Xem Nhiều 6/2023 #️ Dân Tộc Học Hay Nhân Học ? # Top 6 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Dân Tộc Học Hay Nhân Học ? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dân Tộc Học Hay Nhân Học ? mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dân tộc học hay nhân học văn hóa đã trải qua nhiều thăng trầm với những giai đoạn phát triển khác nhau. Thậm chí, nhiều người vẫn xem sự ra đời và phát triển của dân tộc học gắn liền với quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Nói chung, dưới thời thực dân, các nhà nghiên cứu thường bị định kiến bởi quan điểm tiến hóa xã hội (social evolution), nhìn các nền văn hoá ngoài châu Âu bằng con mắt xa lạ, ít biến đổi và thấp kém. Mô tả các nền văn hoá ngoài châu Âu đã là hoạt động chủ đạo của nền dân tộc học thời thực dân. Tuy nhiên, kỷ nguyên thực dân chấm dứt cũng đồng thời kết liễu sứ mạng của nền dân tộc học thực dân. Một mặt, các nước sau độc lập không còn nhu cầu để cho người nước ngoài đến “khám phá” văn hoá bản xứ làm cơ sở cho “sứ mạng khai sáng thực dân” như cũ. Thay vào đó, các nước này đã tự đào tạo các nhà khoa học để nghiên cứu văn hóa của chính mình. Trong hoàn cảnh ấy, các nhà dân tộc học thực dân đã “quay về” ngôi nhà của mình, và họ bắt đầu khám phá ra rằng có một thế giới khác cần nghiên cứu thay vì đi đến các nền văn hoá xa lạ ngoài châu Âu. Có thể nói nửa sau thế kỷ 20 đã chứng kiến một trào lưu nghiên cứu mới trong dân tộc học – nhân học, trong đó các nghiên cứu tập trung vào việc khám phá các xã hội nông dân và đô thị. Văn hóa nông dân, văn hoá thị dân, các trào lưu di dân và đô thị hoá, thế giới đời sống của các nhóm dân cư và giai tầng khác nhau trong xã hội đô thị và công nghiệp, v.v. đã thổi bùng lên niềm đam mê mới. Trong khi khám phá ra cả một chân trời mới để nghiên cứu, các nhà dân tộc học vẫn sử dụng một phương pháp đã trở thành kinh điển của họ là điền dã dân tộc. Họ vẫn bắt đầu công việc của mình bằng cách đi vào các cộng đồng được nghiên cứu (bất kể là nông thôn hay đô thị), ở lại đó trong một khoảng thời gian đủ lâu để hiểu được văn hoá, ngôn ngữ và các kỹ thuật địa phương, quan sát và phân tích chúng. Một mặt, để quên đi cái nhãn hiệu gắn liền với chủ nghĩa thực dân, và mặt khác, để mở rộng hơn nữa các quan tâm khoa học của mình, tên gọi “nhân loại học” giờ đây xem ra có vẻ nhân bản và dễ được chấp nhận hơn. Mặc dù nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới được mở ra, và thậm chí là tên gọi mới được ưa thích hơn thì cái cốt lõi của nhân học văn hoá – xã hội hiện đại vẫn là phương pháp nghiên cứu dựa vào điền dã, mô tả và phân tích dân tộc học (fieldwork, ethnography và ethnology) và quan sát tham gia vẫn được sử dụng như một phương pháp điển hình của khoa học này mặc dù ngày nay, những kỹ năng và kỹ thuật thu thập thông tin mới cho các phân tích nhân học đang ngày càng được bổ xung và hoàn thiện hơn1. Cũng giống như ở Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trước đây, ở Việt Nam không có ngành khoa học có tên gọi nhân loại học (anthropology) chung2. Thay vào đó, ở Việt Nam cũng có xu hướng phát triển “các khoa học nhân loại học” (anthropological sciences) một cách riêng rẽ. Ngoài những phân ngành như ngôn ngữ học, khảo cổ học, nhân học hình thái người, cổ nhân loại học, nhân học văn hoá – xã hội thì các môn văn hoá học, văn hoá dân gian và tôn giáo học cũng có thể xếp vào ‘các khoa học nhân loại học’. Dân tộc học ở Việt Nam được xem là tương ứng với lĩnh vực nhân loại học văn hoá – xã hội, mặc dù có ý kiến cho rằng dân tộc học chỉ nhằm vào việc mô tả văn hoá các tộc người và do đó, có thể được xem là một giai đoạn thấp của nhân loại học.

Thực ra, xu thế và yêu cầu đổi mới trong nghiên cứu và đào tạo dân tộc học ở Việt Nam những năm qua sang hướng tiếp cận nhân loại học không phải là một ngoại lệ mà nó nằm trong một xu thế phổ biến ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ bao gồm Nga và các nước Đông Âu. Đặc biệt, từ khi Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách xã hội cuối những năm 1970, người ta thấy nhiều trường đại học ở Nam Trung Quốc đã đi tiên phong trong việc đổi mới dân tộc học sang hướng tiếp cận nhân loại học.3

