Xem Nhiều 3/2023 #️ Dạy Trẻ Phát Âm Tiếng Anh Bằng Radio Vì Cha Mẹ Phát Âm Không Chuẩn # Top 7 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Dạy Trẻ Phát Âm Tiếng Anh Bằng Radio Vì Cha Mẹ Phát Âm Không Chuẩn # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Trẻ Phát Âm Tiếng Anh Bằng Radio Vì Cha Mẹ Phát Âm Không Chuẩn mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tôi của thời thanh niên, cái thời “như một chén trà”, là một người rất chịu khó đầu tư cho tiếng Anh. Tôi học ngành sư phạm Hóa, không cần tiếng Anh trong công việc. Nhưng lý trí mách bảo bản thân rằng khi xã hội càng phát triển, nếu không biết về ngôn ngữ chung của toàn cầu, bạn sẽ bị tụt hậu với người khác một khoảng cách dài. Tôi tích cực đi làm gia sư kiếm tiền để học thứ ngôn ngữ kiêu sa: “tiếng Anh”. Sau những ngày miệt mài với bao nhiêu khóa học ở trung tâm, khi mà giáo viên dạy tôi cũng là giảng viên các trường ngoại ngữ có tiếng, cái tôi gặt hái được vẫn là hệ thống kiến thức nặng trĩu về các thì, các kiểu câu và từ vựng.

Cho đến hôm nay, sau hơn mười năm ra trường, trên vai tôi, khối kiến thức ấy đã rơi gần hết, chỉ còn lại lơ thơ vài cọng hiện tại đơn, giới thiệu họ tên, tuổi tác của bản thân. Tôi học tiếng Anh nhiều nhưng hễ gặp một người nước ngoài tôi không nói được câu gì, nếu mạnh dạn nói thì phải phụ họa thêm với ngôn ngữ cơ thể. Tôi có thể xem mình là thế hệ đi trước. Nhưng con cháu và các thế hệ người Việt sau này thì sao? Hãy đừng để bọn trẻ giống tôi trong việc học tiếng Anh, thứ ngôn ngữ đang được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới.

Mới tháng trước thôi, khi mùa hè đến, con gái lớn của tôi kết thúc lớp một. Tôi tìm hiểu và mua cho con gói học tiếng Anh ở nhà bằng cách sử dụng smartphone. Nó khá rẻ, tính tương tác rất cao, hệ thống hình ảnh rất đẹp, giọng nói chuẩn châu Âu và quan trọng nhất là con rất thích học ở phần mềm đó. Tôi thấy được sự tiến bộ rõ rệt của con sau một tháng học theo hình thức này. Lúc đó tôi khá hân hoan với lựa chọn tiết kiệm lại hiệu quả của mình. Tôi còn nghĩ, phương pháp học ngoại ngữ đó sẽ theo con tôi trong nhiều năm tiếp nữa.

Và rồi một người bạn mà tôi mới quen chưa lâu trên Facebook, con cô ấy cũng đang độ tuổi giống con tôi. Cô ấy đã nhỏ vào đầu tôi một “giọt may mắn”, giúp tôi ngộ ra một cách thức.

Tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Bạn muốn nói được, hiểu được, bạn cần lặp đi lặp lại việc nghe và nói hàng ngày, càng dành nhiều thời gian càng hiệu quả. Chúng ta tập nói cho con mình khi lên hai như thế nào thì chúng ta hãy đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh như thế ấy. Cũng đừng nóng vội về thành quả bởi đứa trẻ nào muốn nói được ban đầu cũng nói ngọng, cũng vấp lên vấp xuống. Hãy rèn luyện cùng con mỗi ngày rồi đến lúc các bậc phụ huynh chúng ta sẽ thu được trái ngọt vào một ngày đẹp trời nào đó.

Tôi nhận thấy các bà mẹ Việt chúng ta có sẵn thứ quan trọng nhất đó là sự chịu khó và mong muốn con ngày càng tiến lên. Đây chính là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là phương pháp dạy của mẹ và học của con. Tôi không nói chuẩn tiếng Anh nên tôi không nói, tránh ảnh hưởng đến phát âm của con sau này. Chiếc radio sẽ giúp tôi làm điều đó.

