Cập nhật thông tin chi tiết về Các Cách Dạy Trẻ Đánh Vần Tiếng Anh Hiệu Quả mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giao tiếp & Ngôn ngữ – 30/05/2020
Khi học một ngoại ngữ mới, trẻ cần biết đánh vần. Tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ. Vậy làm sao để dạy trẻ đánh vần tiếng Anh hiệu quả?
Khi dạy trẻ tập đánh vần từng từ, kết hợp với việc nghe và đọc tiếng Anh thường xuyên, bố mẹ sẽ có thể thấy các kỹ năng ngôn ngữ của con phát triển rất nhanh chóng. Do đó, việc dạy trẻ đánh vần tiếng Anh là rất cần thiết.
Đối với học sinh bản ngữ, việc học đọc và đánh vần tiếng Anh chỉ đơn giản là ghép mặt chữ với những từ mà trẻ đã biết, nên quá trình học đọc sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ vựng và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Còn với học sinh Việt Nam, học đọc còn là một phương tiện giúp con học nói và giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy nên, bố mẹ cần biết những điều cơ bản nhất về phát âm tiếng Anh, từ đó có thể dạy con theo cách hiệu quả nhất.
Hướng dẫn trẻ trẻ tập đánh vần (Phonics)
Trong tiếng Việt, khi đã nắm rõ bảng chữ cái và quy tắc đánh vần, trẻ có thể dễ dàng đánh vần và đọc mọi từ mà mình gặp phải. Tuy nhiên, tiếng Anh lại không như vậy.
Trong tiếng Anh, chỉ có khoảng 1/3 số từ có cách viết giống như cách nói. Hay nói cách khác, những từ này có thể đánh vần được giống như với tiếng Việt, ví dụ như cat, mat, sat… Những từ như vậy mặc dù chiếm tỷ lệ thấp, nhưng lại là những từ phổ biến và thường được sử dụng nhiều trong tiếng Anh.
Đối với những từ không theo các quy tắc đánh vần quen thuộc, thông thường giữa âm và chữ vẫn có một mối liên hệ nhất định ở những mức độ khác nhau. Ví dụ như từ “chef” sẽ được đọc là /∫ef/ hay “kite” được đọc là /kait/.
Để có thể dạy trẻ đánh vần hiệu quả, bố mẹ nên hiểu rõ về phát âm tiếng Anh, đặc biệt là trong hệ thống IPA (Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế). Nếu không, bố mẹ sẽ rất khó nhận biết khi nào con đọc đúng, khi nào con đọc sai.
Dạy trẻ cách đọc cả từ (Whole word)
Đọc cả từ (whole word) là một phương pháp dạy trẻ đọc thông qua nhận diện mặt chữ. Trong phương pháp này, trẻ không đánh vần từng chữ cái trong từ, mà có thể nhận diện được từ ngữ qua việc nhìn vào từ đó. Ở Mỹ, học sinh luôn kết hợp phonics với whole word để học.
Khi cùng trẻ đọc sách, bố mẹ nên áp dụng phương pháp whole word cho những từ có cách viết khác với cách đọc, ví dụ như từ “table” khi đọc sẽ là /teibl/.
Sau một khoảng thời gian được tiếp xúc nhiều với cách đọc như vậy, đa số trẻ sẽ dần quen hơn và có thể đọc thành thạo hơn khi gặp những từ như vậy trong tiếng Anh. Thậm chí khi gặp từ mới, trẻ cũng có thể dựa vào những từ mà mình đã biết để đoán cách đọc của từ mới đó.
Thường xuyên đọc và nghe tiếng Anh cùng trẻ
Việc đọc sách cùng trẻ thường xuyên có thể đem lại rất nhiều lợi ích đối với quá trình phát triển của con ở mọi lứa tuổi. Khi đọc sách tiếng Anh cùng trẻ, bố mẹ nên vừa đọc chậm rãi vừa chỉ vào từng từ, đọc đến đâu chỉ đến đó. Qua đó, trẻ sẽ có cơ hội làm quen với mặt chữ cùng cách đọc đúng của từ.
