Cập nhật thông tin chi tiết về Đắk Lắk: Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc Thiểu Số mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có thể nói, tăng cường năng lực về tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nhất là học sinh lớp 1 là một trong những yếu tố quan trọng, giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi.
Để tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hơn 150 cán bộ quản lý và gần 500 giáo viên cốt cán, qua các buổi tập huấn, giáo viên có thêm hiểu biết về kiến thức, kỹ năng xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt và áp dụng vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non; tất cả các giáo viên chủ động, học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết về chuyên đề.
Nhiều địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.
Trước khi vào lớp 1, đa số trẻ em người DTTS chỉ được giao tiếp bằng tiếng Việt trong phạm vi trường mầm non. Những nơi thường xuyên sử dụng tiếng Việt như khu vui chơi, nơi mua bán… các em vùng DTTS khó khăn chưa có cơ hội tham gia thường xuyên. Vì vậy học sinh DTTS ở lớp 1 khả năng nghe, nói hạn chế, việc giao tiếp giữa thầy và trò diễn ra không thuận lợi.
Nhằm giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn trên, lớp tập huấn tiếp tục bồi dưỡng các phương pháp tăng cường kĩ năng nghe- nói cho học sinh lớp1 qua các dạng bài Nói từ và mẫu câu; Đọc thơ; Kể chuyện theo tài liệu Em nói tiếng Việt (Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số); hướng dẫn xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trong trường, lớp học; tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” thông qua các hoạt động: đọc thơ, kể chuyện, múa hát, viết chữ đẹp, hùng biện… nhằm tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp tiếng Việt thường xuyên.
Đối với học sinh tiểu học, có đọc thông viết thạo tiếng Việt mới có cơ hội học tốt các môn học khác. Trong thời gian tới, bằng sự sáng tạo, các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh người DTTS thường xuyên giao tiếp với con em bằng tiếng Việt; huy động giáo viên, nhân viên tham gia hỗ trợ tiếng Việt cho học sinh DTTS; chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1… vận dụng linh hoạt dạy học gắn với các hoạt động vui chơi sẽ giúp các em học sinh tiếp cận môn Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 4.000 trường mầm non có đông trẻ em là người DTTS; hơn 42 nghìn nhóm lớp có trẻ em người DTTS với số trẻ em người DTTS đến trường là hơn 887 nghìn trẻ. Để nâng cao chất lượng, một số địa phương như Gia Lai, Lào Cai, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Đắk Lắk… đã có nhiều sáng tạo trong xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non DTTS.
Mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp nhưng do vốn tiếng Việt của học sinh DTTS còn ít cho nên trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động giáo dục. Ngoài ra, nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho trẻ còn hạn chế. Hầu hết các tỉnh đều thiếu giáo viên, vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và chất lượng tăng cường tiếng Việt.
Cả nước có hơn 73 nghìn giáo viên mầm non dạy trẻ em người DTTS, trong đó, số giáo viên người DTTS trực tiếp dạy trẻ chỉ có gần 39 nghìn người. Nhiều giáo viên mầm non lúng túng trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, trong khi năng lực sư phạm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên người DTTS còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ của ngành giáo dục chưa thật sự hiệu quả, giáo viên còn máy móc, khó khăn trong thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Mặt khác, tỷ lệ trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp thấp, việc bảo đảm duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần chưa cao.
Vì học sinh DTTS gặp nhiều khó khăn nên đề nghị cần có quy định biên chế lớp riêng cho những trường có tỉ lệ học sinh DTTS trên 50% tối đa 30 học sinh/ lớp.
Thời gian tới cần có chương trình dạy tiếng Việt linh hoạt hơn, phù hợp cho đối tượng học sinh DTTS theo hướng tăng về thời lượng, tăng về thực hành.
Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học và các chính sách tài chính cho học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh DTTS nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho các em.
Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
Cô giáo Nguyễn Thị Điềm-Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ôn tập hè cho học sinh lên lớp 2. Ảnh: N.G
Sự nhiệt tình của các giáo viên còn thể hiện ở chỗ nắm rõ danh sách học sinh, kịp thời phát hiện những em vắng mặt để vào tận nhà đón các em ra lớp. Ghi nhận tâm huyết của các thầy-cô giáo, chị Đinh Thị Khanh-một phụ huynh ở làng Bờ-nói: “Năm nay con tôi lên lớp 2, hè ở nhà không có ai giúp cháu học nên trường tổ chức dạy hè thế này rất bổ ích. Có hôm vợ chồng tôi vội đi làm không chở cháu đến trường được thì các cô vào tận nhà đón cháu đi. Sau này, tôi thấy các thầy cô vất vả quá nên ngày nào cũng cố gắng chở con đến trường rồi mới đi làm”. Cũng theo chị Khanh, dù con đi học hè nhưng gia đình chị không phải tốn kém gì vì sách, vở, bút đều được nhà trường hỗ trợ đầy đủ.
Trao đổi thêm về việc tổ chức ôn tập hè cho học sinh, thầy Phạm Xuân Trường-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng-cho biết: “Nhà trường thống nhất ôn tập cho các em trước 1 tháng. Trong đó, chúng tôi ưu tiên cho học sinh lớp 1, lớp 2 để củng cố vững chắc vốn tiếng Việt, làm tiền đề cho các em học tập các môn văn hóa khác”.
Được biết, theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), 100% trường học vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tổ chức ôn tập hè cho học sinh 2-3 tuần trước khi bước vào năm học mới.
