân tộc Mường; tổ chức khảo sát thực tế tại 4 Mường Bi- Vang- Thàng- Động; Xây dựng tài liệu giáo trình; Đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các trường học trong tỉnh (khoảng 500 giáo viên).

Từ năm 2021 đến 2025: Triển khai dạy và học thí điểm ở các trường dân tộc nội trú (DTNT), một số trường phổ thông, 01 trung tâm GDTX-GDNN, trường CĐ, TCCN và Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Triển khai dạy thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (dự kiến 01 lớp); Triển khai giai đoạn 1 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (25% CBCC, VC trong toàn tỉnh, khoảng 4.000 người tham gia).

Từ năm 2026 đến 2035: Dạy đại trà cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học sinh các trường phổ thông, học viên các trung tâm GDTX-GDNN, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu.

Để thực hiện Đề án có 5 nhóm giải pháp được đưa ra cụ thể về: Thể chế, cơ chế thực hiện; Xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường; Xây dựng chương trình, tài liệu và sách giáo khoa; Cơ sở vật chất.

Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường được xây dựng và tổ chức thực hiện sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 ngày 16/9/2015 đã đề ra./.

Theo: hoabinh.gov.vn

Người Con Dân Tộc Mường Say Mê Khảo Cứu, Sưu Tầm, Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Dân Gian Mường

Lượt xem: 1033

Bạn đánh giá: 0 / 5

Xin hãy xếp hạng  

(LSĐT) – Là một tấm gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhđảng viên, nghệ nhân Bùi Huy Vọng (chi bộ xóm Bưng, đảng viên xã Hương Nhượng, Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình) đã đạt được nhiều thành tích cao về công tác sưu tầm, khảo cứu, phục hồi di sản văn hoá dân tộc Mường.

   

Nghệ nhân Bùi Huy Vọng luôn miệt mài nghiên cứu

Bùi Huy Vọng tấm gương về sự chịu khó tìm tòi, nghiên cứu!

Lớn lên trong cái nôi của nền văn hoá Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; dù gia đình không ai theo nghiệp nghiên cứu văn hoá, nhưng bản thân ông được nuôi dưỡng trong mạch nguồn văn hoá truyền thống từ những lời ru à ơi, những “câu thường rang, “bộ mẹng” của các bà, các mệ từ nhỏ đã khiến đảng viên Bùi Huy Vọng thêm yêu thích, tìm hiểu văn hoá dân tộc. Từ nhỏ, Bùi Huy Vọng là người thích đọc sách, nhà không có điều kiện nên ông đều dành dụm bất cứ lúc nào có tiền đều mua sách đọc. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, các điều kiện về vật chất còn chưa đủ đầy bản thân ông học hết lớp 12 thời đó, là người chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử văn hoá dân gian dân tộc Mường. Trước khi tham gia vào công việc sưu tầm, biên soạn văn hóa dân gian, ông tham gia viết văn nhưng do cái duyên với văn hóa dân gian, đặc biệt với văn hóa dân tộc Mường đã khiến ông bước chân vào và say mê từ đó.

Say mê với văn hoá dân tộc Mường!

Bản thân nghệ nhân Bùi Huy Vọng tham gia sưu tầm các hiện vật là đồ cổ của người Mường xưa, tìm hiểu văn hoá thông qua lễ hội, phong tục làm lễ trong đám ma của người Mường ….để viết thành sách lưu lại; đồng thời phổ biến, phục dựng lại các lễ hội đã có từ lâu đời như lễ hội Đình Băng (xã Ngọc Lâu), lễ hội Đu Vôi (xã Liên Vũ), lễ hội Đình Khênh (xã Văn Sơn)… Theo ông văn hóa dân gian Mường vô cùng phong phú và đa dạng, là văn hoá có trầm tích bề dày hơn một nghìn năm, ông tự nhận bản thân mình chỉ là hậu duệ của những thế hệ đi trước và chính ông cũng như một số nghệ nhân tìm hiểu về văn hóa Mường chưa thể sưu tầm, nghiên cứu hết được.

Đứng trước sự mài mòn của thời gian,là người con sinh ra và lớn lên tại xứ Mường, nghệ nhân Bùi Huy Vọng luôn mang trong mình niềm ấp ủ có thể lưu trữ trọn vẹn và phát triển nền văn hoá của dân tộc; ông bắt đầu sáng tác, những tác phẩm ông viết ra đã được in thành sách và trong suốt quá trình lao động của mình ông đã có 80 bài viết, nghiên cứu ở thể loại dân gian Mường; 12 cuốn sách, 04 công trình khoa học văn hoá và tham gia 02 đề tài khoa học về văn hoá dân gian dân tộc Mường.

