Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Bộ Giáo Trình Học Tiếng Pháp Cho Bé Kèm File Nghe (P1) # Top 7 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Bộ Giáo Trình Học Tiếng Pháp Cho Bé Kèm File Nghe (P1) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bộ Giáo Trình Học Tiếng Pháp Cho Bé Kèm File Nghe (P1) mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giáo trình học tiếng Pháp và các kỳ thi chứng chỉ

Mình thấy rất hay là bây giờ chúng ta có nhiều các kỳ thi chuẩn hóa, sát hạch. Ví dụ nếu TOEFL, IELTS là những bài thi “quyền lực” để đánh giá khả năng Tiếng anh của học sinh quốc tế, SAT là “thông số” quan trọng để các trường đại học Mỹ đánh giá khả năng học thuật của học sinh bản địa. Thì tương tự như vậy, với tiếng Pháp thì chúng ta có các kỳ thi về các chứng chỉ tiếng Pháp quốc tế được công nhận như DELF, DALF, TCF.

Và ngay với các con tầm 7 tuổi, chúng ta đã có kỳ thi đầu tiên để các con thử sức. Gọi là thi thố nhưng nó hoàn toàn không có áp lực gì, các con học trong 1 quá trình và giờ đơn giản hãy coi nó như 1 bài test bình thường.

Cá nhân mình nghĩ cho con làm quen với những bài thi hay đợt thi kiểu này cũng có cái hay, nên bố mẹ chịu khó xuống tiền cho con đi thử sức chút vậy.

ĐỪNG BỎ QUA NẾU BẠN CHƯA BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ TIẾNG PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA CON TẠI ĐÂY.

Lợi ích của việc NGHE và tạo môi trường NGHE

Tất nhiên có thầy cô kèm cặp là điều tuyệt vời nhất rồi, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thầy cô kè kè ở bên nên theo mình thấy học ngoại ngữ nói riêng hay bất cứ môn gì nói chung thì cũng rất nên đề cao tinh thần tự học, bên cạnh những kiến thức được thầy cô chỉ dạy.

Tự học ở đây không có nghĩa là con phải cặm cụi ngồi bên bàn học nhiều giờ để miệt mài luyện viết, luyện đọc. Tự học ở đây là các mẹ hãy tìm hiểu về quá trình tiếp nhận ngôn ngữ mới đối với 1 con người.

Từ khi đứa bé đỏ hỏn sinh ra, chưa biết nói, đọc, viết nhưng chúng vẫn đều đặn NGHE hàng ngày, hàng giờ từ môi trường xung quanh. Và quá trình NGHE đó tích lũy đều đặn trong nhiều ngày, nhiều tháng để đến 1 lúc các bạn ấy sẽ bật ra những tiếng gọi bà, gọi mẹ đầu tiên bằng tiếng Việt. Còn bọn nhóc bên Tây tất nhiên chúng cũng sẽ nói thứ tiếng của ông cha chúng.

Chứ không khi nào 1 đứa trẻ người Việt Nam, không tiếp xúc với tiếng Anh 1 chút nào mà từ bật ra đầu tiên lại là “daddy” hay “mommy” cả.

Mà ngay trong ngôi nhà của mình, bố mẹ hãy tạo cho con môi trường đó. Bố mẹ không nói được thứ tiếng đó thì hãy bật file, bật loa cho con nghe. Nghe cái gì cũng được miễn là nghe bằng thứ tiếng con đang học.

Giống như bạn gieo 1 cái hạt, nó nảy mầm. Hàng ngày bạn ra sức tưới tắm, chăm sóc, bón phân. Bạn cần mẫn làm vì biết khi đủ lớn thì nó mới ra hoa, đậu quả được. Chứ không phải nó mọc mầm được 5 ngày và sau khi bạn tưới cho nó bình nước thì bạn yêu cầu nó phải ra hoa kết trái luôn là điều không thể. Thì tụi trẻ cũng vậy thôi, cứ hãy để tụi nó “tắm táp” thoải mái đã, thành quả bạn sẽ gặt được nằm ở phần sau nên là đừng sốt ruột quá.

