Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn # Top 9 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chương trình giáo dục Tiếng Việt gần đây có sự thay đổi lớn, theo đó thì chương trình Giáo Dục Công Nghệ sẽ dạy các bé lớp 1 cách đánh vần hoàn toàn mới. Điều này sẽ khiến cho các vị phụ huynh gặp đôi chút bỡ ngỡ và không biết phải dạy con mình thế nào. Tuy nhiên, được biết, đây là cách đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục, hiện cách đánh vần này đang được áp dụng, triển khai ở 49 tỉnh thành trên cả nước. Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, ngoài chuẩn bị tâm lý, các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho các bé kỹ năng kỹ năng đọc, cách đánh vần cơ bản, nét vẽ cơ bản để các em tự tin bước vào lớp 1. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bảng âm vần theo chương trình GDCN và VNEN là tài liệu cực kỳ hữu ích cho các bậc phụ huynh dạy trẻ đánh vần tiếng Việt tại nhà, phù hợp cho cả các bé chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt.

Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:

– Âm là Vật thật, là âm thanh. – Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1:1 giữa âm và chữ. – Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, 1, m,…)

– Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.

Ví dụ: Âm /ngờ được ghi bằng 2 chữ :ng và ngh (ngờ kép)

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ : c (cờ), k (ca) và q (cu) Âm /ia được ghi bằng 4 chữ: iễ, ia, yế, ya

Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục

– Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ

Ví dụ: ca : /cờ/ – /a/ – ca/

ke : /cờl – /e/ – /ke/

quê : /cờ/ – /uê/ – /quê/

Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e, lê, i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u

– Đánh vần theo cơ chế 2 bước :

+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)

Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/

+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)

Ví dụ: bà: /bal – huyền – bà Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

Lưu ý: Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại:

Cách 1.

– Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.

– Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ – a – ba → ba – huyền – bà.

Cách 2.

Đưa tiếng bày vào mô hình phân tích tiếng:

Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ – a – ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà.

Một số ví dụ cụ thể

Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu – phần vần – phần thanh.

Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – Âm chính – Âm cuối. Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:

– Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,…

– Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…

– Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…

– Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,…

Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.

VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y

ý: /y/ – sắc – /ý/

VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:

Che: /chờ/ – /e/ – /che/

Chẻ: /che/ – hỏi – /che/

VD3. Tiếng có âm đệm – âm chính:

Uy:/u/ – /y/ – /uy/

Uỷ :/uy/ – hỏi – /uỷ/

VD4. Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:

Hoa : /hờ/ – /oa/ – /hoa/

Quy /cờ/ – /uy/ – /quy/

Quý :/quy/ – sắc – /quý/

VD5. Tiếng có âm chính – âm cuối:

Em: /e/ – /mờ/ – /em/

Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/

Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/

VD6. Tiếng có âm đầu – âm chính – âm cuối:

Sang :/sờ/ – /ang/ – /sang/

Sáng: /sang/ – sắc – /sáng/

Mát : /mát/ – sắc – /mát/

VD7. Tiếng có âm đệm – âm chính – âm cuối:

Oan: /o/ – /an/ – /oan/

Uyên: /u/ – /iên/ – /uyên/

Uyển: /uyên/ – hỏi – /uyển/

VD8. Tiếng có đủ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối:

Quang: /cờ – /oang/ – /quang/

Quảng: /quang/ – hỏi – /quảng/

2. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ

– Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d

– Các chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q

Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm:

i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

3. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN

– Các âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các âm đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau: gi; r; d

– Các âm đọc là “cờ: c; k; q

Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:

oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Cách Đánh Vần Tiếng Việt, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Mới Vnen Và Gi

Hiện nay, đoạn clip giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 có cách vần lạ đang gây xôn xao trong cộng đồng mạng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cũng như người xem cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, được biết, đây là cách đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục, hiện cách đánh vần này đang được áp dụng, triển khai ở 49 tỉnh thành trên cả nước.