Để quá trình dạy trẻ đánh vần tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất, bố mẹ nên thường xuyên cho con nghe tiếng Anh. Hãy giao tiếp với trẻ thật nhiều bằng ngoại ngữ để con có nhiều cơ hội được tiếp xúc với cách phát âm trong tiếng Anh. Nếu không có thời gian trò chuyện hay kể chuyện với trẻ bằng ngoại ngữ, bố mẹ có thể tận dụng các chương trình dành riêng cho việc học tiếng Anh của trẻ trên các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, hát các ca khúc thiếu nhi bằng tiếng Anh cũng là một cách thú vị giúp trẻ hứng thú hơn với ngoại ngữ.
Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần Hiệu Quả Tại Nhà
(ĐSPL) – Dạy trẻ lớp 1 đánh vần tại nhà sẽ giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường học tập, từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn mỗi khi đến lớp.
Trẻ nhỏ thường ham chơi, ít khi tập trung nên việc dạy trẻ đánh vần không hề dễ dàng chút nào.
Bước vào lớp 1 là thời điểm bé bắt đầu cần học những bài học làm người đầu tiên, được tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, và đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ.
Dạy bé làm quen mặt chữ
Trước tiên, để việc học đánh vần hiệu quả, mẹ cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì”. Nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.
Dạy bé từ những chữ đơn giản
Trước khi bé thành thạo việc đánh vần, mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản, từ ngữ, gần gũi nhất với bé. Đó là những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”…
Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.
Với những từ khó đánh vần như “ưu”, “a+i”, “uyên”… hoặc từ quá dài mẹ không nên nôn nóng dạy bé. Ở giai đoạn này, khả năng phát âm của bé vẫn chưa hoàn thiện nên nếu mẹ dạy bé những từ đánh vần khó, bé sẽ cảm thấy không hứng thú với việc học. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên.
Thời gian học ngắn và rèn luyện mỗi ngày
Thời gian học tốt nhất là từ 5 – 10 phút/ ngày hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú.
Kinh nghiệm dạy bé học đánh vần
Cha mẹ cần chọn thời gian học đánh vần: Thời gian cùng bé học đánh vần nên vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.
Bố mẹ không nên ép bé học đánh vần: Bạn mong con mình nhanh biết đánh vần, nhưng không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc trẻ đánh vần. Bạn hãy nhớ, trẻ con rất ưa nịnh, và thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Dạy trẻ học, bạn cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.
Trước khi dạy bé tập đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để bé có hứng thú học hơn.
Học đánh vần qua các trò chơi bé yêu thích.
Xác định hãy cho con vừa học, vừa chơi thôi. Khi tư tưởng mẹ thoải mái, con hào hứng, bé sẽ tiếp thu tốt hơn.
Có thể mua cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một, hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh…
Chơi đồ hàng: Hai mẹ con chơi bán chữ, nếu từng chữ cái thì mua rẻ, dạy bé xếp dần những chữ có nghĩa đơn giản (2 chữ cái) như “ba”, “mẹ”, “em bé”, “cá”… để bán hàng “đắt” hơn.
Để ôn những chữ đã dạy, không ép bé phải thuộc cả chữ, nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.
Phải khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ…
Trẻ nhỏ thường hiếu động nên rất khó ngồi “ôm sách”, do đó bạn nên dán bảng chữ cái lên tường và cùng chơi trò học chữ cùng với trẻ. Khi chơi, xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ.
Tìm bảng phụ âm phóng to dán lên tường để nhắc nhở bản thân phương pháp dạy trẻ hợp lý nhất.
Tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần. Giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.