Người lớn chúng ta khác trẻ con ở chỗ vì chúng ta “hiểu biết” rồi nên đầu óc chúng ta luôn ở trạng thái phòng thủ. Não chúng ta đã quen với các âm điệu và ngôn từ của tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung…thứ tiếng nào mà chúng ta đã từng học.

Còn với tiếng Pháp, nếu chưa từng học qua, khi nghe chúng ta tất nhiên sẽ ….chẳng hiểu gì và chỉ thấy lùng bùng 1 đống trong đầu, thậm chí lần đầu bật file lên cho con nghe, cả nhà nghe mà 2 vợ chồng mình cứ nhìn nhau và thầm hỏi “chà chà, khó nhằn ghê. Không biết con nó hiểu gì không?”, mình không thể hiểu nổi họ ngắt từ ở đâu nữa, đại loại chỉ thấy nói 1 tràng dài.

Thế nhưng rồi cứ kiên nhẫn mỗi ngày, đến giờ thì trộm vía mình cũng đủ hiểu để phân loại xếp file nào vào với giáo trình nào, họ đang đọc bài số mấy, trang nào, túm lại là mon men hiểu để chuẩn bị tài liệu cho con ở giai đoạn này, và cũng hy vọng rằng đến các level kế tiếp khi mẹ cá đuối thì con có thể tự xử tạm ổn được.

Và do nghe nhiều cùng con cũng có cái hay là mẹ giờ nghe lại những bài như Dernier baiser, Je t’aime, Quelque chose dans mon coeur, Tombe la neige thì cũng thầm thích thú vì ồ, à mình vừa nghe ra được 1 từ 😀

Hoặc ví dụ đơn giản nếu là 1 đứa trẻ 6y mà chúng ta bảo nó nói xin chào bằng từ “ohayo gozaimasu” chắc chắn nó sẽ uốn éo cho rằng dài quá, khó nói quá, nói “xin chào” nhanh và dễ hơn chứ.

Nhưng 1 đứa bé 2y đang giai đoạn học nói thì như trang giấy trắng tinh, dạy gì là nhại theo thế, vì bản thân nó chưa có cái gì để so sánh. Cho nên càng lúc đầu óc còn như trang giấy trắng thì khả năng thu nạp càng tốt.

Đó, đầu óc tụi nhỏ tiếp thu 1 cách rất vô tư, hồn nhiên cho nên việc của bố mẹ là hãy tạo môi trường tiếng Pháp cho con thật nhiều để đầu óc và tai con quen dần với ngôn ngữ đó. Và bố mẹ yên tâm là thời gian để chúng làm quen sẽ nhanh hơn người lớn mình rất nhiều.

Và khi tai và não con nghe quen rồi, thì việc còn lại là đọc, viết cũng sẽ bớt khó khăn hơn phần nào. Cái đó thì cũng phải bỏ công, bỏ sức, tuy nhiên, việc tiên quyết bố mẹ có thể giúp con 1 cách hiệu quả là tạo cho con môi trường NGHE thật nhiều đã.

Lúc thì nghe nhạc, lúc thì nghe đọc truyện, lúc thì nghe file về các đoạn hội thoại trong các giáo trình. Khi ngồi bàn học nghiêm chỉnh thì sẽ nghe chủ động để làm bài tập. Còn lại đa số là sẽ nghe thụ động cho ngấm, cho quen tai.

Nghe trong lúc con làm việc nhà, thậm chí trong lúc con chạy nhảy nô đùa, lúc con vẽ, thậm chí khi con đang làm bài tập môn Toán, Tiếng Việt, vẫn có thể để âm lượng tiếng Pháp ở mức vừa phải như 1 kiểu âm thanh nền, cũng luyện cho con được sự tập trung vào cái thứ mà mình đang làm mặc cho tạp âm bên ngoài ra sao.