Cũng giống như Việt Nam, trước khi giành được độc lập dân tộc, nhiều trường đại học ở Trung Quốc như Nakai University of Tianjin hay Academia Sinica Bắc Kinh đã có bộ môn nhân học theo mô hình phương Tây. Khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới nền kinh tế 1978, người ta thấy các bộ môn nhân loại học (releixue) lần lượt ra đời ở các trường đại học lớn như Trung Sơn (Zhongshan) ở Quảng Châu năm 1980, Đại học Hạ Môn (Xiamen) ở Phúc Kiến năm 1984, và Đại học Vân Nam (Yunnan) năm 1994. Đáng lưu ý là những trường đại học đi tiên phong trong việc xây dựng ngành nhân loại học theo mô hình Âu – Mỹ chủ yếu bắt đầu từ miền Nam Trung Quốc, nơi những năng động kinh tế – xã hội đang thổi bùng lên ngọn lửa cải cách kinh tế và xã hội ở Trung Quốc đại lục. Tại các trường đại học trên, chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành nhân loại học hoàn toàn tương đương như ở các bộ môn nhân loại học Mỹ và phương Tây với bốn lĩnh vực là nhân học ngôn ngữ, nhân học văn hoá, nhân học hình thái người và khảo cổ học. Gần đây, bộ môn nhân học ứng dụng bắt đầu được giảng dạy trong đó tập trung vào tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị. Năm 1986, Đại học Trung Sơn đã lần đầu tiên cấp bằng tiến sỹ nhân học theo mô hình đào tạo mới. Cho đến nay, ngoài các trường đại học nói trên, các viện nghiên cứu ở Trung Quốc cũng có xu hướng đổi sang nhân học văn hoá như Viện Xã hội học và Nhân học (Institute of Sociology & Anthropology (2000) ở Đại học Bắc Kinh; Viện Dân tộc học và Nhân học (Institute of Ethnology & Anthropology (2002) thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), Bắc Kinh; Trung tâm Nghiên cứu Nhân học Văn hoá – Xã hội (Research Centre for Socio-Cultural Anthropology (1994) thuộc Học viện Dân tộc Trung ương Bắc Kinh; Viện Nhân học Văn hoá (Institute of Cultural Anthropology (1999) thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, v.v.

Lý giải nguyên nhân về sự cần thiết phải đổi mới nghiên cứu dân tộc học và xác lập tiếp cận nhân học ở Trung Quốc, GS Liang Zhaotao ở ĐH Trung Sơn, Quảng Châu, người đã phát động cuộc đấu tranh để xác lập ngành nhân học ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã chỉ rõ: “Tất cả các nước trên thế giới đều có môn khoa học này (releixue), tại sao chúng ta lại không có? Chúng ta có một nền văn hoá sáng lạn, và một dân số lớn. Hãy để cho khoa nhân loại học đóng góp vào công cuộc bốn hiện đại hoá của chúng ta” (Guldin 1994:12).

Do nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của nhân học văn hoá xã hội, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức hậu thuẫn sự khôi phục và phát triển của ngành học này bằng cách cho dịch, xuất bản và lưu hành các tài liệu nhân học văn hoá xã hội kinh điển của phương Tây làm tài liệu tham khảo. Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập Uỷ ban Quốc gia để xin chính thức đăng cai Đại hội Quốc tế lần thứ 16 của Liên hiệp hội các Khoa học Dân tộc học và Nhân học quốc tế tại Vân Nam vào năm 2009. Đại hội này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên hội nhập khoa học của nhân học văn hoá – xã hội Trung Quốc vào dòng chảy chung của các khoa học nhân học thế giới. Khảo sát các bộ môn nhân học văn hoá và xã hội ở các trường đại học tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, chúng ta cũng thấy rằng hầu hết các bộ môn hay viện nghiên cứu có tên gọi “cultural/social anthropology” đều mới được lập ra sau năm 1990. Thực ra, thuật ngữ social and cultural anthropology đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Trung và Đông Âu từ trước 1990. Tuy nhiên, nhân học văn hoá xã hội cho đến những năm 1990 chỉ được xem là các bài giảng ngoại khoá trong bộ môn dân tộc học mà thôi. Từ sau năm 1990, các nhà dân tộc học đã tự xem mình là các nhà nhân học văn hoá xã hội, trong khi các bộ môn dân tộc học hoặc giải thể để lập ra các bộ môn nhân học văn hoá xã hội hoặc thêm vào tên gọi dân tộc học một thuật ngữ đi kèm là nhân học. Vesna Godina ở trường Đại học Ljublian (Slovenia) đã khảo sát quá trình thể chế hoá các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nhân học văn hoá – xã hội ở các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ và cho rằng quá trình xuất hiện của ngành nhân học văn hoá – xã hội ở các nước Liên Xô cũ và Đông Âu chỉ rộ lên từ sau 1990, và theo ba phương thức chủ yếu như sau: 1) Thành lập mới các bộ môn hay viện nghiên cứu về nhân học văn hoá – xã hội; 2) Chuyển hoá các bộ môn hoặc viện dân tộc học thành bộ môn nhân loại học văn hoá xã hội; 3) Vẫn duy trì tên gọi dân tộc học (ethnology) nhưng thêm vào sau đó thuật ngữ nhân học (anthropology).

