Xem Nhiều 3/2023 #️ Chữ Kanji Là Gì ? Tại Sao Phải Học Chữ Kanji Khi Học Tiếng Nhật # Top 10 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chữ Kanji Là Gì ? Tại Sao Phải Học Chữ Kanji Khi Học Tiếng Nhật # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chữ Kanji Là Gì ? Tại Sao Phải Học Chữ Kanji Khi Học Tiếng Nhật mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật đều băn khoăn rằng: có bắt buộc phải học Kanji không ? Chỉ sử dụng chữ mềm và chữ cứng mà không học Kanji có được không? hay “Sẽ thật thoải mái nếu như tiếng Nhật chỉ có chữ mềm và chữ cứng mà không cần phải đọc đến Kanji”

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 5,6 SCN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Vào thời này, hệ thống chữ viết của Nhật dùng hoàn toàn bằng Hán tự (tức Kanji). Vì hệ thống chữ viết dựa trên chữ Hán khá phức tạp, nên người ta đã tạo ra bảng chữ cái mới Hiragana và Katakana dựa trên hình ảnh của Kanji để đơn giản hóa chữ viết. Sau nhiều lần chỉnh lí thì tiếng Nhật đã có 3 bảng chữ cái như bây giờ: Hiragana – Katakana và Kanji

Việc học hai bảng chữ cứng và chữ mềm khá đơn giản vì nó giống như các mẫu tự latinh, tức là có số lượng hữu hạn – chỉ gồm vài chục kí tự. Và từ các kí tự đơn lẻ ghép vào nhau chúng ta mới từ hoặc cụm từ có ý nghĩa. Nhưng bảng chữ cái thứ 3 – Kanji thì khác, số lượng các chữ tới hàng nghìn tới chục nghìn chữ, và mỗi chữ đều ẩn chứa ý nghĩa riêng, độc lập. Do đó có thể nói rằng, mỗi một chữ Kanji có sức mạnh diễn đạt bằng hàng trăm các kí tự chữ cứng hay chữ mềm gộp lại, bởi bản thân mỗi chữ Kanji đã chứa đựng những nội dung rất giàu có và phong phú sắc thái biểu đạt. Đó chính là khả năng ưu việt của Kanji.

Tóm lại, bởi sự khác biệt của Kanji đối với hai bảng chữ cứng và chữ mềm đã khiến cho Kanji trở thành bộ phận không thể thiếu trong tiếng Nhật.

Cách viết chữ Kanji, Hán tự trong tiếng Nhật

Khi bắt tay vào viết Kanjicó lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng mình có thể viết tùy thích miễn sao tổng quan hình dạng của chữ trông không bị sai so với chữ gốc là được, tuy nhiên việc tuân thủ thứ tự nét khi viết Kanji là một điều rất quan trọng. Trong Hán tự học, thứ tự viết chữ bao gồm 2 nội dung: một là hướng đi của nét bút,

Ví dụ như: nét ngang thì phải đi từ trái sang phải, nét sổ thì đi từ trên xuống dưới; hai là thứ tự trước sau trong khi viết các nét chữ hay còn gọi là thứ tự nét bút. Hai yếu tố trên khi hợp lại sẽ đảm bảo chữ Hán được viết đúng thứ tự.

Mục đích chủ yếu của việc viết chữ theo đúng thứ tự là để khi viết có thể đưa bút thuận tay và phù hợp với nguyên lí cấu hình của chữ Hán, làm cho nét bút thuận tay để viết được nhanh, làm cho chữ viết ra đều đặn, ổn định.

Mặc dù có nhiều bạn khi học hoàn toàn có thể viết Kanji đúng mà không cần tuân thủ các nét viết, thay vào đó là viết theo sự thuận tay của mình. Tuy nhiên, với các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, và để có thể viết chữ Hán đẹp, mà quan trọng hơn là viết được đủ nét, không bị thiếu nét và làm quen nhanh với chữ Hán thì việc tuân thủ quy tắc về thứ tự nét bút rất quan trọng.

Phải học bao nhiêu chữ Kanji trong tiếng Nhật ?