Đẩy nhanh đề án tăng cường tiếng Việt
Năm 2016, UBND tỉnh ban hành đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Sở GD-ĐT đã tổ chức việc thực hiện đề án với mục tiêu: đảm bảo trẻ mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục; tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội tri thức các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo sự phát triển bền vững cho vùng dân tộc thiểu số. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ 5 tuổi được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
Ngành GD-ĐT cũng đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình, cộng đồng thôn, làng để tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng nói. Trong năm học này, Sở GD-ĐT cũng đã có kế hoạch bồi dưỡng, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án ở các địa phương, đồng thời xây dựng bản đồ ngôn ngữ tại những vùng có nhiều dân tộc thiểu số.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đông-Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT) cho biết: “Ngành giáo dục phấn đấu hàng năm có 100% học sinh dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt; 95% học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt cấp tiểu học. Phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo chuẩn về chất lượng để học tốt chương trình THCS. Để đẩy nhanh tiến độ, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường tiếng Việt trong hè cho học sinh trước 2-3 tuần để các em sẵn sàng cho năm học mới. Đối với học sinh lên lớp 1, sự chuyển tiếp từ bậc mầm non lên tiểu học được coi là giai đoạn rất quan trọng khi các em bước vào môi trường học kiến thức thực sự sau khi kết thúc bậc mầm non mang tính chất học mà chơi, chơi mà học. Do đó, các trường cần ưu tiên để giúp các em không gặp nhiều khó khăn khi bước vào chương trình học mới”.
Yên Bái Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
YênBái – Yên Bái là một tỉnh miền núi với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 56% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học, nổi bật là Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 – 2020.
Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 – 2020 được xem là giải pháp mang tính then chốt đối với giáo dục vùng DTTS, quyết định tới chất lượng giáo dục.
Vì vậy, trong những năm qua, ngành GD-ĐT Yên Bái đặc biệt quan tâm chỉ đạo các phòng GD-ĐT huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai với các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị trường học, xây dựng các mô hình điểm, huy động tối đa trẻ 3 và 4 tuổi ra lớp.
Bên cạnh việc hỗ trợ các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh người DTTS, ngành đã phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, khai thác văn hóa bản địa vào xây dựng môi trường, góc địa phương để tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học đã phối hợp với phụ huynh học sinh, già làng, trưởng bản biên tập cuốn sổ tay từ vựng của dân tộc Dao và dân tộc Mông dịch ra tiếng Việt giúp giáo viên có tài liệu học tiếng địa phương; phối hợp sưu tầm các bài hát, câu chuyện, trò chơi truyền thống của người bản địa, biên tập thành tuyển tập thơ, truyện, trò chơi, câu đố để trang bị thêm tài liệu giảng dạy cho giáo viên; sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của người DTTS sử dụng trong góc địa phương, thư viện của nhà trường để tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
100% cơ sở giáo dục mầm non xây dựng góc thư viện, chợ quê trong trường học; xây dựng môi trường “chữ viết”, góc tiếng Việt trong các nhóm, lớp; bổ sung các học liệu phù hợp để hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ gắn với bản sắc văn hóa địa phương; phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các nhà trường. Tổ chức các hội thi: “Xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”, “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non” các cấp; tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hội thảo “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS”…
Qua đó, các đơn vị được giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS nói riêng. Nhiều đơn vị nhà trường đã vận động cha mẹ học sinh/ người bản địa tham gia làm trợ giảng ngôn ngữ trong tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS (Trường Mầm non Suối Giàng, Trường Mầm non Sùng Đô, huyện Văn Chấn).
Mặt khác, để nâng cao năng lực đội ngũ, ngành đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp, Đề án đã mang lại hiệu quả rõ rệt, 100% học sinh người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt đúng độ tuổi, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt cao. Từ đó, chất lượng giáo dục vùng DTTS được nâng lên, nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
Thanh Vy
Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Vùng Dân Tộc Thiểu Số Ở Đồng Nai
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đa số học sinh dân tộc thiểu số ở khi mới bước vào lớp 1 đều hạn chế trong việc sử dụng tiếng Việt như, phát âm không đúng chính tả, viết từ, câu sai vần, mau quên. Nhiều học sinh hạn chế trong sử dụng vốn từ, viết không trọn câu, diễn đạt chưa hết ý… do đó việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết.
Đề án nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, đề án cũng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục; bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học trong công tác tăng cường tiếng Việt; phối hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng, nguồn lực đầu tư cho các địa phương để nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt.
Cụ thể, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh huy động ít nhất 25% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi nhà trẻ ra lớp; 65% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi mẫu giáo ra lớp; trong đó 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường Tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo có thể trao đổi, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt một cách thành thạo trên cơ sở vẫn bảo tồn được tiếng mẹ đẻ.
Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Đồng Nai có ít nhất 40% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi nhà trẻ, 85% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi mẫu giáo trong toàn tỉnh ra lớp. Trong đó, đảm bảo 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Bên cạnh đó, huy động 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ra lớp đúng độ tuổi; hằng năm 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt. 100% các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có học sinh cần tăng cường tiếng Việt được bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu, phần mềm phục vụ dạy học.
Toàn bộ kinh phí thực hiện dự án do ngân sách Nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho ngành giáo dục và đào tạo.
Bạn đang xem bài viết Đắk Lắk: Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc Thiểu Số trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!