Vấn đề được đặt ra là tại sao ở các nước nói trên lại hình thành một trào lưu đổi mới dân tộc học hoặc chuyển đổi từ dân tộc học sang nhân học? Rõ ràng những thay đổi về thể chế và những cải cách kinh tế – xã hội ở các nước này thời kỳ hậu chủ nghĩa xã hội đã đặt các khoa học xã hội và nhân văn trước sự lựa chọn sống còn: Đổi mới để phát triển hay duy trì như cũ và mai một. Quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá khoa học cũng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, ngoài các lý do đó ra, cũng có khuynh hướng cho rằng thuật ngữ ethnography, về cơ bản vẫn chỉ có ý nghĩa là một khoa học mô tả văn hoá tộc người mà thôi, tức là ở giai đoạn thấp hơn của nghiên cứu nhân học. Mặt khác, tên gọi dân tộc học thường gợi lại không chỉ mối liên hệ của nó với chủ nghĩa thực dân mà còn với cả truyền thống xã hội chủ nghĩa cũ. Thay đổi khái niệm dân tộc học sang nhân học văn hoá-xã hội cũng có ngụ ý bày tỏ mong muốn đoạn tuyệt với các truyền thống cũ. Thay đổi từ dân tộc học sang nhân học do đó được xem là một giải pháp khả dĩ đáp ứng cả yêu cầu đổi mới khoa học, hội nhập quốc tế, và những thay đổi chính trị trong khoa học. ——- *PGS. TS, Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học phát triển, Khoa Nhân học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia HN. 1 Đây là cơ sở để Từ điển về các khoa học nhân văn định nghĩa rằng “nhân loại học là môn học sử dụng tư liệu dân tộc học để khám phá các nguyên tắc của tổ chức xã hội, của chính chúng ta, cũng như của các xã hội truyền thống và cổ xưa” (Sylvie Mesure & Patrick Savidan, 2006) .    2 Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng nhân loại học là một khoa học rất rộng, bao gồm nhiều phân ngành nghiên cứu về con người và văn hoá nói chung, trong đó có các lĩnh vực ngôn ngữ học, khảo cổ học, nhân loại học hình thể người, nhân loại học văn hoá-xã hội và nhân loại học ứng dụng. 3 Thông tin về tình hình dân tộc học – nhân học ở Trung Quốc được trình bày chi tiết trong các nghiên cứu của  G.E. Guldin (ed.), Anthropology in China. Armond: M.E Sharpe, Inc., 1992; và The Saga of Anthropology in China. From Malinowski to Moscow to Mao.  Armond: M.E. Sharpe, Inc., 1994); J. Smart (2005). Insearch of Anthropology in China: A Discpline Caught in the web of Nation Building Agenda, Socialist Capitalism, and Globalisation. From: Wane – Journal news; http://www.ram-wan.org/html/documents.htm

Dân Tộc Học Như Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Mới (C. Lévi

DÂN TỘC HỌC NHƯ MỘT CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN MỚI (C. LÉVI-STRAUSS, 1953)

Cập nhật ngày 12-3-2019Từ khóa : Nhân học ; Dân tộc học ; Nhân bản (Chủ nghĩa) ; Lévi-Strauss – Trích đoạn C2

DÂN TỘC HỌCNHƯ MỘTCHỦ NGHĨA NHÂN BẢN MỚI(1953)

Tác giả: Claude Lévi-Strauss[1]*Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Ở Phương Tây, bên cạnh xu hướng cho rằng sự phân chia dân tộc học thành một số khu vực cụ thể – tuy vẫn giữ liên hệ với các bộ môn khoa học xã hội khác và xã hội học nói chung – là một yêu cầu thời thế thiết yếu, thì một xu hướng khác lại muốn nhìn thấy dân tộc học như một hình thức mới của chủ nghĩa nhân bản, với khác biệt duy nhất là nó chỉ tập trung trên các nhóm văn hóa xa lạ với nền văn minh cơ giới của họ. Trong chừng mức mà các nước Âu Mỹ đã bác bỏ học thuyết của Lucien Lévy-Bruhl về đặc trưng, và nhất là tính không thể giản quy của «não trạng sơ khai (mentalité primitive)», thì nỗ lực gắn kết những công trình nghiên cứu dân tộc học vào truyền thống nhân bản, như tại «Trường Đông Phương Và Phi Châu Học (School of Oriental and African Studies*[2])» ở London, là điều tất nhiên.

Ở các trang chúng tôi trích dịch dưới đây, Claude Levi-Strauss*, một trong những bậc thầy người Pháp hiện nay của khoa học này, cũng quan niệm thiên chức «nhà dân tộc học» của ông theo cùng định hướng «chủ nghĩa nhân bản mới».

So với bản gốc, ngoài việc thêm một hai chú thích cho những độc giả không chuyên, bản dịch tiếng Việt này còn có một thay đổi nhỏ về hình thức: mọi quy chiếu của Lévi-Strauss về các tác giả được ông nhắc tới hay trích dẫn đều được đưa xuống phần chú thích ở cuối bài, thay vì đặt ngay trong bài như ở bản tiếng Pháp.

*

Như chúng ta đều nhận thấy mỗi ngày một rõ nét hơn, ngành dân tộc học đang tự di chuyển dần vào vị thế có thể trở thành biểu hiện của một thứ chủ nghĩa nhân bản mới, do được thúc đẩy bởi một yêu cầu cấp bách, vừa đòi hỏi nhiều về phẩm chất, vừa hầu như chưa ý thức được rõ ràng về cả đối tượng của mình. Dù sao, có thể nói rằng sự kiện thời Phục Hưng khám phá lại nền văn hóa cổ đại – với sự hợp tác của người Ả Rập – tự nó đã là một công trình dân tộc học được thiết kế trên một cơ sở hạn chế. Tuy bao quát hơn về tham vọng, thật ra trào lưu Hiện Đại căn bản cũng không khác mấy với thời trước về phương pháp: chủ đích vẫn là làm sao đạt tới sự hiểu biết thấu đáo về con người, nhờ sự nghiên cứu và so sánh một lượng lớn những kinh nghiệm nhân sinh tập thể. Tuy rằng, ở đây, sự tìm tòi không được thực hiện thông qua những cuộc phiêu lưu tinh thần của các đầu óc xuất chúng – thi sĩ, nhà hùng biện, triết gia – mà qua sự lao động cần cù và tầm thường của những tập hợp vô danh gọi là xã hội; và cũng ở đây, thay vì chỉ tập trung trên một giới tinh hoa (luôn luôn được chọn ra và giữ lại trên một vài tiêu chuẩn chủ quan), ta phải dần dần tự thuyết phục mình rằng chẳng một kết luận nào là có giá trị cho một số người mà lại không được khơi mở từ kinh nghiệm của tất cả.