Thực tế là số lượng Kanji trong tiếng Nhật so với số lượng chữ Hán mà người học tiếng Trung phải học là ít hơn rất nhiều. 2136 chữ kanji được chấp nhận sử dụng chính thức trong ngành xuất bản, và 1945 chữ kanji là tổng số chữ mà Bộ giáo dục Nhật Bản yêu cầu đưa vào giảng dạy trong trường học. Nhưng đối với chúng ta – những người không quen sử dụng chữ tượng hình như là ngôn ngữ chính thức thì 1945 chữ kanji vẫn là một con số khá lớn.

Phải học bao nhiêu chữ Kanji trong tiếng Nhật ?

Cách học chữ Kanji hiệu quả ?

Cách học chữ Kanji hiệu quả ?

Chúng đều sở hữu một bộ phận giống nhau phải không nào? Hay nói cách khác, chúng có chung Bộ thủ.

Bộ thủ của Kanji là gì ? : Một chữ Kanji có thể chia tách thành nhiều bộ phận nhỏ hơn như trên và mỗi bộ phận nhỏ cấu tạo nên Kanji như vậy được gọi là bộ Thủ.

Thay vì học Kanji một cách máy móc, bằng việc học thuộc lòng từng mặt chữ trong tổng cả ngàn chữ đầy đơn điệu tẻ nhạt, chúng ta hoàn toàn có thể đơn giản hóa những thứ cốt yếu cần nhớ xuống, đó là tập trung vào bộ Thủ, mà số lượng Bộ Thủ thì ít hơn số lượng Kanji rất nhiều. Thực tế là tất cả các Kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ.

Như vậy, học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ mà chính là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ Kanji một cách khoa học.

Với các bạn mới bắt đầu làm quen với tiếng Nhật và với Kanji, thì hẳn là vẫn còn đang choáng ngợp và lo lắng rằng liệu mình có kiên trì đến cùng được không với thứ ngôn ngữ tượng hình khó nhằn này phải không nào?

Bởi vì đất nước chúng ta là 1 quốc gia thuộc vùng chữ Hán.

Vùng chữ Hán gồm 6 quốc gia và khu vực đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Việt Nam chính là quốc gia Đông Nam Á duy nhất thuộc vùng chữ Hán. Bởi vì cả VN và NB đều thuộc khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Trung đối với tiếng nói chữ viết của nước mình, nên có rất nhiều điểm tương đồng giữa Hán Việt và Hán Nhật.

Chính vì chúng ta có lợi thế rất lớn khi học Kanji cho nên nếu bạn chịu khó để ý thì học Kanji thật sự không phải là điều quá khó. Và bạn hoàn toàn có thể khơi gợi cảm hứng học tập của chính mình bất cứ lúc nào nếu như trong tay bạn nắm vững những phương pháp học tập khoa học và hữu ích.

Hi vọng những thông tin mà Dekiru đưa ra sẽ giúp các bạn phần nào làm quen và cảm thấy thú vị khi học Kanji nói riêng và việc học tiếng Nhật nói chung.

Những Điều Cần Biết Khi Học Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật

Tham khảo khi bạn học kanji

Học chữ Kanji là một việc rất “khó nhằn” đối với người theo học tiếng Nhật từ cơ bản đến nâng cao. Càng học lên cao thì danh sách chữ Kanji cần học càng dài hơn, vậy học thể nào để nhớ được thật lâu và thật chính xác cách viết, ý nghĩa mỗi chữ Kanji ?

Chữ Kanji 漢字 trong tiếng Nhật hầu hết được tạo thành từ 2 phần:

1. Phần bộ: Chỉ ý nghĩa của chữ.

Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu đã học qua 1 lần có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ 漢字 chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và 漢字 sẽ thấy đơn giản còn phân nửa.

2. Phần âm: cạnh ” Bộ ” là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:

Thí dụ: 白Bạch ( trắng ), 百Bách ( Trăm ), 伯Bá ( Chú bác ), 拍Phách ( nhịp ),泊 Bạc ( phiêu bạc ), 迫Bách ( thúc bách ).

3. Các đặc điểm khác về cấu trúc:

Chữ Kanji tiếng Nhật 漢字 trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản. Tựa như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc福 gồm bộ Thịネ, chữ Nhất一, chữ Khẩuロ, chữ Điền田. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều !

4. Chữ Kanji 漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại:Thí dụ: chữ Nam男 gồm bộ Điền 田cộng với Lực力, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng勇 gồm chữマ, chữ Nam男, chữ Liệt 劣gồm chữ Thiểu 少và bộ Lực力, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.