Để các bậc phụ huynh có con nhỏ học lớp 1 nói riêng và mọi người nói chung biết được cách đánh vần này, chúng tôi xin hướng dẫn cách đánh vần tiếng Việt áp dụng theo bộ sách Cải cách Giáo dục.

Bảng âm vần theo chương trình Giáo dục công nghệ

– Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d

– Các chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q

Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm:

i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

Bảng âm vần theo chương trình VNEN

– Các âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:

oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

1. Phân biệt tên gọi và âm đọc của chữ cái

Chắc chẳn, ngày trước các bạn học cách đánh vần chữ cái trong tiếng Việt có nhiều cách phát âm cho một chữ cái. Chẳng hạn như chữ “b”, bạn có thể đọc là “bờ” và có thể đọc là “bê”. Tuy nhiên ở trong sách Cải cách Giáo dục thì chữ “b” phân chia ra thành âm đọc và tên gọi. Âm đọc là “bờ”, còn “bê” là tên gọi. Do đó, chữ “Bê” (b) là đúng, còn chữ “bờ” là sai. Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cũng như thế, đều chia thành cách gọi và cách đọc.

Bảng chữ cái tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục

Đặc biệt, 3 chữ cái như “C”, “K”, “Q” theo cách đánh vần cũ thì “C” đọc là “Cê”, “K” đọc là “Ca”, “Q” đọc là “Quy”, còn theo sách Cải cách Giáo dục thì cả ba chữ cái này lại đọc là “cờ”. Đặc biệt thể hiện rõ ở chữ Q, cách đọc cũ là “cu” nhưng cách đọc mới lại là “quy”. Tại sao lại như thế? Chẳng hạn:

– Ca theo đánh vần cũ là cờ-a-ca, đánh vần mới là– Ki theo đánh vần cũ là kờ-i-ki, đánh vần mới là cờ-i-ki– Qua theo đánh vần cũ là quờ-a-qua, đánh vần mới là cờ-oa-qua.– Quê theo đánh vần cũ là quờ-ê-quê, đánh vần mới là cờ-uê-quê.

Nguyên tắc cơ bản nhất khi học tiếng Việt thì các học sinh cần phải phân biệt được Âm/Chữ – Vật thể/Vật thay thế.

Theo quy tắc chính tả thì âm chỉ có một nhưng 1 âm được ghi bằng nhiều chữ khác nhau: 1 âm có thể ghi bằng 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ hoặc 4 chữ. Chẳng hạn như:

– 1 âm ghi bằng 1 chữ: Âm /a/ ghi bằng chữ a, âm /e/ ghi bằng chữ e, âm /hờ/ ghi bằng chữ h …– 1 âm ghi bằng 2 chữ: Âm /ngờ/ ghi bằng chữ ng, ngh– 1 âm ghi bằng 3 chữ: Âm /cờ/ ghi bằng chữ c, k, qu– 1 âm ghi bằng 4 chữ: Âm /ia/ ghi bằng chữ ie, ia, yê, ya

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết tiếng Việt

Do tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập nên có ảnh hưởng tới việc chọn nội dung cũng như phương pháp dạy đánh vần tiếng Việt.

Xét về ngữ âm thì tiếng Việt là ngôn ngữ gồm có nhiều âm điệu, âm tiết được viết rời và nói rời nên bạn rất dễ để nhận diện ra. Bên cạnh đó, ranh giới âm tiếng Việt trùng ranh giới hình vị nên hầu hết âm tiếng Việt đều mang nghĩa. Do đó, tiếng được chọn làm đơn vị cơ bản để đưa ra chương trình dạy cho các học sinh để học sinh biết đọc và biết viết ở trong phần môn Học vần.

Đối với cách lựa chọn này thì ngay ở trong bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh nhanh chóng tiếp cận với một tiếng tối giản, nguyên liệu tọ ra từ đơn, từ phức ở trong tiếng Việt. Do đó, học sinh chỉ học ít nhưng lại biết được nhiều từ.