Có lẽ chưa bao giờ một tham vọng cao như thế lại được phát biểu bởi chỉ một môn học duy nhất: bởi vì xuyên suốt mọi kinh nghiệm xã hội của loài người, đích nhắm của nó chính là đạt tới con người toàn diện chứ không thấp hơn. Nhà dân tộc học có thể cảm thấy nản chí trước nhiệm vụ, nếu cùng một lúc với sự ước lượng tầm mức này, ông ta không nhìn thấy cái khả năng đơn giản hóa các phương pháp của mình, nhằm nắm bắt cái chủ yếu từ khối tài liệu khổng lồ trong mỗi trường hợp. Những công trình nghiên cứu rất xa cách nhau, như việc xây dựng dự án Dữ Liệu Về Khu Vực Quan Hệ Con Người (Human Relations Area Files*)[3] của Đại học Yale, các cuộc điều tra đã đặt nền cho loại ý niệm như «nhân cách cơ bản* (personnalité de base)», «bản sắc dân tộc (caractère national)», và những phân tích cấu trúc… tất cả thật ra đều nhằm giải đáp – bằng các phương tiện khác nhau, thậm chí đôi khi với những yêu cầu lý thuyết tương kị – cho cùng một quan tâm là rút ra từ những phong tục, tín ngưỡng, thiết chế… cái chất kết tủa vô cùng nhỏ nhưng chứa đựng bên trong nó một ý nghĩa.

Song song với nhận thức về sứ mệnh đặc thù của mình, dân tộc học cũng đồng thời giữ lại đặc tính lai tạp và nước đôi mà nó thừa hưởng từ nguồn gốc lịch sử: nó đã tiếp thu một cách rất lộn xộn những quan sát mà không một khoa học nhân văn truyền thống nào sẵn sàng thu nạp – hoặc vì những sắc dân đối tượng có vẻ như nằm ngoài mọi hệ thống quy chiếu sẵn có, bởi sự kì lạ của phong tục và mức sống quá thấp của họ; hoặc vì các lý do còn tầm thường hơn, như sự thiếu vắng những đền đài và kiến trúc, sự thiếu thốn chữ viết… đã buộc các nhà khảo cổ và sử gia phải bỏ cuộc; hoặc thậm chí bởi vì, như trường hợp của châu Mỹ thời trước Cristoforo Colombo*, cuối cùng cũng cần phải có những bia đá Rosetta*[4] mới đánh thức được các Champollion*[5]. Từng là kẻ mót lượm trong số các khoa học xã hội ngay từ buổi đầu, ngày nay ngành dân tộc học tin tưởng là nó đã tìm thấy, trong đống vật liệu phế thải chồng chất trước cửa các môn học khác, bộ khóa then chốt để mở ra những bí ẩn của con người. Nhưng song song với việc bắt đầu tra chìa khóa vào ổ, với tất cả sự chậm rãi và thận trọng thích hợp, nó vẫn tiếp tục làm cái nhiệm vụ khiêm tốn của mình, và chắc chắn là không ít hơn trước, là tháo dỡ và lựa lọc trong các đống phế thải vẫn được tích lũy thêm mỗi ngày ấy.

[…]

Dân tộc học đang trải qua một cuộc khủng hoảng ý thức có thể chỉ là  một thời khủng hoảng tăng trưởng. Các khoa học xã hội truyền thống (xã hội học, chính trị học, luật học, kinh tế học) dường như không thể làm gì khác hơn là xử lý những trừu tượng, dân tộc học cảm thấy ngày càng nặng trĩu trên vai các nhiệm vụ gắn liền với cái tên truyền thống của nó, là phải đơn độc và tự tay tạo ra một khoa học về con người, một nhân học (anthropo-logie). Như vậy, nhiệm vụ của dân tộc học, trước hết là quan sát và mô tả, sau đó là phân tích và phân loại, và cuối cùng là rút ra những nét thường hằng và xác lập các quy luật. Thế nhưng, tuân theo một cách tiếp cận tương tự như ở các ngành khoa học tự nhiên[6], mặc dù phải tập trung trên một thời gian ngắn hơn nhiều, nó cũng dần dần nhận thấy rằng ta không thể nào đạt được những nét không đổi nói trên ở mức độ quan sát cụ thể, rằng các khía cạnh có thể đo lường được của những hiện tượng xã hội vẫn còn cách quá xa với các khía cạnh có thể thấy được trong kinh nghiệm – một khoảng cách cũng lớn như từ những dữ liệu về địa chất học và khoáng vật học tới các kết luận của khoa vật lý hạt nhân! Sự kiện này khiến một số nhà dân tộc học nản lòng, và nỗ lực hạn chế một lĩnh vực mà sự mênh mông làm họ kinh hoảng. Thái độ của họ có thể sẽ khác đi, nếu họ  nhận thức được rằng, không hề chỉ là một khoa học xã hội và nhân văn bên cạnh rất nhiều bộ môn khác, nội dung của dân tộc học chính là mặt khoa học của mọi nghiên cứu về con người mà mỗi lĩnh vực khác chỉ là một kinh nghiệm cục bộ[7]. Những công trình của Georges Dumézil[8]* cũng cho thấy rằng lịch sử có thể mang tính cấu trúc. Vì vậy, ta không nên cố gắng hạn chế phạm vi dân tộc học, mà nên phân nhánh nó thành nhiều phân khu với chuyên môn khác nhau, như điều tra thực địa với phương pháp quan sát, và làm việc văn phòng với phương pháp phân tích – giống như khoa vật lý học của thế kỷ thứ XVII, nay đã được phân chia thành rất nhiều ngành nghiên cứu cần đến sự đóng góp của, vừa công việc phòng thí nghiệm quen thuộc với các nhà thực nghiệm, vừa những giả thuyết sâu sắc của giới lý thuyết gia vậy. Nói cách khác, dân tộc học không cần phải giảm thiểu tham vọng của mình; nhưng một cách thực hành nó lành mạnh hơn sẽ phá đổ sự phân biệt và đối lập truyền thống giữa các khoa học nhân văn với khoa học tự nhiên, bởi vì mọi khoa học đều là tự nhiên5. Sự phân biệt không hề được đặt trên sự độc lập của hai lĩnh vực, mà chỉ do sự thiếu thốn năng lực tạm thời của chúng ta nhằm xử lý những sự kiện thuộc phạm vi đầu một cách khoa học. Nếu chúng ta đạt tới khả năng xử lý các khoa học về con người một cách khoa học, sự phân biệt và đối lập truyền thống sẽ không còn nổi bật lên nữa5.