Thí dụ: chữ Nỗ 努gồm chữ Nô 奴và chữ Lực 力nghĩa là Nỗ lực như người nô lệ.

Tóm lại, khi học chữ Kanji 漢字 nên lưu ý tới sự tồn tại của các Bộ và sự kết hợp của các chữ đơn giản, các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ đôi khi có thể suy luận từ các bộ phận cấu thành.

Ngoài cách nhớ nói trên ( bộ, và các chữ đơn giản ghép thành ) cũng nên biết các nguyên tắc sau đây:

Chữ 漢字 rất dễ quên, cần xem lại thường xuyên ( nếu được nên xem lại mỗi ngày ).

Thay vì dùng nhiều thời gian để học một chữ, nên học lướt qua chữ đó nhiều lần ( mỗi chữ chỉ nên học 1, 2 giây, nhưng nên nhìn lại hàng trăm lần tại các thời điểm khác nhau ).

Chữ 漢字 được viết theo thứ tự: “Trái trước phải sau, trên trước dưới sau, ngang trước sổsau”. Thí dụ: Chữ Hiệu校. Ta phải viết bộ Mộc trước vì nó nằm ở bên trái ( gồm 1 nét ngang, 1 nét sổ thẳng, 2 nét phẩy 2 bên ) rồi tới chữ đầu ( gồm 1 chấm, 1 ngang ) và chữ Giao ( gồm chữ Bát và 2 nét phẩy đè lên nhau ).

Cũng có người viết không tuân thủ 100% quy tắc trên, mà viết theo sự thuận tay. Tuy nhiên đối với người mới học, nên tuân thủ nguyên tắc trên là tốt nhất.

Tổng kết

Trong sách chữ 漢字 được xếp theo bộ vì người Việt có thể hiểu được nghĩa phần lớn các chữ Kanji 漢字 ( dẫu không nhận mặt chữ được hay viết được ), nhưng có thể nhớ được Bộ của từng chữ, chỉ phải học phần còn lại ngoài Bộ mà thôi.

Tên gọi và hình thù các bộ được liệt kê trong bảng kê các bộ, khi mới học không cần nhớ ngay bảng này, mà chỉ dùng nó để tra cứu, mỗi khi quên tên gọi của Bộ.

Chỉ nên học viết sau khi đã thuộc kỹ mặt chữ, thuộc tới mức có thể nhắm mắt lại tưởng tượng ra hình dạng của nó ( theo thứ tự đánh vần ). Khi đó hãy cố tưởng tượng vẽ lại hình dạng đã tưởng tượng. Nếu vẽ ( hay viết ) đúng, có nghĩa là ta đã thuộc được chữ. Nếu sai, xem xét lại chỗ nào, viết lại lần nữa, và lần này chắc chắn sẽ không còn sai. Tóm lại, chỉ cần tập viết khoảng 2 lần là đủ.

Nhưng điểm then chốt nhất vẫn là chuyện phải thường xuyên xem lại các chữ đã học, vì chúng rất dễ quên.

Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana, Katakana, Kanji

Tổng quan về các bảng chữ cái tiếng Nhật

Đầu tiên là bộ chữ cái Hiragana, Hiragana có thể coi là bộ chữ mềm cơ bản nhất trong Tiếng Nhật mà mỗi người học Tiếng Nhật đều phải nắm vững đầu tiên. Bảng chữ Hiragana gồm có 46 chữ cái, trong đó có 5 nguyên âm chính, khi tập viết chữ Hiragana, chữ được nằm trong một ô vuông và chữ viết phải được nằm cân đối trong ô vuông đấy.

Hiragana (Kanji: 平仮名, âm Hán Việt: Bình giả danh[1]; Hiragana: ひらがな; Katakana: ヒラガナ) còn gọi là chữ mềm là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản, cùng với katakana (片仮名) và kanji (漢字); bảng ký tự Latinh, rōmaji, cũng được dùng trong một số trường hợp. Hiragana và katakana đều là các hệ thống kana, có đặc điểm là mỗi ký tự biểu diễn một âm tiết. Mỗi chữ kana hoặc là một nguyên âm (như a 「あ」); một phụ âm đi cùng với một nguyên âm (như ka 「か」); hoặc n 「ん」, một âm gảy, sẽ tùy vào âm ở sau mà phát âm thành [ɴ], [m], [n], [ŋ] hoặc nếu đứng ở trước nguyên âm sẽ trở thành nguyên âm mũi.

Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiragana

[dt_albums orderby=”title” category=”bang-chu-cai-hiragana”]

[dt_albums posts_per_page=”2″ orderby=”title” category=”hiragana”]

Katakana(kanji: 片仮名, âm Hán Việt: phiến giả danh[1]; katakana: カタカナ hay Hiragana: かたかな) là một thành phần trong hệ thống chữ viết truyền thống của Nhật Bản, bên cạnh hiragana, kanji và đôi khi còn để viết phiên âm chữ cái Latin. Từ “katakana” có nghĩa là “kana chắp vá”, do chữ katakana được hợp thành từ nhiều thành phần phức tạp của Kanji.

Katakana được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc, là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật.

Katakana có hai kiểu sắp thứ tự thường gặp: Kiểu sắp xếp cổ iroha (伊呂波), và kiểu thường dùng thịnh hành gojūon (五十音).

https://vi.wikipedia.org/wiki/Katakana

Kanji (漢字 (かんじ) Hán tự?), là loại chữ tượng hình mượn từ chữ Hán (hànzì),[1] được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại cùng với hiragana và katakana. Thuật ngữ tiếng Nhật kanji dùng để chỉ các kí tự Trung Quốc nghĩa đen là ” chữ Hán” (Hán tự)[2] và nó được viết cùng kí tự với từ tiếng Trung hànzì.[3]

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kanji

Các bộ thủ chữ Kanji thường gặp

Link download các bảng chữ cái: https://drive.google.com/file/d/0B7pZW9D4bkh1NTBxaFlOcEt1WUE/view?usp=sharing

Trẻ Em Nhật Học Chữ Hán (Kanji) Như Thế Nào?

( 9 votes, average: 5.00 out of 5)

Người lớn chúng mình học chữ Hán 漢字かんじ Kanji vô cùng khó khăn. Người Việt mình còn có cách học kanji theo kiểu Hán Việt, tuy nhiên các bé sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản thì tiếng Việt chưa đủ giỏi để học theo cách này thì nên các bé sẽ học theo cách trẻ em Nhật học. Do đó, chúng ta nên tham khảo cách trẻ em Nhật học Kanji như nào để biết mà theo dõi việc học hành của con cái. Ở bài viết này, KVBRO tổng hợp một số thông tin học hành tại trường cũng như tự học tại nhà của các bé bản xứ cho các bạn tham khảo.

Khi trẻ thật sự nghiêm chỉnh học kanji trong giờ kokugo, có nhiều kỹ năng được học chứ không chỉ luyện viết chữ đẹp, bởi khi nhìn vào sách giáo khoa bạn sẽ nhận thấy điều đó. Cùng với nghĩa của từ, thứ tự các nét viết và các cách đọc khác nhau cho mỗi từ kanji, còn có nhiều bức tranh sinh động đầy màu sắc thu hút các bạn nhỏ và dễ hiểu để thực hành đặt câu. Các bạn nhỏ cũng được dạy rất nhiều tips và kỹ xảo để sửa một từ kanji.

Thông thường sẽ có một câu ngắn và hai cách đọc khác nhau được làm nổi lên hoặc các từ sử dụng kanji. Sách cũng làm sinh động hơn cho trẻ dễ nhớ khi liên kết với những vật trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn như từ 開, có nghĩa là “mở”, vẽ hai cánh tay nắm cửa để mở ra. Cũng có các cách thức nối các phần khác nhau của kanji lại, chẳng hạn nối từ 言(nói) với từ 寺 (chùa) sẽ thành từ 詩(thơ).

Tranh và câu có thể chỉ ra sự khác biệt giữa các từ được phát âm giống nhau, nhưng viết bởi những kanji khác nhau. Chẳng hạn, từ 上る và 登る đều được phát âm là noboru, và có thể sử dụng để miêu tả việc đi lên núi, nhưng khi từ đầu tiên có nghĩa chung chung, từ thứ hai dùng để chỉ việc leo núi có sự nỗ lực về mặt thể chất. Sách cũng có nội dung về câu đố và đố chữ, chủ yếu là làm cho trẻ thấy học kanji thật vui.

Hầu hết mọi giáo viên, học sinh, giáo trình và nguồn tra cứu chỉ bạn cách học tương tự như trẻ em Nhật Bản học. Mới đầu, dường như có nhiều cách giống nhau để làm. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy không có ý nghĩa lắm.