3. Cách đánh vần tiếng Việt một tiếng

1 tiếng bắt buộc có vần và thanh, còn âm đầu có hoặc không có trong tiếng cũng cũng được. Chẳng hạn:

– Tiếng /Anh/ đánh vần tiếng Việt là a-nhờ-anh, có vần “anh” và thang ngang, còn lại không có âm đầu.– Tiếng /Ái/ đánh vần là a-i-ai-sắc-ai gồm có vần “ai” và thang sắc.– Tiếng /đầu/ đánh vần là đờ-âu-đâu-huyền-đầu, gồm có âm đầu là “đ”, vần “âu”, thanh huyền.– Tiếng /ngã/ đánh vần là ngờ-a-nga-ngã-ngã, gồm có âm đầu là “ng”, vần “a” và thanh ngã.– Tiếng /Nguyễn/ đánh vần là ngờ-uyên-nguyên-ngã-nguyễn, gồm có âm đầu là “ng”, có vần “uyên”, thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm “u” còn âm chính là “yê”, âm cuối là “n” nên bạn có thể đánh vần “uyên” là u-i-ê-nờ-uyên hoặc có thể đánh vân u-yê(ia)-nờ-uyên.

https://thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-danh-van-tieng-viet-theo-cai-cach-giao-duc-37235n.aspx Soạn Tiếng Việt lớp 3 – Hai Bà Trưng là một trong những bài tập mà các học sinh lớp 3 cần làm khi học tiếng Việt, các em có thể tham khảo bài viết soạn tiếng Việt lớp 3 Hai Bà Trưng, Chính tả nghe và viết của chúng tôi để hiểu bài và làm bài tốt.

Chương Trình Học Phát Âm Tiếng Anh Theo Bảng Ipa

Phát âm là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tiếng Anh giao tiếp. Tuy nhiên, học cách phát âm tiếng Anh chuẩn bản ngữ lại là một điều không hề dễ dàng đối với bạn học, nhất là những người mới bắt đầu. Đến với bài viết này, ELSA Speak sẽ giới thiệu bạn chương trình học phát âm tiếng Anh chuẩn giọng Mỹ cho người mới bắt đầu học tiếng Anh. Khám phá ngay!

Chương trình học phát âm tiếng Anh theo IPA

Bắt đầu với chương trình học phát âm tiếng Anh theo IPA, đều đầu tiên bạn cần nắm vững là hệ thống nguyên âm và phụ âm. Theo bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế (IPA), có tổng cộng 44 âm chính bao gồm 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).

Phân biệt nguyên âm và phụ âm

Nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng các phụ âm để tạo thành từ (trên mặt chữ) và tiếng (phát âm)

Khi đọc nguyên âm, bạn cần cử động lưỡi, môi và lấy hơi đủ từ thanh quản để phát âm được chuẩn xác nhất.

Phụ âm

Về mặt chữ, nguyên âm được nhận biết bằng 5 chữ cái là a,o, i, u, e và thêm 2 bán nguyên âm y,w. Tuy nhiên, đối với chương trình học phát âm tiếng Anh theo IPA, có 20 nguyên âm bạn cần nắm rõ như sau: /ɪ/, /i:/, /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/.

Lưu ý:

Theo chương trình học phát âm tiếng Anh chuẩn IPA, phụ âm (consonant sounds) là những âm khi nói thường phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi và sẽ gặp một số cản trở như: lưỡi cong chạm môi, răng và môi va chạm,.v.v..

Về mặt chữ, phụ âm là những chữ cái còn lại trừ nguyên âm. Và có 24 phụ âm chính là: /p/, /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/. Một lưu ý rằng, phụ âm không được sử dụng một cách riêng lẻ. Các phụ âm phải đi cùng với nguyên âm để tạo thành từ, lúc đó mới phát ra thành tiếng trong lời nói hàng ngày.