Phần đóng góp của dân tộc học vào tiến trình này là sự phát hiện ra rằng, trong trình tự của những sự kiện nhân văn, chính sự quan sát cụ thể nhất, chất lượng nhất và giới hạn nhất dường như lại có thể dẫn ta tới việc xây dựng những định luật tổng quát một cách nhanh chóng nhất – một khám phá mà các nhà dân tộc học chỉ mới dần dần ý thức được! Theo phát biểu của một nhà vật lý, dù rằng suy tư của ông là có giá trị cho mọi ngành khoa học, thì con người là một sinh vật «vi mô»[9]. Một ví dụ cho phép ta kết luận, tuy nó cũng chỉ có giá trị như một minh họa: mọi xã hội loài người đều dựa trên sự hiệp thông, dân tộc học dần dần nhận ra rằng nó cần phải nghiên cứu và học hỏi, không chỉ từ những hình thức hiện đại nhất của ngôn ngữ, như âm vị học và ngôn ngữ học cấu trúc[10], mà cả từ những công trình vật lý học và toán học về những sự kiện truyền thông[11]. Nhìn từ quan điểm này, tác phẩm mới xuất bản gần đây của nhà ngôn ngữ học vĩ đại Roman Jakobson[12], đồng sáng lập viên của Trường phái Praha với Troubetskoï, đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, ngay từ bây giờ, các nhà ngôn ngữ học và thậm chí cả các nhà lô-gic học nữa, đều có thể cầu viện tới loại kỹ thuật của giới kỹ sư để kiểm tra một cách nghiêm ngặt các giả thuyết của họ.

Claude Levi-StraussNhìn Toàn Cảnh Về Dân Tộc Học(Panorama de l’Ethnologie,Trg : Diogène, số 2, 1953.

[1] Claude Lévi-Strauss (1908-2009), nhà nhân học, dân tộc học, triết gia người Pháp, một trong các nhân vật chính của trào lưu cấu trúc luận với ảnh hưởng rất lớn trên các khoa học nhân văn và xã hội trong nửa sau của thế kỷ XX. Ông thường được xem là «cha đẻ của khoa nhân học hiện đại» cùng với James George Frazer và Franz Boas. Tác phẩm tiêu biểu:  Les Structures élémentaires de la parenté (1949, 1967); Race et Histoire (1952); Tristes Tropiques (1955, 2005); Anthropologie structurale (1958, 2012); Le Totémisme aujourd’hui (1962); La Pensée sauvage (1962, 1990, 2014); Mythologiques (4 q., 1964-1971); Race et Culture (1971); Anthropologie structurale II (1973, 2009);  La Voie des masques, (1975, 2004); Myth and Meaning (1978); Le Regard Eloigné (1983); Paroles données (1984); La Potière jalouse (1985); Des symboles et leurs doubles (1989); Histoire de Lynx (1991); Regarder, écouter, lire (1993); Le Père Noël supplicié (1952, 1996); L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (2011); L’autre face de la lune (2011); Nous sommes tous des cannibales (2013). NVK

[2] Trường Đông Phương Và Phi Châu Học (SOAS) thuộc Đại học Luân Đôn ra đời năm 1916 dưới tên là Trường Đông Phương Học (School of Oriental Studies), chỉ từ năm 1938 mới mang tên mới như hiện nay. Đây là một trong các trung tâm đào tạo chuyên gia danh tiếng nhất về Á châu, Phi châu và Trung Đông. NVK

[3] Dữ Liệu Về Khu Vực Quan Hệ Con Người (Human Relations Area Files – HRAF,  New Haven, Connecticut) là một tập đoàn quốc tế phi lợi nhuận có trên 300 hội viên tại Hoa Kỳ và ở hơn 20 quốc gia khác. Một cơ quan nghiên cứu tự trị về tài chính được đặt tại Đại học Yale từ năm 1949, với sứ mệnh là khuyến khích và tạo điều kiện cho những công trình nghiên cứu so sánh trên toàn thế giới về văn hoá, xã hội và hành vi của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Nó theo đuổi nhiệm vụ này chủ yếu bằng cách tạo ra và phân bố hai cơ sở dữ liệu toàn văn trên mạng,  là  eHRAF Văn Hóa Thế Giới (tên trước: Bộ Sưu Tập Dân Tộc Học của eHRAF) và eHRAF Khảo Cổ Học (tên trước: Bộ Sưu Tập Khảo Cổ Học của eHRAF). HRAF còn đỡ đầu và xuất bản tam cá nguyệt san Nghiên Cứu Xuyên Văn Hóa: Tạp Chí Khoa Học Xã Hội So Sánh (Cross-Cultural Research: The Journal of Comparative Social Science), đồng thời sưu tập và xuất bản các tập bách khoa toàn thư của tập hợp. NVK