Tranh Cãi Về Cách Dạy Trẻ Đánh Vần Tiếng Việt
Video cô giáo lớp 1 ở Kiên Giang hướng dẫn đánh vần theo cách ba chữ cái c/k/q đọc là “cờ”, chữ “ki”, “qua” lần lượt đánh vần là “cờ-i-ci” và “cờ-ua-qua” gây xôn xao dư luận. Khác với cách đánh vần tiếng Việt được dạy nhiều năm nay trong bộ sách giáo khoa hiện hành (chữ c/k/qu lần lượt đọc là cờ/ca/quờ), cách dạy này theo không ít phụ huynh là khó hiểu và gây khó khăn trong việc hướng dẫn con học đọc. Một số cha mẹ học sinh lại cho rằng, cách đánh vần trên khoa học, giúp trẻ không nhầm lẫn giữa các chữ c/k/q…
Cách đánh vần của cô giáo trong video nói trên được dạy theo cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Sách được thẩm định đưa vào dạy thực nghiệm ở một số trường tiểu học từ năm học 2013-2014. Năm 2017, Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 lần nữa được thẩm định và tiếp tục cho sử dụng. Đến nay gần 50 tỉnh thành phố như Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nội… có trường dùng cuốn sách này.
Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 hướng dẫn đánh vần dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học như nguyên âm, âm đệm, âm cuối; có phân biệt rạch ròi âm với chữ, ví dụ âm /k/ (cờ) và chữ k (ca), q (cu)…
“Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học đánh vần theo tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại nói riêng phần nào gây tranh cãi và còn có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tài liệu đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả”, PGS Bùi Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuố n Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, nói.
Ông nhấn mạnh, đây không phải là chương trình riêng mà là tài liệu dạy học của chủ biên GS Hồ Ngọc Đại, được nhiều địa phương tự nguyện áp dụng. Nó không có trong nội dung chương trình Tiếng Việt năm 2000 (chương trình hiện hành) được áp dụng đại trà.
Là điều phối viên chính Ban phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Tiếng Việt – Ngữ văn, PGS Bùi Mạnh Hùng khẳng định, phương pháp dạy học đánh vần theo cách của GS Hồ Ngọc Đại không thuộc Chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới. Chương trình sắp tới chỉ quy định yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Cụ thể là sau một năm học, học sinh có khả năng đọc, viết, nói và nghe đến mức độ hoặc trình độ nào đó, chứ không bắt buộc phải học theo phương pháp nào.
“Chương trình giáo dục chỉ quy định mục tiêu cần đến, còn con đường đi đến mục tiêu, trên thực tế khá đa dạng và sẽ được lựa chọn bởi tác giả sách giáo khoa và giáo viên. Sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, sách Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau”, ông Hùng nói.
Đồng tình việc đánh vần dựa trên phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học là khoa học, nhưng theo một số cử nhân ngành Ngôn ngữ thì không nên áp dụng cho học sinh lớp 1. Lý do là trẻ 6 tuổi sẽ khó tiếp nhận và hiểu được các khái niệm chuyên ngành. Thực tế, kiến thức ngữ âm học đang được dạy ở bậc đại học, trong chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Quỳnh Trang
Dạy Bé Cách Đánh Vần Tiếng Việt
Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt chuẩn là một nhiệm vụ không hề khó nếu bố và mẹ cùng nắm vững những nguyên tắc và phương pháp sau đây.
Phụ huynh nào cũng muốn con mình bước vào lớp một với sự chuẩn bị tốt nhất. Trong đó đánh vần đúng cách là kỹ năng được nhiều bố mẹ ưu tiên dạy cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc dạy trẻ cách đánh vần Tiếng Việt.
Dạy bé cách đánh vần – Tránh những sai lầm thường gặp
Rất nhiều trường hợp bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ đánh vần sai nguyên tắc khiến việc học của con ở trường thêm khó khăn, vất vả. Để dạy bé cách đánh vần đúng, quý phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm sau:
Dạy con đánh vần theo kiểu cũ
Cách đánh vần tiếng Việt hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. So với trước đây, phương pháp này đã thay đổi khá nhiều. Nhiều phụ huynh không nắm được điều này và dạy con theo các kiến thức cũ. Đây là sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ mất căn bản đánh vần khi vào lớp một.
Cách khắc phục duy nhất là bố mẹ hãy học lại cách đánh vần theo sách cải cách. Một khi đã hiểu rõ các nguyên tắc, bố mẹ mới nên bắt đầu truyền đạt lại cho con.