Chiếc radio – một thiết bị từ lâu bị phủ bụi thời gian nay trở lại làm một trợ thủ đắc lực trong quá trình dạy con nghe tiếng Anh. Chiếc radio ngày nay khác với chiếc radio của những thế kỷ trước, nó có cổng USB, có cổng thẻ nhớ, có tính thẩm mỹ, quan trọng rất tiện mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Giá thành cho bộ thiết bị gồm có một chiếc radio, một thẻ nhớ, một USB vào khoảng 300 – 400 ngàn đồng.

Sau khi đã có đủ bộ thiết bị, bạn lên mạng tải về các file audio (mp3) tiếng Anh miễn phí về USB hoặc thẻ nhớ rồi cắm vào radio. Con bạn chỉ cần bật lên và nghe đi nghe lại đến thuộc là được. Để củng cố phần vừa nghe xong của con, bạn có thể mua những quyển sách có file nghe ở trên rồi cho con đọc lại nhiều lần, từ nào con đọc chưa được bạn tiếp tục cho con nghe lại file nghe. Mỗi ngày vào một khung giờ cố định bạn tập cho con lặp đi lặp lại như thế để tạo thói quen. Ban đầu con có thể mất 2 giờ cho một ngày, nhưng khi con đã quen thời gian sẽ rút ngắn lại.

Nếu bạn cảm thấy chi phí mua sách cho con quá cao bạn có thể tải file PDF rồi tự mình in ra cho con đọc. Cũng có thể cho con sử dụng máy tính bảng hoặc smartphone để con đọc trực tiếp bài trên đó sau khi đã được nghe nhiều lần từ radio.

Theo kinh nghiệm đúc rút được từ những các cha mẹ đã dạy con thành công trong việc tự học tiếng Anh mà tôi đọc được đó là:

Thứ nhất, hãy cho con nghe thụ động. Đây là một việc làm hết sức quan trọng. Nghe thụ động được nói dễ hiểu là việc mở file audio cho con nghe. Đó có thể là bài hát, câu chuyện hay phim thậm chí là tin tức thời sự. Lúc nghe con có thể vừa chơi vừa nghe, cũng có thể con vừa chạy nhảy vừa nghe. Các bạn cứ bật và không cần quan tâm đến việc con có tập trung nghe hay không? Đừng ép con phải ngồi xuống, phải nhìn vào sách hãy phải đọc theo radio. Cũng đừng hỏi rằng con có hiểu gì về bài đọc đó không?

Mọi việc cứ để tự nhiên, khi con nghe đủ thời lượng thì lúc đó tự khắc con sẽ có phản xạ tiếng Anh rất tốt là có thể nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Bởi trẻ khác người trưởng thành đó là khả năng bắt chước của trẻ thật là kỳ diệu. Việc của cha mẹ là hãy chăm chỉ, kiên trì bật radio cho con nghe và chờ đợi, không nôn nóng kết quả.

Vậy nghe để làm gì? Việc nghe hàng ngày giúp con quen với cách nói, ngữ điệu, âm tiếng Anh. Tạo một “môi trường” tiếng Anh thường xuyên giống như khi con học tiếng Việt vậy. Và nghe âm chuẩn để hỗ trợ việc nói tiếng Anh chuẩn xác về sau, đây là một điều vô cùng quan trọng.

Và nghe như thế nào? Trước hết là “nghe ngẫm” nghe không hiểu gì cũng được. Nên nghe tối đa 2 tiếng một ngày hoặc ít nhất cũng 30 phút, nhằm làm quen âm tiếng Anh. Đó là hình thức tạo môi trường hoàn toàn tiếng Anh cho con. Sau đó chuyển qua bước “nghe hiểu”: nghe và cố gắng hiểu ý chính của bài nghe, sau đó thì bắt chước âm điệu của câu đó để nói.

Dùng tài liệu gì để nghe? Sử dụng các file nghe của các cuốn sách từ đơn giản đến phức tạp. Chọn các file có nguồn gốc rõ ràng. Các file nghe có giọng đọc chuẩn Anh – Anh, Anh – Mỹ. Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ bạn sẽ không phải quá đau đầu về những giai đoạn học tiếng Anh tiếp theo của con nữa đâu!