[4] Rosetta là tên gọi tiếng Anh của thành phố Rashid ở châu thổ sông Nile. Phiến đá Rosetta (Rosetta Stone, là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorit, trên có khắc một sắc lệnh của vua Ptolemaios V ban hành tại Memphis năm 196 tCn. Sắc lệnh này được viết bằng ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại, ở giữa là ký tự demotic (giản thể của chữ tượng hình Ai Cập) và dưới cùng là tiếng Hy Lạp cổ đại. Do phiến đá trình bày cùng một văn bản với cả ba hệ chữ viết, nó đã cung cấp cho khoa học hiện đại chiếc chìa khóa vô giá trong việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập. NVK

[5] Jean-François Champollion (1790-1832), còn gọi là Champollion Trẻ, là nhà ngữ văn học và Đông phương học Pháp. Ông được xem là người đầu tiên đã giải mã được chữ tượng hình Ai Cập, và là người đã khai sinh ra ngành Ai Cập học. NVK 

[6] Khẳng định này xác nhận là ngay cả trong thập niên 1950, giới khoa học nhân văn và xã hội ở Pháp vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa thực chứng kiểu Auguste Comte, và vẫn chưa tiếp cận đúng mức cuộc cách mạng về phương pháp đã nổ ra ở Đức (với Dilthey, Weber,…). NVK

[7] Xem: Cyril Daryll Forde, «Khả Năng Hợp Nhất Của Nghiên Cứu Nhân Học = The Integration Of Anthropological Studies», trg : Chuyên san của Viện Nhân Học Hoàng Gia (Anh) = Journal of the Royal Anthropological Institute, t. LXXIII, phần 1-2, 1948 [1951]). LS. Cyril Daryll Forde (1902-1973) là nhà nhân học và Phi châu học người Anh. Tác phẩm tiêu biểu: Habitat, economy and society (1934); African Worlds: Studies in the Cosmological Ideas aAfrican Peoples (1954); Yako Studies (1964). NVK

[8] Georges Dumézil, Di Sản của Nền Văn Minh Ấn-Âu tại Rô-ma = L’Héritage indo-européen à Rome, Paris, 1949. Georges Dumézil (1898-1986) : nhà ngôn ngữ, dân tộc học, huyền thoại và tôn giáo sử học người Pháp. Tác phẩm tiêu biểu : Mythes et dieux des Germains (1939); Jupiter Mars Quirinus (4 q., 1941-1948); Les Mythes romains (1942-1947); Les Dieux indo-européens (1952); Mythe et Épopée (3 q. 1968-1973); Les Dieux souverains des Indo-Européens (1977); Mariages indo-européens (1979); L’Oubli de l’homme et l’honneur des dieux (1985); Le Roman des jumeaux (1994). NVK

[9] Xem: Pierre Auger, Con Người Vi Mô = L’homme microscopique, Paris, 1952. LS. Pierre Victor Auger (1899-1993) : nhà vật lý học Pháp làm việc trong các lĩnh vực vật lý nguyên tử, hạt nhân và tia vũ trụ. NVK

[10] Về điểm này, chỉ cần kể ra ở đây: bản dịch tiếng Pháp quyển Những Nguyên Lý Âm Vị Học (Gründzuge der Phonologie) của Nikolaï Sergueïevitch Troubetskoï, (1949, với những bổ sung quan trọng của Roman Jakobson) ; Tên Tác Nhân và Tên Hành Động trong Ngôn Ngữ Ấn-Âu (Noms d’Agent et Noms d’Action en Indo-Européen, 1948) của Émile Benveniste; Phương Pháp Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc (Methods in Structural Linguistics, University of Chicago Press, 1951) của Zellig Sabbettai Harris.

[11] John von Neumann và Oskar Morgenstern, Lý Thuyết Trò Chơi và Hành Vi Kinh Tế (Theory of Games and Economic Behavior, Princeton, 1944); Norbert  Wiener, Điều Khiển Học (Cybernetics, Paris, New York, 1948); Claude Elwood Shannon và Warren Weaver, Lý Thuyết Toán Học của Truyền Thông (The Mathematical Theory of Communication, University of Illinois, 1949); và cuối cùng, Hội Nghị Chuyên Đề về Điều Khiển Học (Colloque sur la Cybernétique, Paris, 1951) do Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học tổ chức, dưới sự chủ trì của ông Louis de Broglie.  

[12] Xem: Roman Jakobson, Nghiên Cứu Sơ Bộ về Phân Tích Lời Nói (Preliminaries to Speech Analysis, Massachusetts Institute of Technology, 1952, Technical Report 13). LS. Roman Osipovich Jakobson (1896-1982) nhà ngôn ngữ học Nga, người đã đặt các viên đá đầu tiên cho sự phát triển của phân tích cấu trúc trong ngôn ngữ, thơ văn và nghệ thuật. Tác phẩm tiêu biểu: Remarques sur l’evolution phonologique du russe comparée à celle des autres langues slaves (1929); Child Language, Aphasia and Phonological Universals (1941); On Linguistic Aspects of Translation (1959); Selected Writings (6 q., 1971–1985); Questions de poétique (1973); Six Lectures of Sound and Meaning (1978); The Framework of Language (1980); Fundamentals of Language (1956);  Verbal Art, Verbal Sign, Verbal Time (1985); Language in Literature (1987). NVK

Học Bổng Csc Hệ Cử Nhân Trường Đh Dân Tộc Trung Ương Bắc Kinh

Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa được công nhận là hai trường đại học nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhưng đối với các bạn học sinh Việt Nam muốn đến Bắc Kinh du học, sự lựa chọn không chỉ có hai trường đại học này. Bắc Kinh là Thủ đô của Trung Quốc, tập trung rất nhiều trường đại học nổi tiếng Trung Quốc. Hiện tại có hơn 1000 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Bắc Kinh, trong đó có 36 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Đại học Dân tộc Trung ương ở Bắc Kinh. Cựu học sinh của Tổ chức giáo dục Vinahure Nguyễn Quỳnh Anh có những chia sẻ sau khi tốt nghiệp đại học.