Với sự miệt mài làm việc, Bùi Huy Vọng đã được các cấp, ngành công nhận với những giải thưởng vinh danh. Năm 2016, ông tham gia sưu tầm, phục dựng lễ hội Đền Băng (xã Ngọc Lâu), theo truyền thuyết từ xa xưa đây là đền thờ Trưởng Đức Vua Cả Ba Vì Đại Cổ Thánh đã có công hộ quốc an dân chống lũ, giúp dân bảo vệ mùa màng; tham gia tư vấn, viết lời bình màn trình diễn cồng chiêng Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện; làm cố vấn văn hoá Mường cho Đài Truyền hình Việt Nam, kênh VTC10 – NETVIET, kênh VTV4. Bùi Huy Vọng được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng 130 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Hoà Bình; ông tham gia đề tài nghiên cứu khoa học xây dựng chữ Mường do Viện Ngôn ngữ học Việt Nam chủ trì, đạt loại xuất sắc. Đây là một công trình mang ý nghĩa to lớn không chỉ với văn hoá dân tộc Mường mà còn với kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.

Để chữ Mường được phổ biến và trở về vị trí, vai trò quan trọng của nó, ông đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng mở lớp dạy thực nghiệm tiếng Mường tại huyện Kỳ Sơn và xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, nay đã hoàn thành. Đề tài nghiên cứu khoa học này đã được Hội Đồng khoa học tỉnh Hoà Bình trao giải xuất sắc. 

 

 Nghệ nhân Bùi Huy Vọng giảng lớp thực nghiệm tiếng Mường tại huyện Kỳ Sơn

Theo nghệ nhân Bùi Huy Vọng, để có những tác phẩm tốt đòi hỏi cần có sự chuẩn bị công phu và sự hiểu biết rộng, “Nghệ thuật diễn xướng Mo Mường” là một tác phẩm như thế. Ông cùng với nhóm tác giả tìm hiểu sâu về tang lễ của người Mường xưa qua tìm hiểu từ những người đã được chứng kiến. Với sự đầu tư kỳ công, công trình của ông cùng nhóm tác giả đã đạt giả Nhất do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức. Theo ông, trong tang lễ của người Mường, đặc biệt là của người nhà Lang xưa là một loạt hiện tượng văn hoá được cô đặc, dồn nén,trong đó Mo Mường là một môi trường phản ánh ngôn ngữ, kể lại đời sống và thể hiện tri thức của người Mường. Năm 2016 tác phẩm này đã được Hội Văn nghệ dân gian trao giải Nhất.   

   

Giải thưởng cho tác phẩm“Nghệ thuật diễn xướng Mo Mường”

                                      

   

Giải thưởng cho tác phẩm “Tục thờ cây si của người Mường”

Tác phẩm “Nghề dệt cổ truyền của người Mường” cũng được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá cao với giải C. Dệt thủ công là một nghề truyền thống từ lâu đời, đặc biệt nét đẹp văn hoá đó được thể hiện trong bộ trang phục truyền thống váy áo Mường của người phụ nữ, cho thấy đời sống tinh thần và sự khéo léo của người Mường đã có từ lâu đời. 

   

Giải thưởng tác phẩm “Nghề dệt cổ truyền của người Mường

Năm 2016, cá nhân Bùi Huy Vọng được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình trao giải khuyến khích tác phẩm báo chí “Xã Hương Nhượng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn”.