Tôi tin rằng mỗi người mẹ đều là một người thầy, hãy là một người thầy tâm huyết nhất có thể. Luôn tin tưởng rằng mình làm được, chắc chắn bạn sẽ là một người mẹ thành công trên con đường giáo dục thiên thần nhỏ của mình. Chúc các bậc cha mẹ có được nhiều hơn nữa sức khỏe, niềm vui trong quá trình cùng con trưởng thành.

Mẹ Dạy Bé Phát Âm Chuẩn Tiếng Anh

Để dạy bé học mẹ thường phải rất kiên nhẫn bởi ở lứa tuổi mải ăn, mải chơi, bé rất khó để tập trung và tiếp thu bài học. Mẹ còn đau đầu hơn khi không biết làm sao để bé có thể học được tiếng Anh và còn phát âm thật chuẩn.

Mẹ có thể tham khảo Phương pháp đánh vần tiếng Anh Phonics, một trong những Phương pháp giúp trẻ phát âm chuẩn tiếng và đã trở thành một trào lưu trong việc dạy và học tiếng Anh tại các nước nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ, Singapore trong những năm gần đây do tính hiệu quả trong việc dạy trẻ em biết đọc cũng như khả năng chuẩn hóa một ngôn ngữ với rất nhiều phiên bản như tiếng Anh.

Ông Ben Longworth – Chuyên gia ngôn ngữ. (Ảnh: I Can Read System)

Vậy Phonics là gì?

Phonics, nói một cách đơn giản là phương pháp đánh vần để đọc chuẩn tiếng Anh, tương tự như trong tiếng Việt.

Ở Việt Nam, một số người đã biết tới Phonics qua các tài liệu trên mạng. Một số trung tâm cũng đã đưa Phonics vào chương trình của mình, tuy vậy, chỉ có hệ thống I Can Read (Em biết đọc) áp dụng một cách toàn diện phương pháp Phonics vào chương trình giảng dạy. Để bố mẹ nắm những kiến thức cơ bản nhất về Phonics và có thể giúp con khi sử dụng các giáo trình Phonics trên mạng, Ông Ben Longworth, chuyên gia ngôn ngữ của hệ thống I Can Read, chia sẻ một số kiến thức cơ bản.

Cách đánh vần phụ âm ghép, nguyên âm dài và nguyên âm ngắn (Blends, digraphs, long and short vowels)

Ngoài bảng chữ cái kiến thức phonics còn có các blends (tổ hợp 2 phụ âm đi cùng nhau, khi đọc thì đọc nối 2 đơn âm). Khi đọc ta gép 2 đơn âm như theo bảng phonics alphabet ở phần trước.

Các digraphs (tổ hợp 2 phụ âm đi cùng nhau, khi đọc thì đọc thành 1 âm duy nhất).

Các digraphs này cũng đọc tương đối giống tiếng Việt

ch (đọc như ch tiếng việt bỏ âm ơ, tạo âm gió)

sh (khi đọc lưỡi uốn xuống dưới, âm đầu của từ she)

ng (như ng tiếng việt không có âm ơ, âm trong cổ họng chứ không bật ra ngoài, như tiếng gầm gừ)

th (không có âm ơ, tạo âm gió bằng cách cắn nhẹ lưỡi giữa 2 hàm răng và đẩy hơi ra)

Học viên nhí tại I Can Read System Singapore. (Ảnh: I Can Read System)

Nếu cho silent e vào cuối các từ đó, chúng lập tức trở thành âm mở và biến thành nguyên âm dài, được đọc giống tên chữ cái (ây bi xi đi…): Cate /keit/, hate /heit/.

Ví dụ người Việt Nam dễ nhầm lẫn cách đọc của từ “bathe” giữa “bath”. Thực ra rất đơn giản là nếu chỉ có 1 vowel (ở đây là a) trong một word thì chắc chắn đọc là “bát-thờ” nghĩa là lúc này “a” says “A” (A ngắn, đọc là a) nhưng nếu có 2 vowel trong một từ (trong từ tape thì có vowel là “A” và “E” ) thì a sẽ chuyển thành “ây” và từ bath sẽ đọc là “bây-thờ”.