Thế nào là âm vô thanh? Âm hữu thanh

Theođịnh nghĩa của chương trình học phát âm tiếng Anh chuẩn IPA, phụ âm vô thanh là những âm sẽ không làm rung dây thanh quản khi bạn phát âm. Có 9 phụ âm vô thanh chủ yếu là: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/, /s/, /∫/, /t∫/, /h/

Bởi những phụ âm này được cấu tạo từ các luồng không khí trong khoang miệng mà không phải là luồng hơi phát ra từ cổ họng. Thế nên, phụ âm vô thanh được ví như những tiếng động nhẹ, chẳng hạn: tiếng gió, tiếng xì xì, tiếng bật.

Khác với âm vô thanh, các phụ âm hữu thanh được cấu tạo theo cấu trúc âm thanh được phát ra từ cổ họng, qua lưỡi, răng sau đó bật ra ngoài. Do đó, khi phát âm, bạn sẽ cảm nhận được sự rung chuyển của dây thanh quản trong cổ mình.

Có 15 phụ âm hữu thanh trên tổng số 24 phụ âm được liệt kê trong chương trình học phát âm tiếng Anh như sau : /b/, /d/, /g/, /v/, /δ/, /z/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/.

Lưu ý: Để xác định âm bất kỳ là phụ âm vô thanh hay hữu thanh một cách dễ dàng, bạn chỉ cần đặt tay lên cổ họng và cảm nhận độ rung của dây thanh quản khi phát âm. Nếu cổ họng rung, đó là âm hữu thanh, nếu cổ họng không rung là âm vô thanh.

Các bước học phát âm tiếng Anh

Trong quá trình học phát âm tiếng Anh và giao tiếp, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lúng túng và dễ nhầm lẫn khi phân biệt về nguyên âm, phụ âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.

Hiểu được nỗi lo lắng bạn học tiếng Anh thường gặp phải, ELSA sẽ giúp bạn phân biệt 17 bộ âm “siêu hiệu quả” trong chương trình học phát âm tiếng Anh này:

Cụ thể:

Thật vậy, một khi nắm chắc 17 bộ âm trên, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về đặc tính của mỗi âm tiết. Từ đó, việc phát âm chuẩn tiếng Anh không còn là vấn đề khó khăn đối với bạn.

Dạy Bé Cách Đánh Vần Tiếng Việt

Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt chuẩn là một nhiệm vụ không hề khó nếu bố và mẹ cùng nắm vững những nguyên tắc và phương pháp sau đây.

Phụ huynh nào cũng muốn con mình bước vào lớp một với sự chuẩn bị tốt nhất. Trong đó đánh vần đúng cách là kỹ năng được nhiều bố mẹ ưu tiên dạy cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc dạy trẻ cách đánh vần Tiếng Việt.

Dạy bé cách đánh vần – Tránh những sai lầm thường gặp

Rất nhiều trường hợp bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ đánh vần sai nguyên tắc khiến việc học của con ở trường thêm khó khăn, vất vả. Để dạy bé cách đánh vần đúng, quý phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm sau:

Dạy con đánh vần theo kiểu cũ

Cách đánh vần tiếng Việt hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. So với trước đây, phương pháp này đã thay đổi khá nhiều. Nhiều phụ huynh không nắm được điều này và dạy con theo các kiến thức cũ. Đây là sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ mất căn bản đánh vần khi vào lớp một.

Cách khắc phục duy nhất là bố mẹ hãy học lại cách đánh vần theo sách cải cách. Một khi đã hiểu rõ các nguyên tắc, bố mẹ mới nên bắt đầu truyền đạt lại cho con.

