Xem Nhiều 3/2023 #️ Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Triển Khai Chương Trình Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh Ở Gia Lai # Top 7 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Triển Khai Chương Trình Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh Ở Gia Lai # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Triển Khai Chương Trình Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh Ở Gia Lai mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng của khẩu Quốc tế Lệ Thanh bổ sung kiến thức cho các em học sinh vùng biên giới tỉnh Gia Lai . Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai , năm học 2014-2015, số học sinh theo học tiếng là 7.117 học sinh với 283 lớp, số học sinh học tiếng là 1.101 học sinh với 41 lớp. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, số lượng học sinh theo học tiếng Jrai giảm xuống chỉ còn 1.271 học sinh với 48 lớp và 741 học sinh học tiếng Bahnar ở 29 lớp.

Em Ksor Thiêm, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Phú Cần, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, nói: “Em học tiếng Jrai để bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình. Bà con trong làng đều nói tiếng Jrai nên nếu em không học, sẽ không hòa nhập được với mọi người. Lúc trước, lớp học đông lắm, nay các bạn nghỉ gần hết”.

Lý giải tình trạng học sinh theo học tiếng Jrai và Bahnar giảm mạnh trong khối các trường học, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết: Để đảm bảo việc dạy 2 tiết/tuần của các môn học tự chọn, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, sách, thiết bị, tiêu chuẩn, trình độ người dạy, nhu cầu của người học theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh. Từ năm học 2008-2009, sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Jrai và Bahnar được cấp miễn phí cho các trường học có tổ chức dạy học tiếng dân tộc. Tuy nhiên, từ năm học 2015-2016, sách không được cấp miễn phí và cũng không được bán trên thị trường. Các trường muốn dạy tiếng dân tộc thiểu số phải phô -tô sách, kinh phí không thu được từ phụ huynh. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cũng không được đào tạo chuyên ngành, chỉ có chứng chỉ tiếng Jrai hay Bahnar.

Ngoài ra, từ năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày, các trường đã điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác, để tập trung tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là một trong những lý do các trường học buộc phải giảm hoặc bỏ dạy tiếng Jrai, Bahnar cho học sinh để có thời gian tăng cường dạy tiếng Việt.

Nhiều trường không đủ điều kiện, khó tổ chức mở lớp do gặp khó khăn về sách giáo khoa, thời lượng bố trí tiết học, nhu cầu của phụ huynh, đội ngũ giáo viên… là những nguyên nhân khiến việc tổ chức giảng dạy tiếng dân tộc như một môn học tự chọn gặp khó khăn, ông Huỳnh Minh Thuận cho hay.

Khó Khăn Trong Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số

Khó khăn trong dạy tiếng dân tộc thiểu số

Đến nay, Chương trình đã được triển khai rộng rãi trong các trường học của tỉnh và nhận được sự hưởng ứng tích cực của phụ huynh và các em học sinh tiểu học.

Tuy nhiên, bất cập nhất của chương trình là từ năm học 2008 – 2009 đến nay, nhà trường chỉ được cấp phát một lần sách giáo khoa (sách dạy học tiếng Ba Na) với số lượng 100 cuốn cho ba khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Qua nhiều năm dùng chung, bộ sách này đã rách rời, hư hỏng, chưa được cấp mới. Để có sách cho học sinh học tập, nhà trường đã phải tự trích kinh phí để phô-tô-cóp-py sách cho các em. Theo cô giáo Y Lưu, giáo viên dạy tiếng Ba Na của trường cho biết, học sinh DTTS rất phấn khởi, tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu khi tiết học có tranh ảnh trực quan. Sách phô-tô-cóp-py không có mầu, không có bộ tranh dạy học… phần nào đã làm giảm sự hưng phấn tiếp thu bài của học sinh. Vì vậy khi được phân công dạy tiếng Ba Na cho các em, cô Y Lưu đã phải tự mày mò làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh, ảnh để phục vụ công tác giảng dạy.

Theo Sở GD và ĐT tỉnh Kon Tum, hiện nay nhu cầu học tiếng DTTS của học sinh trên địa bàn tương đối cao. Tuy nhiên, cùng với hạn chế về các điều kiện cơ sở vật chất nói chung, vấn đề đội ngũ giáo viên thiếu hụt và thiếu tính kế thừa là nguyên nhân cơ bản mà ngành chưa đáp ứng được hết theo yêu cầu. Theo báo cáo của ngành giáo dục Kon Tum, tất cả giáo viên dạy tiếng DTTS hiện nay trên địa bàn đều chưa được đào tạo về nghiệp vụ dạy tiếng dân tộc. Việc mở mã ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS tại trường cao đẳng sư phạm địa phương gặp khó khăn do thiếu đội ngũ giảng viên và thiếu kinh phí triển khai.