Dạy trẻ cách đánh vần, sai lầm là bắt con học đánh vần quá nhiều
Đây cũng là một sai lầm tai hại trong việc dạy con nói chung và dạy đánh vần nói riêng. Trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một có khả năng tập trung không cao. Các bé đa phần chỉ có thể tiếp thu những gì bố mẹ dạy trong vòng 15 phút. Sau đó, trẻ thường bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khác xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được điều này và bắt con học đánh vần liên tục. Hậu quả là các bé không những không thể tiếp thu kiến thức mà còn tỏ ra chán nản. Không ít trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi việc học hành do hành động này.
Giải pháp khi dạy bé học cách đánh vầnlà bạn cần cho trẻ học đánh vần trong thời gian ngắn và trải đều. Mỗi ngày bố mẹ có thể cho trẻ tập đánh vần từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 phút. Hãy cho bé học ở không gian quen thuộc tạo tâm lý thoải mái và hạn chế sự lơ đễnh. Ngoài ra hãy cho con học đánh vần ở những khung giờ nhất định. Việc lặp lại đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé có sự chuẩn bị tâm lý và không bị phân tâm.
Không kiên nhẫn khi dạy con đánh vần
Trẻ em có khả năng tiếp thu nhanh ở độ tuổi này. Tuy nhiên trí não của bé lại không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Vì thế các bé sẽ dễ quên những gì đã học. Các phụ huynh thường mắc sai lầm là nóng nảy, bực bội khi thấy trẻ không nhớ bài và tìm cách dạy bé đánh vần nhanh. Điều đó không hề giúp ích mà còn khiến trẻ e ngại giờ học tập đọc mỗi ngày.
Cách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn
Dạy con làm quen với mặt chữ, dấu câu
Trước khi học đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.
Nắm rõ nguyên tác đánh vần đúng theo sách giáo dục cải cách
Những nhà biên soạn sách giáo dục cải cách đều là những chuyên gia hàng đầu. Phương pháp được sách hướng dẫn sẽ giúp các bé nắm vững cách đánh vần hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bố mẹ dạy bé cách đánh vần chỉ cần tuân thủ theo trình tự mà sách đưa ra.
Hãy học lại cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ chữ “M” tên gọi là “em-mờ” và âm đọc là “mờ”. Chữ “D” tên gọi là “Dê” và đọc là “Dờ”.
Tiếp đến, cần hiểu cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. 1 tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Trong đó vần – thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có. Phần âm đầu sẽ không có trong một vài tiếng như “ôm” (gồm vần “ôm” và thanh “ngang”).
Cách đánh vần cơ bản sẽ gồm lập vần, ví dụ “i-mờ-im”. Sau đó là ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “tờ-im-tim-sắc-tím”. Đây là cách đánh vần từ đơn với 1 tiếng. Khi bé đã thành thạo, bố mẹ hãy dạy cách đánh vần cho bé từ 2 tiếng bằng cách đánh vần từng tiếng một. Ví dụ “con heo” đánh vần là “cờ-on-con, hờ-eo-heo”.
Dạy bé những từ đơn giản trước và rèn luyện thường xuyên
Hãy cho bé đi từ căn bản đến nâng cao một cách hợp lý. Bắt đầu dạy bé đánh vần với những từ đơn giản và quen thuộc như ba, mẹ, ông, bà, cá, gà… Khi bé đã quen, hãy dạy tiếp những từ khó hơn. Các tiếng dài với cấu tạo phức tạp chỉ được dạy khi bé đã thành thạo việc đánh vần.
Học mà chơi, chơi mà học
Ở độ tuổi này, bé rất thích được vui chơi. Vì thế bố mẹ nên dạy bé cách đánh vần bằng phương pháp vừa học vừa chơi. Hãy tìm mua những bộ trò chơi ghép chữ cho bé. Cũng đừng quên tham gia chơi cùng con để con cảm thấy hứng thú. Các phần thưởng, lời khen ngợi cũng là điều nên làm để khuyến khích con tiến bộ hơn.
Bạn đang xem bài viết Các Cách Dạy Trẻ Đánh Vần Tiếng Anh Hiệu Quả trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!