I Can Read với đa dạng các bài học giúp các học viên luôn hào hứng với lớp học. (Ảnh: I Can Read System)

Đây là là qui luật “Silent E”. trong các từ như tape, cape, rice, dice, line… thì bản thân letter “e” không đóng góp âm vào âm của toàn từ-nên gọi là CÂM (Silent). Tuy nhiên khi có mặt của letter e trong các từ đó thì các nguyên âm sẽ bị biến đổi từ short vowel (nguyên âm ngắn – đọc theo bảng Phonics alphabet) thành long vowel (nguyên âm dài – đọc theo bảng Alphabet tiếng Anh bình thường).

Do đó người ta còn gọi letter e trong trường hợp này là “Bossy E”, Nhiều tài liệu còn gọi qui luật này là “Magic E”- có nghĩa là E bản thân nó không có âm nhưng nó lại có ảnh hưởng tới nguyên âm trong các từ mà có E đứng sau cùng rất mạnh.

Bit – Bite, Fin – Fine, Fif – Five, Hid – Hide, Kit – Kite, Linear -Line, Pin – Pine, Rid – Ride, Sid – Side, Tim – Time, Vin -Vine…

Ngoài các đơn âm ra trong tiếng anh còn có các âm kép (các âm ở giữa – middle sound được cấu tạo bởi hơn một nguyên âm ví dụ ir trong girl, or trong horse, oy trong boy, ar trong star). Các nguyên âm này sẽ được giới thiệu trong các bài sau.

Để bé có nền tảng tiếng Anh ngay từ đầu, mẹ cần lựa chọn cho bé các Phương pháp học bài bản, khoa học và chuẩn xác. Phonics là một trong những Phương pháp mẹ yên tâm lựa chọn cho bé để giúp bé phát triển ngôn ngữ toàn diện.

I Can Read là hệ thống anh ngữ dành cho trẻ em có mặt tại 9 quốc gia trên toàn thế giới và là một trong những hệ thống tốt nhất và duy nhất dạy theo phương pháp Phonics (phương pháp học tiếng Anh của trẻ em bản địa).

Liên hệ trung tâm I Can Read :

Tại TP Hồ Chí Minh: 0917.268819

Tại Hà Nội: 096.301.0033

Dạy Trẻ Phát Âm Tiếng Anh Chuẩn Ngay Từ Đầu

Phát âm hiển nhiên là điều quan trọng khi ta nói tiếng Anh. Chỉ trong vòng vài từ đầu tiên người nghe đã nhận biết được ta phát âm tiếng Anh tốt hay không. Khi giao tiếp người nghe có thể khó nhận thấy vốn từ vựng hạn chế hoặc lỗi ngữ pháp của bạn nhưng lại dễ dàng nhận thấy ngay khả năng phát âm tốt hay kém. Trẻ không được làm quen với môi trường phát âm chuẩn ngay từ ban đầu sẽ rất khó nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ khi lớn lên. Đây là nghiên cứu được hầu hết các nhà khoa học về tâm lý trẻ em công nhận và nhấn mạnh. Tầm quan trọng của việc khởi đầu quá trình phát âm ở trẻ

Trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 4 – 8 tiếp thu ngôn ngữ thứ hai hoàn toàn khác người lớn. Trẻ sẽ nghe, nhìn, bắt chước và tự chấp nhận tiếng Anh một cách tự nhiên. Các quy tắc sử dụng ngôn ngữ được xây dựng, nắm bắt theo cảm quan cá nhân nhanh nhạy và riêng biệt.

Sự thuận lợi này lại có thể mang tới tác động tiêu cực nếu khởi đầu với quy chuẩn phát âm không chính xác. Lúc này, những ghi nhớ chưa đúng sẽ được lưu lại như một lối mòn mà trẻ phải mất nhiều công sức sửa chữa khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bậc cha mẹ đang băn khoăn với việc học tiếng Anh của con mình dù đã dày công đầu tư và lựa chọn môi trường học tập.

Trẻ tương tác và phát âm chuẩn ngay từ đầu cùng bảng thông minh FasTrack English, chương trình bản quyền của FasTracKids International, Ltd Hoa Kỳ giới thiệu phương pháp PIER tạo nhận thức âm ngữ hoàn hảo và giúp trẻ được tham gia chủ động vào môi trường tiếng Anh .

PIER là viết tắt của Positive Innovative English Reinforcement – sự tác động mang tính tích cực và sáng tạo cùng tiếng Anh dành cho trẻ em. Với phương pháp này, hệ thống học tập hiện đại với bảng thông minh, máy tính, máy chiếu và hệ thống âm thanh với hệ thống phát âm theo chuẩn quốc tế đóng vai trò chủ đạo mang lại thế giới quan học tập và phát triển ngữ âm ở trẻ.