Mặt khác, theo yêu cầu của Bộ GD và ĐT, tất cả học sinh THCS trên cả nước đều phải học môn ngoại ngữ, cho nên ở bậc tiểu học, các trường phải hướng các em học ngoại ngữ để khi học lên bậc THCS mới theo kịp chương trình. Vì vậy Bộ GD và ĐT cần chỉnh lý, biên soạn giáo trình tiếng DTTS Ba Na, Gia Rai một cách ngắn gọn, phù hợp hơn với cách nói, cách viết, cách dùng từ của người dân địa phương, đồng thời sớm hoàn thành biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc Xê Đăng đưa vào giảng dạy để học sinh người DTTS có thể vừa lựa chọn học tiếng dân tộc mình vừa học ngoại ngữ theo chương trình chung.

Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh

Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh còn nhiều khó khăn.

Tỉnh Gia Lai hiện có gần 400.000 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm gần 45%, chủ yếu là học sinh người dân tộc Jrai, Bahnar. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai chương trình dạy tiếng Jrai, Bahnar và coi đây là một môn học tự chọn trong các trường học từ năm 2006 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc tổ chức dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, số học sinh theo học tiếng dân tộc thiểu số ngày một giảm.

Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, năm học 2014-2015, số học sinh theo học tiếng Jrai là 7.117 học sinh với 283 lớp, số học sinh học tiếng Bahnar là 1.101 học sinh với 41 lớp. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, số lượng học sinh theo học tiếng Jrai giảm xuống chỉ còn 1.271 học sinh với 48 lớp và 741 học sinh học tiếng Bahnar ở 29 lớp.

Phú Cần, xã Phú Cần, huyện Krông Pa cho biết: “Em học tiếng Jrai để bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình. Bà con trong làng đều nói tiếng Jrai nên nếu em không học, sẽ không hòa nhập được với mọi người. Lúc trước, lớp học đông lắm, nay các bạn nghỉ gần hết”.

Lý giải tình trạng học sinh theo học tiếng Jrai và Bahnar giảm mạnh trong khối các trường học, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết: Để đảm bảo việc dạy 2 tiết/tuần của các môn học tự chọn, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, sách, thiết bị, tiêu chuẩn, trình độ người dạy, nhu cầu của người học theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.

Từ năm học 2008-2009, sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Jrai và Bahnar được cấp miễn phí cho các trường học có tổ chức dạy học tiếng dân tộc. Tuy nhiên, từ năm học 2015-2016, sách không được cấp miễn phí và cũng không được bán trên thị trường.

Các trường muốn dạy tiếng dân tộc thiểu số phải pho to sách, kinh phí không thu được từ phụ huynh. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cũng không được đào tạo chuyên ngành, chỉ có chứng chỉ tiếng Jrai hay Bahnar.

Ngoài ra, từ năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày, các trường đã điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác, để tập trung tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là một trong những lý do các trường học buộc phải giảm hoặc bỏ dạy tiếng Jrai, Bahnar cho học sinh để có thời gian tăng cường dạy tiếng Việt.

Nhiều trường không đủ điều kiện, khó tổ chức mở lớp do gặp khó khăn về sách giáo khoa, thời lượng bố trí tiết học, nhu cầu của phụ huynh, đội ngũ giáo viên… là những nguyên nhân khiến việc tổ chức giảng dạy tiếng dân tộc như một môn học tự chọn gặp khó khăn, ông Huỳnh Minh Thuận cho hay.

Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Tiểu Học Dân Tộc Thiểu Số:

hả năng sử dụng tiếng Việt là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là học sinh tiểu học, do chương trình phổ thông áp dụng cho toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Hai năm qua, dù ngànhGiáo dục có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Nhiều nỗ lực

Trong ba bậc học phổ thông, việc dạy tiếng Việt cho học sinh ở bậc tiểu học rất quan trọng, vì đây là bậc học đầu tiên. Một học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 1 phải có ngay khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thì mới có thể giao tiếp, hiểu lời thầy cô giảng bài, làm bài tập… Thực tế, trước khi đến trường, các em học sinh dân tộc thiểu số giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ và không biết viết; khi vào lớp 1 phải biết tiếng Việt, chí ít là nói được để giao tiếp và phải viết được tiếng Việt.

Học sinh dân tộc thiểu số đang cần nhiều sự hỗ trợ để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.