Có hai phần cơ bản khi học kanji. Đầu tiên, là kanji trông như thế nào. Mỗi kanji là một bức tranh/logo/hình ảnh riêng. Mỗi kanji nhìn khác nhau. Phần thứ hai là nghĩa của mỗi kanji. Bởi mỗi kanji nhìn khác nhau một chút, mỗi kanji có một nghĩa riêng. Khi học kanji, bạn cần cả hai phần này dù bạn là học sinh tiểu học hay là lớn tuổi mới học như mình.

Mặc dù vậy, các bạn học sinh Nhật phải học kanji bằng cách học kanji với nghĩa đơn giản nhất trước. Điều này thật sự hữu ích cho các bạn nhỏ (không phải cho người lớn), bởi vì các bạn còn nhỏ và cần phải học từ vựng (và trẻ không thể nhớ nếu nghĩa quá khó). Điều này cũng giống như tiếng Anh hay tiếng Việt thôi.

Rõ ràng khả năng viết kanji được củng cố bằng việc lập đi lập lại, nhưng các kỹ thuật khác cũng chiếm vai trò quan trọng đối với những người bắt đầu. Thậm chí khi các từ vựng khó hơn ở cấp hai và cấp ba, vẫn có những tiểu xảo thông dụng để nhớ cách ghi. Vai trò của việc đọc không thể bị phớt lờ, nhìn thấy chữ kanji nhiều lần trong các nội dung có nghĩa sẽ giúp trẻ nhớ kanji đó, đó là lý do tại sao các trường học thường sắp xếp giờ đọc trong cả tuần. Các trường cũng rất khuyến khích bé tự đọc, thông thường hàng tuần bé nhà mình mượn sách ở thư viện về đọc tại nhà.

LỢI ÍCH TIỀM ẨN CỦA VIỆC VIẾT TAY

Một vài sinh viên nước ngoài bắt đầu học tiếng Nhật khi lớn tuổi có thể chọn không dành thời gian học viết bằng tay. Đây có thể là một quyết định hợp lý trong thời đại máy tính và smartphone, khi rất ít giao tiếp được thể hiện trên giấy. Ưu tiên các lĩnh vực khác trong tiếng Nhật có thể được xem là thông minh trong những bước học đầu tiên. Thậm chí như vậy, viết tay vẫn là một kỹ năng đem lại nhiều lợi ích tiềm ẩn.

Đầu tiên, việc viết đi viết lại có thể giúp nền tảng kiến thức chắc chắn hơn đọc một mình. Viết cũng củng cố trẻ tập trung vào hình dạng của từ, nhấn mạnh sự khác biệt giữa các từ kanji tương tự, chẳng hạn từ 千(せん・1.000) và 干(ひ・khô) hoặc 微 (かす・văng vẳng) 徴(しるし・ký hiệu). Cả hai yếu tố này có thể làm cho từ dễ nhận biết hơn khi trẻ học đọc.

Chép các câu ví dụ cũng khá hữu ích khi thực hành đọc. Khi viết học sinh có thể nghiền ngẫm chậm rãi, khuyến khích các bé cẩn thận hơn với nội dung. Cách này giúp thấm nhuần kiến thức tiếng Nhật một cách tự nhiên và cấu trúc làm sao cho từ hợp với nhau.

NGUỒN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ ONLINE

Ngoài ra, còn có các apps trên IOS hay Android, các bạn chỉ cần type vào 1年生漢字 hay 2年生漢字…, sẽ liệt kê ra nhiều apps miễn phí, chủ yếu giúp luyện nét viết và nhớ nghĩa.

Ngoài, các sách luyện thi Kanji Teiken thì trình bày ở trên, còn có các bộ sách cho bé tự luyện tập tại nhà. Đang làm mưa làm gió trên thị trường chính là bộ うんこ漢ドリル (unko kanji doriru – tập viết kanji thông qua các từ vựng khi đi vệ sinh) – vì rất hài hước nên các bé rất yêu thích. (Bạn mua online trên Rakuten Book đều free ship)

Đánh giá bài viết: ( 9 votes, average: 5.00 out of 5)

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Bạn đang xem bài viết Chữ Kanji Là Gì ? Tại Sao Phải Học Chữ Kanji Khi Học Tiếng Nhật trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!