Hệ thống học tập tiên tiến này luôn thu hút trẻ trong lớp học. Thông qua hình ảnh giàu màu sắc, hướng dẫn thực hành tiếng qua các bài hát, trẻ nhỏ sẽ được gợi nhớ và từ đó bắt chước phát âm một cách tự nhiên như đang tham gia trò chơi mà trẻ thích.

Các trò chơi xen kẽ trong bài học giúp trẻ ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên

Sự pha trộn về bản ngữ tiếng Anh vùng miền sẽ không còn và nhờ đó thôi thúc quá trình ghi nhớ, tạo lối mòn chuẩn xác về phát âm. Một điểm đáng ghi nhận nữa ở phương pháp này là trẻ sẽ không bị “bắt” học vài giờ tiếng Anh với các giáo viên trong môi trường khép kín, giáo viên sẽ trở thành những người bạn lớn, cùng chuyển động với tư duy và nhận thức của trẻ. Một ưu điểm đặc biệt của phương pháp này là giúp các con hiểu được khái niệm khi quan sát và tương tác với bảng mà không cần phải dịch sang tiếng Việt, giờ học tiếng Anh hoàn toàn chỉ có tiếng Anh nhưng vẫn dễ hiểu, sôi nổi và đầy tính thử thách tư duy cũng như phản xạ sử dụng ngôn ngữ mới. FasTrack English được thiết kế đặc biệt cho học sinh từ 4-8 tuổi giúp cho các bậc cha mẹ không còn lo âu về trình độ, phát âm chuẩn cũng như nhiệt huyết hoặc khả năng sư phạm của giáo viên trong lớp học. Vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ tập trung, rất yêu thích học tập và tạo một môi trường không bị áp lực, trẻ cũng có cơ hội đào sâu những kiến thức đã học và biết cách sử dụng chúng tốt hơn.

Nguyễn Tuấn Anh @ 11:25 22/02/2014 Số lượt xem: 338

Học Phát Âm Chuẩn Tiếng Anh

Đăng vào lúc 10:34 20/12/2012 bởi Vương Hồng Tiến

Hiện nay, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, rất được coi trọng. Vì thế, nhiều bạn trẻ đã đầu tư đúng mức vào tiếng Anh. Tuy nhiên, phát âm, giao tiếp bằng tiếng Anh là một điều không phải đơn giản. Nó đòi hỏi phải có sự rèn luyện và phương pháp học.

Một người được coi là có phát âm chuẩn khi anh ta có thể phát âm đúng trọng âm, ngữ điệu của những từ đơn lẻ cũng như những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ như cụm, câu, đoạn .v.v…Nói cách khác, phát âm chuẩn không chỉ đơn giản là phát âm đúng từng âm đơn lẻ mà là phát âm đúng những “đơn vị” ngôn ngữ trong giao tiếp.

Vậy làm thế nào để phát âm chuẩn khi nói tiếng Anh?

Chăm chỉ

Học ngoại ngữ là phải chăm chỉ!

Câu trả lời rất đơn giản vì nếu là chỉ học chăm thì bạn mới đi được một nửa đường. Thông thường, người học luôn cố gắng phát âm thật chuẩn các từ tiếng Anh trước khi bắt đầu nghe chúng. Nhưng làm thế nào để kiểm tra xem thật sự là bạn đã phát âm chuẩn những từ đó hay chưa? Tuy nhiên để dành nhiều thời gian vào luyện tập là không quan trọng, điều quan trọng là thực hành nó đều đặn. Nhiều người học nghĩ rằng chỉ cần chú ý tới phát âm sẽ giúp họ phát triển khả năng tốt nhất.

Nghe và nhắc lại

Hãy thu lại những gì bạn đã nghe và nhắc lại. Và phương tiện hữu dụng nhất để thực hiện việc này là một chiếc đài cát-sét và một cuộn băng. Thử dùng chúng thu lại một mẩu tin ngắn bằng tiếng Anh trên đài. Sau đó, thu lại mẩu tin đó nhưng với một “phát thanh viên” khác _ chính là bạn. Khi đó, bạn có thể so sánh cách phát âm những từ trong bản tin với cách bạn phát âm chúng. Kiên trì lặp đi lặp lại việc này, chắc chắn bạn sẽ sửa được cách phát âm chưa chuẩn.