1. Trường có ký túc xá lưu học sinh “xa hoa”

Thật không ngoa khi nói rằng ký túc xá lưu học sinh trường Dân tộc Trung ương thuộc hàng “xịn” nhất Bắc Kinh khiến nhiều bạn trường khác phải ngưỡng mộ và có chút ghen tị, thậm chí có nhiều bạn còn không ngần ngại cho biết đăng ký học ở trường này vì “ký túc xá quá tuyệt”. Khu ký túc xá dành cho lưu học sinh nằm đối diện cổng Tây của trường, nơi có con phố ăn uống nổi tiếng nhộn nhịp ngày đêm với đủ các loại đồ ăn Tây Tàu.

Các phòng trong khu ký túc xá lưu học sinh có kết cấu giống như một căn hộ chung cư đích thực với thiết kế thông thoáng bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và nhà tắm, vệ sinh, cùng với đó là máy điều hòa, tivi, máy giặt, tủ lạnh, hệ thống sưởi đều được trang bị đầy đủ. Lưu học sinh trường chúng tớ được sắp xếp ở theo tiêu chuẩn tiến sĩ ở 2 người 1 căn hộ một phòng khách một phòng ngủ, thạc sĩ ở 3 người trong căn hộ hai phòng ngủ một phòng khách. Có thể nói nhà trường đã tạo điều kiện quá tốt cho lưu học sinh chúng tớ về mặt đời sống sinh hoạt.

2. Trường có nhà ăn sinh viên thuộc hàng top ở Bắc Kinh

Nhà ăn sinh viên trường tớ được mệnh danh là một trong 10 nhà ăn sinh viên ngon nhất ở Bắc Kinh đấy. Trong giới sinh viên Bắc Kinh có câu truyền miệng là “học ở Thanh Hoa, chơi ở Bắc Đại, yêu ở Nhân Dân, ăn ở Dân tộc”. Mặc dù chỉ có 4 nhà ăn sinh viên nhưng với đặc điểm sinh viên đa dạng về dân tộc và văn hóa nên cũng vì thế mà các món ăn cực kì phong phú và đặc sắc. Đặc biệt là nhà ăn “Phong Vị”, có thể nói là chỉ cần đến đây bạn có thể thưởng thức hầu như tất cả văn hoá ẩm thực của Trung Quốc với các món ăn đến từ 14 địa phương: Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Ôn Châu, Quảng Tây, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Tây Bắc, Quảng Châu, Quế Lâm, Thượng Hải, Vân Nam, Triều Tiên, Dương Châu, Nhật Bản tha hồ cho bạn lựa chọn. Ngoài ra còn có nhà ăn “Thanh Chân” (nhà ăn không có thịt heo) dành riêng cho các bạn theo đạo Hồi.

Nếu như không có đủ thời gian để đi khắp Trung Quốc và thưởng thức hết ẩm thực phong phú của đất nước xinh đẹp này, thì bạn cũng có thể đến và khám phá “những nhà ăn mang đậm nét văn hoá vùng miền” của trường chúng tớ.

Nhà ăn Đại học Dân tộc Trung ương và các món ăn đặc sắc3. Trường ở gần Thư viện Quốc gia nhất

Nếu tìm đường tới trường chúng tớ có lẽ cách dễ dàng nhất là định vị Thư viện Quốc gia Trung Quốc, vì trường chúng tớ chính là “hàng xóm” của Thư viện Quốc gia Trung Quốc nổi tiếng quy mô hoành tráng và hiện đại này. Ở sát bên kho kiến thức và tài liệu lớn nhất Trung Quốc, chỉ cách vài bước là chúng tớ đã có thể kiếm được cho mình một chỗ ngồi yên tĩnh và lý tưởng để đọc sách và học tập, trong khi những bạn ở trường khác lại phải mất khá nhiều thời gian cho công việc di chuyển. Không gian học tập ở đây thì khỏi chê. Cứ tưởng tượng mỗi khi mùa đông đến, được ngồi giữa không gian yên tĩnh của thư viện, ngắm nhìn khung cảnh ngoài cửa sổ và đọc một cuốn sách mà mình yêu thích thì còn gì bằng.

Thư viện Quốc gia Trung Quốc 4. 1001 câu chuyện ít ai biết về trường

Không chỉ là ngôi trường có cảnh quan “đẹp lung linh” như trong phim Hàn Quốc, hay có nhiều món ăn ngon nổi tiếng, Dân tộc Trung ương còn là ngôi trường có nhiều câu chuyện thú vị ít người biết.

Trường Dân tộc Trung ương chỉ dạy về dân tộc và múa?

Đương nhiên là không phải như thế. Mặc dù khoa múa trường chúng tớ rất nổi tiếng và các ngành về dân tộc là thế mạnh, nhưng ngoài ra, ngành học của trường cũng rất đa dạng và phong phú từ ngôn ngữ đến kinh tế, từ nhân loại học đến lịch sử, báo chí truyền thông…

Phong cảnh trong Trường Đại học Dân tộc Trung ương

Trường của chúng tớ tuy nhỏ bé nhưng không hề “lép vế” trước bất cứ trường nào, dù nhỏ nhưng vẫn đẹp đến “ngẩn ngơ”, nhỏ nhưng vẫn “độc đáo” và “dễ thương” đến lạ. Chúng tớ từ khi bước chân vào ngôi trường này vẫn luôn tự hào khi mình là một trong những thành viên được học tập ở đây. Và nếu như có một cơ hội thứ hai được lựa chọn, tớ vẫn mong muốn mình sẽ là một phần của mái trường kính yêu này.