Dạy trẻ cách đánh vần, sai lầm là bắt con học đánh vần quá nhiều

Đây cũng là một sai lầm tai hại trong việc dạy con nói chung và dạy đánh vần nói riêng. Trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một có khả năng tập trung không cao. Các bé đa phần chỉ có thể tiếp thu những gì bố mẹ dạy trong vòng 15 phút. Sau đó, trẻ thường bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khác xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được điều này và bắt con học đánh vần liên tục. Hậu quả là các bé không những không thể tiếp thu kiến thức mà còn tỏ ra chán nản. Không ít trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi việc học hành do hành động này.

Giải pháp khi dạy bé học cách đánh vầnlà bạn cần cho trẻ học đánh vần trong thời gian ngắn và trải đều. Mỗi ngày bố mẹ có thể cho trẻ tập đánh vần từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 phút. Hãy cho bé học ở không gian quen thuộc tạo tâm lý thoải mái và hạn chế sự lơ đễnh. Ngoài ra hãy cho con học đánh vần ở những khung giờ nhất định. Việc lặp lại đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé có sự chuẩn bị tâm lý và không bị phân tâm.

Không kiên nhẫn khi dạy con đánh vần

Trẻ em có khả năng tiếp thu nhanh ở độ tuổi này. Tuy nhiên trí não của bé lại không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Vì thế các bé sẽ dễ quên những gì đã học. Các phụ huynh thường mắc sai lầm là nóng nảy, bực bội khi thấy trẻ không nhớ bài và tìm cách dạy bé đánh vần nhanh. Điều đó không hề giúp ích mà còn khiến trẻ e ngại giờ học tập đọc mỗi ngày.

Cách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn

Dạy con làm quen với mặt chữ, dấu câu

Trước khi học đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.

Nắm rõ nguyên tác đánh vần đúng theo sách giáo dục cải cách

Những nhà biên soạn sách giáo dục cải cách đều là những chuyên gia hàng đầu. Phương pháp được sách hướng dẫn sẽ giúp các bé nắm vững cách đánh vần hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bố mẹ dạy bé cách đánh vần chỉ cần tuân thủ theo trình tự mà sách đưa ra.

Hãy học lại cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ chữ “M” tên gọi là “em-mờ” và âm đọc là “mờ”. Chữ “D” tên gọi là “Dê” và đọc là “Dờ”.

Tiếp đến, cần hiểu cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. 1 tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Trong đó vần – thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có. Phần âm đầu sẽ không có trong một vài tiếng như “ôm” (gồm vần “ôm” và thanh “ngang”).

Cách đánh vần cơ bản sẽ gồm lập vần, ví dụ “i-mờ-im”. Sau đó là ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “tờ-im-tim-sắc-tím”. Đây là cách đánh vần từ đơn với 1 tiếng. Khi bé đã thành thạo, bố mẹ hãy dạy cách đánh vần cho bé từ 2 tiếng bằng cách đánh vần từng tiếng một. Ví dụ “con heo” đánh vần là “cờ-on-con, hờ-eo-heo”.

Dạy bé những từ đơn giản trước và rèn luyện thường xuyên

Hãy cho bé đi từ căn bản đến nâng cao một cách hợp lý. Bắt đầu dạy bé đánh vần với những từ đơn giản và quen thuộc như ba, mẹ, ông, bà, cá, gà… Khi bé đã quen, hãy dạy tiếp những từ khó hơn. Các tiếng dài với cấu tạo phức tạp chỉ được dạy khi bé đã thành thạo việc đánh vần.

Học mà chơi, chơi mà học

Ở độ tuổi này, bé rất thích được vui chơi. Vì thế bố mẹ nên dạy bé cách đánh vần bằng phương pháp vừa học vừa chơi. Hãy tìm mua những bộ trò chơi ghép chữ cho bé. Cũng đừng quên tham gia chơi cùng con để con cảm thấy hứng thú. Các phần thưởng, lời khen ngợi cũng là điều nên làm để khuyến khích con tiến bộ hơn.

Bạn đang xem bài viết Cách Đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!