– Trong ảnh: Một lớp học tại xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân. Ảnh: H.L

Bà Hồ Thị Phi Yến, Trưởng Phòng Tiểu học – Mầm non (Sở GD-ĐT), cho biết: “Từ năm học 2010-2011, Sở đã chỉ đạo các Phòng GD-ĐT trong tỉnh tổ chức nhiều hình thức tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: tổ chức dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trước khi bước vào năm học mới, lồng ghép việc dạy tăng cường tiếng Việt vào các môn học, các hoạt động giáo dục và tổ chức các trò chơi học tập để tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh, tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết/năm thành 500 tiết/năm cho học sinh lớp 1 tại các trường tiểu học học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Các trường chưa có điều kiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày thì thực hiện phương án dạy phụ đạo cùng với học sinh yếu vào buổi thứ hai trong ngày và các ngày thứ bảy, chủ nhật (3 tiết/tuần)”.Bậc tiểu học còn phối hợp với bậc học mầm non trong huy động trẻ 4, 5 tuổi ra lớp. Tất cả trẻ 5 tuổi đều qua chương trình Giáo dục mầm non mới, các huyện nằm trong Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) sử dụng tài liệu Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường, nên số trẻ vào học lớp 1 đều học qua chương trình mẫu giáo 5 tuổi và được làm quen với môi trường giao tiếp tiếng Việt…. Những nỗ lực ấy được đền đáp bằng một số kết quả đáng phấn khởi. Bà Phạm Thị Bộ, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vân Canh, cho biết: “Năm 2009-2010, sau khi tham dự Dự án PEDC, Phòng đề xuất với huyện thực hiện ngay việc tăng cường tiếng Việt trong trường học. Kết quả ba năm học qua, tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm hẳn, số em khá giỏi tăng dần đều. Đặc biệt, khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em, kể cả học sinh lớp 1 cũng được cải thiện nhiều”. Một minh chứng thuyết phục khác là tại Chương trình Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cấp tỉnh năm 2012, những thứ hạng cao của phần thi Viết chữ đẹp và Kỹ năng – Kiến thức tiếng Việt đều thuộc về học sinh huyện Vân Canh.

Những chương trình gặp gỡ, giao lưu tiếng Việt cần được nhân rộng dưới nhiều hình thức hấp dẫn. – Trong ảnh: Trao thưởng cho học sinh đoạt giải tại Chương trình Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cấp tỉnh.

Chưa thể yên tâm Dù có bước tiến ở một số địa phương, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều học sinh tiểu học dân tộc thiểu số vất vả “đánh vật” với tiếng Việt. Chuyên viên phòng GD-ĐT một huyện miền núi nhiều năm theo dõi mảng giáo dục miền núi cho rằng, việc xóa rào cản ngôn ngữ còn nhiều trở ngại. Trước hết là nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số của một số chính quyền địa phương, thể hiện ở việc chần chừ áp dụng tăng thời gian dạy tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết, bởi việc này đụng đến “kinh phí”. Tiếp đến là nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Khá đông ông bố bà mẹ trẻ biết nói tiếng Việt, nhưng vẫn giữ thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ ở nhà, xem nhẹ việc hỗ trợ nhà trường, giúp con học tiếng Việt. Vậy là ở trường, các em giao tiếp bằng tiếng Việt, nhưng khi về nhà lại nói tiếng mẹ đẻ, nên rất khó tiến bộ. Phần lớn giáo viên giảng dạy tại các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số là người Kinh, không thông thạo tiếng đồng bào dân tộc thiểu số nên gặp khó khăn khi giao tiếp với học sinh. Một số người giảng dạy lâu năm hoặc đã tham gia học các lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số do các huyện tổ chức nhưng cũng chỉ có thể nói vài câu thông thường. Có một điều gây băn khoăn là hàng năm, tỉnh đều cử hàng chục con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học cử tuyển, nhưng số giáo viên là người dân tộc thiểu số lại rất ít, thậm chí có trường không có người nào. Thiết nghĩ, ở bậc mầm non và tiểu học, giáo viên giảng dạy là người dân tộc thiểu số, hiểu tiếng, hiểu bản sắc, sâu sát tâm tư, tình cảm của học sinh thì kết quả học tập nhất định sẽ có chuyển biến tích cực hơn. Bà Hồ Thị Phi Yến cho biết: “Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục có những văn bản chỉ đạo để thúc đẩy phong trào học tập tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nhất là những vùng cao, vùng sâu bằng những hoạt động phong phú, đa dạng theo kiểu “học mà chơi, chơi mà học” để các em thích thú và thoải mái tham gia. Ngoài ra, sẽ vận động phụ huynh đóng vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện và tiếp sức để con em mình đến gần với tiếng Việt hơn”. Rõ ràng, ở góc độ chuyên môn, ngànhGiáo dục đang cố gắng tạo chuyển biến song chừng ấy vẫn chưa thể yên tâm khi chính quyền địa phương và phụ huynh còn bàng quang.

Bạn đang xem bài viết Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Triển Khai Chương Trình Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh Ở Gia Lai trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!