Ưu đãi

Miễn 100% học phí,

Miễn 100% kí túc xá

Hỗ trợ sinh hoạt phí mỗi tháng 2500 tệ

Điều kiện đăng kí

Ứng viên 18 tuổi trở lên

Sức khỏe tốt ( không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV)

Tốt nghiệp THPT trở lên

Hồ sơ cần chuẩn bị

Bằng và bảng điểm cao nhất

Hộ chiếu

Ảnh 4×6 nền trắng

HN: 024.328.28888 / 08.4488.0000

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: 176 đường Láng, p.Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 301, số 344 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình

Địa chỉ văn phòng Đà Nẵng: Tầng 10 Vĩnh Trung Plaza, số 255-257 Ông Ích Khiêm, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Dân Tộc Học Là Gì?

Tầm quan trọng của dân tộc học

Dân tộc học rất quan trọng đối với các nhà dân tộc học và các nhà khoa học xã hội ở chỗ nó giúp phát triển sự hiểu biết rõ ràng về nhiều câu hỏi dẫn đến hành vi và tương tác của mọi người. Điều này trả lời các câu hỏi về cách thức và lý do tại sao mọi người trong một cộng đồng hoặc môi trường văn hóa nhất định suy nghĩ, hành xử và tương tác theo cách họ làm. Nhà nghiên cứu có thể hiểu điều này và nhiều câu hỏi quan trọng theo quan điểm của người trong cuộc, thường được gọi là ‘viễn cảnh emic’.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Các phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm quan sát và phỏng vấn. Nhà nghiên cứu phải đi sâu vào cộng đồng rằng họ đang nghiên cứu và trải nghiệm các tương tác hàng ngày của mọi người trong một khoảng thời gian dài. Điều này giúp thu thập một bộ dữ liệu khổng lồ bao gồm dữ liệu nghiên cứu và nghiên cứu lịch sử. Để đạt được điều này, nhà nghiên cứu phải đào sâu và trả lời các câu hỏi như tại sao, ai, cái gì, như thế nào, ở đâu, khi nào và như thế nào. Quá trình này được gọi là “mô tả dày” theo thuật ngữ của nhà nhân chủng học nổi tiếng Clifford Geertz.

Khi tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu, nhà dân tộc học phải được thiên vị bởi có ít ảnh hưởng nhất có thể đến cộng đồng mà anh ta đang nghiên cứu. Phát triển niềm tin cũng rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình. Các thành viên của cộng đồng phải cảm thấy thoải mái trước sự hiện diện của nhà nghiên cứu.

Ưu điểm của dân tộc học

Dân tộc học cung cấp những hiểu biết độc đáo về đời sống xã hội của mọi người trong khi đánh giá cao nhận thức và giá trị của các nền văn hóa. Các phương pháp nghiên cứu khác có thể không chính xác trong việc đưa ra tài khoản chuyên sâu này do đó dân tộc học là phương pháp phù hợp nhất.

Dân tộc học giúp loại bỏ những thành kiến ​​hay định kiến ​​tiêu cực của những người hoặc cộng đồng khác nhau. Điều này tăng cường sự hài hòa xã hội.

Thông qua nghiên cứu, nhà dân tộc học phát triển sự hiểu biết phong phú về văn hóa và thực hành của các dân số khác nhau. Điều này cũng giúp đưa ra ánh sáng cho những kho báu bất thành văn mà một cộng đồng có.

Dân tộc học thúc đẩy một cái nhìn toàn diện về nhóm / văn hóa hơn là một quan điểm duy nhất.

Dân tộc học cung cấp các liên kết với các lý thuyết sao cho tài liệu được thu thập có thể được so sánh, phân tích và thay đổi khi dữ liệu ra lệnh.

Nhược điểm và thách thức

Các nhà dân tộc học phải đối mặt với vô số thách thức như khó khăn trong việc chiếm được lòng tin giữa các dân tộc mà họ đang tiến hành nghiên cứu. Có thể mất nhiều thời gian để thiết lập mối quan hệ và được chấp nhận.

Sự thiên vị tiềm năng tồn tại từ phía nhà dân tộc học có thể làm thay đổi tính chính xác của những hiểu biết bắt nguồn từ nghiên cứu.

Xung đột giữa các cá nhân và các vấn đề có thể phát sinh giữa nhà nghiên cứu và các thành viên của cộng đồng.

An toàn của nhà nghiên cứu nên được xem xét trong môi trường mà họ đang làm việc vì mọi người đôi khi có thể trở nên thù địch.

Khi nói đến việc giải thích dữ liệu, sự thiếu chính xác và sai lệch có thể phát sinh do tính chất kể chuyện của dân tộc học.

Bản chất liên tục của dân tộc học

Trong dân tộc học, dữ liệu và tài liệu thu thập được trong lĩnh vực này được sử dụng để phát triển một lý thuyết trong một quá trình có thể mất nhiều năm. Khi dữ liệu mới xuất hiện, dữ liệu và lý thuyết cũ được thay thế để cung cấp sự hiểu biết và nhận thức mới về văn hóa và thực tiễn của nhóm. Do đó, dân tộc học là một quá trình liên tục. Mục tiêu của nghiên cứu dân tộc học là thiết lập kiến ​​thức văn hóa mới lưu giữ trong tâm trí mọi người và do đó kiến ​​thức này ảnh hưởng đến các tương tác xã hội, cảm xúc bên trong và mâu thuẫn.

Bạn đang xem bài viết Dân Tộc Học Hay Nhân Học ? trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!