Hiểu được giá trị to lớn của văn hoá dân tộc Mường đang dần mất đi theo thời gian, trăn trở làm sao để nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu và biết về các lễ hội truyền thống dân tộc, nghệ nhân Bùi Huy Vọng đã tham gia phục dựng lại các lễ hội truyền thống của các địa phương trên địa bàn huyện. Mỗi một lễ hội là một điển tích gắn với nó, năm 2017 ông đã tham gia sưu tầm, biên soạn kịch bản, khôi phục di sản Lễ hội Đình Khênh (xã Văn Sơn), đây là lễ hội thể hiện giá trị văn hoá uống nước nhớ nguồn của người Mường từ xa xưa tưởng nhớ Trưởng Tín, Bà Triệu Ân đánh giặc giữ yên đất Mường; phục dựng Lễ Hội Đu Vôi (xã Liên Vũ), lễ hội được tổ chức 3 năm một lần; phục dựng trò thể thao dân gian Vật Mường; tham gia biên dịch trang Tiếng Mường trên Báo Hoà Bình điện tử; tham gia phản biện các Hội đồng khoa học do tỉnh thành lập; nghệ nhân Bùi Huy Vọng thực hiện 04 công trình khoa học văn hoá; tham gia 02 đề tài khoa học về văn hoá; Ông viết 10 nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí của tỉnh và Trung ương. Ông vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho hai công trình khoa học, gồm “Phong tục làm chay – Tập I” và cụm tác phẩm công trình “Tang lễ cổ truyền của người Mường”.

   

Nghệ nhân Bùi Huy Vọng nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật

Hiện tại, ông đang tiếp tục công việc phục dựng Lễ hội Đền Trường Khạ (xã Liên Vũ), Lễ hội Đình Khói (xã Ân Nghĩa). Những công trình khoa học, sách… là cả quá trình tìm tòi nghiên cứu, là một nghệ nhân say mê với văn hoá dân gian Mường ông đã, đang và tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn hoá dân gian Mường. Đảng viên Bùi Huy Vọng là một tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có đóng góp to lớn vào công tác khảo cứu giá trị văn hoá dân gian đang dần mất đi theo thời gian và phục dựng lại những giá trị vốn có của nó. Đồng thời cổ vũ, động viên, tiếp thêm động lực sáng tạo cho những người có đam mê, yêu thích văn hoá dân gian, đặc biệt đối với văn hoá dân gian Mường. Nhờ có nghệ nhân Bùi Huy Vọng các lễ hội truyền thống của dân tộc Mường trong địa bàn huyện Lạc Sơn đang được sống lại trọn vẹn nét tinh hoa vốn có để nay mỗi lễ hội được mang trong mình hơi thở của văn hóa dân gian xưa trong lòng thời đại mới./.

Bùi Dung (Ban Tuyên giáo HU)

Một Số Ví Dụ Về Tục Ngữ, Ca Dao Dân Ca Dân Tộc Mường

tục ngữ mường

Về Đoàn kết :Một người đàn ông không làm nổi nhà , một người đàn bà không làm nổi khung dệt

Về Bố mẹ :ăn cá mới biết cá có xương , nuôi con mới biết thương bố mẹ

Về Anh em :Anh em liền khúc ruột Làm em thì dễ làm anh thì khó

Về Người già :Nói dối người già , mọc nhọt ở mắt

Với khách :Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèoKhách đến nhà không gà cũng lợn

Về Giàu nghèo :Giàu giữa làng , sang giữa mườngSự Hổ thẹn :Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao

Về Danh dự :Bò chết để da, người già chết để để tiếng để lời

Về Ân tình :Ăn cây đào , rào cây đào

Về Bản tính :Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng

Với Bạn bè :Bạn xa quê cũng thương , bạn trong mường cũng nhớ

Nói về cái ác: Kẻ ác có lông hùm treo trong bụngVề Thói kiêu ngạo:Qua truông buông gậyv.v…

Dân ca Mường

* Cây mít nhà em ở cửa trái Cây vải ở cửa phía đông Đã sai bông bén bép Đẹp duyên chưa hỡi em?

* Ca ngợi những công trình kiến trúc tuyệt vời. Chạm nên tổ kiến đen kiến vàng Nên lợn rừng, con hoẵng ăn trái roọng rẹc Nên trống chim khướng mái chim kẹc Đang ăn trái mỉ chín ương Chạm nên giường vua chúa Chạm nên ngựa vua ông Nên trống đinh trống đồng nhà vua họp việc Nên đôi cá giếc ăn leo trên cột chùa. * Bộc lộ lòng yêu cảnh vật thiên nhiên, đất nước và con người. Cây dâu bằng cây tre Cành dâu bằng cành ráng Một tháng chín lứa tằm Một năm chín lứa kén…

* Gửi trống chim chủng ó vọ treo tràng Anh đi đồng trưa về đồng ngày Nó gọi trên tầng mây lấp Gọi trên bậc mây xanh Trèo trèo ai có tình thì nhớ Ai có tình có nghĩa thì thương

Bạn đang xem bài viết Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!