Điều cốt yếu ở đây là bạn phải bắt chước lặp lại từ tiếng Anh bất cứ lúc nào bạn nghe được gì bằng tiếng Anh (xem TV, phim, v.v…). Bất kỳ khi nào bạn một mình, bạn có thể thử phát âm một số từ tiếng Anh, chỉ mất một chút thời gian, chẳng hạn khi đợi xe buýt, đi tắm, hoặc lướt Web. Một khi lưỡi và miệng của bạn đã làm quen được với các âm mới, bạn sẽ chẳng thấy có khó khăn gì hết.

Thường thì với những người có tài bẩm sinh sẽ bắt chước âm tốt hơn (ví dụ, nếu bạn có thể bắt chước giọng địa phương theo tiếng mẹ đẻ của bạn, thì bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước phát âm tiếng Anh tương tự). Tuy nhiên, nếu bạn không có tài này, bạn có thể đạt được nhờ lòng kiên trì và một chút kỹ thuật. Một kỹ thuật hữu ích nhất đó là thu lại giọng đọc của bạn và so với âm chuẩn. Nhờ vậy bạn có thể nhận biết phát âm của bạn khác với âm chuẩn và dần dần chỉnh sửa sao cho giống giọng bản ngữ hơn.

Ah, còn một điều nữa. Đừng để mọi người nhận xét rằng: “vì bạn là người nước ngoài, bạn sẽ luôn có một giọng nói của người nước ngoài”.

Cách viết từ

Chú ý cách viết từ!

Lựa chọn giọng Anh hay Mỹ (hoặc cả hai)

Tiếng Anh ở những địa phương khác nhau có cách phát âm khác nhau. Ví dụ, cách phát âm giọng Anh khác với cách phát âm giọng Mỹ. Bạn có thể lựa chọn giữa giọng Anh và giọng Mỹ, bởi vì đây là 2 thứ ngôn ngữ mạnh nhất trên thế giới. Bạn lựa chọn giọng nào? Có lẽ là giọng mà bạn thích nhất. Dù bạn chọn giọng Anh hay giọng Mỹ mọi người vẫn có thể hiểu bạn nói gì dù bạn đi đâu chăng nữa. Tất nhiên, bạn không cần phải lựa chọn: bạn có thể nói được cả hai giọng tiếng Anh.

Học cả hai cách phát âm Anh và Mỹ

Thậm chí bạn có thể lựa chọn nói 1 giọng tiếng Anh, nhưng bạn nên học cả hai giọng Anh và Mỹ. Ví dụ bạn muốn nói giọng hoàn toàn Anh. Bạn không muốn nói giọng Mỹ chút nào. Vậy bạn có nên để ý đến cách phát âm giọng Mỹ trong từ điển không? Tôi tin rằng là bạn nên.

Bạn có thể nói giọng Anh, nhưng bạn cũng sẽ phải nghe giọng Mỹ. Bạn có thể xem một bộ phim của Mỹ, thăm nước Mỹ, có một giáo viên người Mỹ v.v… Bạn có thể nói giọng Anh với họ, nhưng bạn cần phải hiểu cả hai giọng Anh và Mỹ.

Tương tự, hãy xem điều gì xảy ra nếu (một sinh viên nói giọng Anh) sẽ nghe một từ tiếng Anh do người Mỹ nói như thế nào? Ví dụ, bạn nghe từ nuke trên kênh TV Mỹ, nó sẽ được phát âm [nu:k]. Giả dụ, bạn chưa từng đọc phiên âm [u:] này bằng giọng Mỹ, mà bạn chỉ biết âm này bằng giọng Anh là âm [ju:] in British English, và khi đó bạn nghe được âm này nhưng bạn không biết nó là chữ gì.

Tất nhiên, nếu bạn thích học nói giọng Mỹ thì cũng nên làm tương tự. Có thể, bạn cũng sẽ thích học cả hai giọng Anh và Mỹ

Bạn đang xem bài viết Dạy Trẻ Phát Âm Tiếng Anh Bằng Radio Vì Cha Mẹ Phát Âm Không Chuẩn trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!