Mình thấy tiếng Pháp họ hát hò khá nhiều trong các giáo trình cho trẻ, nhạc vui nhộn, như kiểu là câu nói bình thường họ cũng phổ nhạc vào được. Hoặc các đoạn hội thoại trong giáo trình, nghe qua thì tưởng khô khan nhưng thực ra nội dung cũng khá hay.

Mình nhớ file nghe của Une Petite Grenouille có đoạn các bạn đến mừng sinh nhật hươu cao cổ, xong rồi hươu mới nói là nhầm ngày, ngày mai mới là sinh nhật. Rồi các bạn thú tặng hươu tận 10 hay 12 cái vòng đeo đầy cổ. Rồi trong Loustics có đoạn 1 bà đi vào cửa hàng mua đồ, chọn hết cái nọ đến cái kia rồi đoạn cuối lại là “Opps, tôi quên ko mang tiền”…nội dung các file nghe rất sinh động nên con nghe không bị nhàm, và dần dần ngôn ngữ đó nó sẽ ngấm vào đầu con 1 cách tự nhiên ( hy vọng thế :D)

Các giáo trình học tiếng Pháp từ cơ bản

Và mỗi bộ giáo trình được thiết kế gồm nhiều thứ tuy nhiên cái cơ bản là sách học sinh (livre de l’élève) + file nghe và sách bài tập (cahier d’exercises) + file nghe. Ngoài ra có thể có thêm sách hướng dẫn, sách giải bài tập, transcript, cards….

ZOOM 1

Bên trong cuốn sách

TIP TOP 1

ALEX et ZOÉ

JUS D’ORANGE

Mình chụp hình và up 1 file lên để các mẹ có thể xem qua, vì có nhiều mẹ chưa biết mặt ngang mũi dọc của mấy cuốn này nên nếu chỉ để tên thì cũng hơi khó.

Hôm trước có mẹ nào nói đang tìm tài liệu cho con đang học lớp 6, và mới bắt đầu học tiếng Pháp thì mình nghĩ những bộ như này là phù hợp vì nó không quá trẻ con hình con ong, con bướm…và kiến thức rất cơ bản từ đầu.

Sách Toán tiếng Pháp cho bé lớp 1

Cách khai thác phần mềm MONKEY JUNIOR để học tiếng Pháp hiệu quả

Bộ sách MONTESSORI tiếng Pháp hay cho bé

File Nghe Tiếng Nhật 25 Bài Giáo Trình Minna No Nihongo 1

Luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp

Luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp cần thuộc lòng từ vựng:

Thật là khó hiểu nếu như muốn nghe tiếng Nhật mà bạn lại chẳng nắm vững từ vựng tiếng Nhật. Quan trọng nhất chính là phát âm chuẩn của từ vựng. Biết cách phát âm chuẩn thì mới nghe được từ đó trên băng thoại. Tiếp theo là phải thuộc nghĩa của từ. Ngữ nghĩa rất quan trọng, mỗi khi bạn nghe thấy từ đồng âm, bạn có thể dựa vào ngữ cảnh và ngữ nghĩa của từ đó để biết cách viết của nó như thế nào. Có Kanji hay không, nếu có thì là Kanji gì. Hầu hết các tài liệu luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp đều có chú thích từ mới. Vì vậy rất tiện lợi cho việc rèn luyện kỹ năng nghe và học từ vựng.

Luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp cần nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp:

Không chỉ có từ vựng cần được chú trọng, mà ngữ pháp tiếng Nhật cũng rất quan trọng trong việc luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp. Nắm chắc ngữ pháp sẽ hỗ trợ cho học viên nhận biết các liên kết nội dung trong đoạn hội thoại. Một đoạn hội thoại tiếng Nhật cơ bản sẽ có hầu hết các cấu trúc N5 và N4. Các bài nghe tiếng Nhật N5 thì cực kỳ đơn giản. Nhưng lên N4 thôi đã thấy khác biệt khá nhiều về kỹ năng nghe cần thiết rồi. Vì vậy phải học kỹ càng toàn bộ cấu trúc ngữ pháp từ căn bản nhất. Nắm được các keyword là chưa đủ, ngữ pháp chính là thứ kết nối những keyword và tạo nên trường nghĩa chính xác nhất.

Luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp cần rèn thêm kỹ năng bắt các từ khóa:

Trừ khi bạn cực kỳ giỏi, không thì việc nghe ra hết nội dung của đoạn băng thoại hệt như một bản script thì là một chuyện chẳng hề dễ dàng gì. Thời phổ thông, khi học tiếng Anh, trong quá trình tập nghe tiếng Anh cơ bản, các giáo viên luôn nhắc đến một kỹ năng gọi là skimming. Để có thể skim tốt, bắt được các từ khóa cần thiết, thì cần phải luyện nghe rất nhiều và kết hợp với đọc script thật nhuần nhuyễn.

Giáo Trình Hán Ngữ 6 Quyển: Tải M.phí File Nghe Mp3

Giáo trình Hán ngữ 6 quyển phiên bản mới hiện được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học và các trung tâm dạy tiếng Trung. Đây là bộ giáo trình học tiếng Trung từ Cơ bản tới Nâng cao giúp các bạn nắm vững đầy đủ 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Trung Quốc

Thông tin chi tiết bộ Giáo trình Hán ngữ phiên bản mới:

Bộ Giáo trình Hán ngữ ấn bản lần này gồm 3 tập (chia thành 6 cuốn):

Tập 1 có 30 bài, gồm 2 cuốn, mỗi cuốn 15 bài

Tập 2 có 20 bài, gồm 2 cuốn, mồi cuốn 10 bài

Tập 3 có 26 bài, gồm 2 cuốn, mỗi cuốn 13 bài

Link tải toàn bộ Giáo trình hán ngữ 6 quyển phiên bản mới bao gồm file scan Pdf và file nghe audio mp3 ở trong bài viết này

Bộ Giáo trình Hán ngữ ấn bản mới này gồm 76 bài với nội dung từ dễ đến khó. Bắt đầu từ luyện tập ngữ âm cơ bản của tiếng Hán, từ đó tiến hành giảng dạy kết cấu ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng; cuối cùng là giai đoạn giảng dạy ngữ đoạn, thông qua sự hiểu biết sâu hơn về ngữ pháp và vận dụng từ ngữ, để nâng cao hơn nữa khả năng biểu đạt thành đoạn văn của người học.

Mỗi bài học bao gồm các phần:

Giáo trình Hán ngữ mới có 3300 từ mới. Phần bài khóa và nội dung đàm thoại có quan hệ chủ điếm đồng nhất với bài luyện đọc trong phần bài tập, trên cơ sở bảng từ mới của từng bài.

Phần bài tập của giáo trình này chú ý rèn luyện kỹ năng giao tiếp, mô phỏng và bồi dưỡng trí nhớ cho sinh viên.

Để học hết giáo trình này này cần 600 tiết học, sau khi học hết sinh viên có thế tiến hành hội thoại thông thường và có thể đọc hiểu các bài văn đơn giản có sự hỗ trợ của từ điển

Đánh giá bộ sách Giáo trình Hán Ngữ

Giáo trình Hán Ngữ Quyển 1 (quyển Thượng)

Giáo trình Hán Ngữ Quyển 2 (quyển Hạ)

Giáo trình Hán Ngữ Quyển Quyển 3 (quyển Thượng)

Giáo trình Hán ngữ quyển 3 sẽ có thay đổi lớn. Ở quyển này, sẽ không còn chữ pinyin (phiên âm) nữa mà thay bằng chữ cứng. Như vậy, bạn bắt buộc phải thuộc mặt chữ Hán.

Từ quyển này trở đi, giáo trình hướng tới việc sử dụng sách, báo tiếng Trung thành thạo. Không đơn giản chỉ là giao tiếp như quyển 1 và 2. Ngữ pháp ở quyển 3 này cũng nâng cao hơn đáng kể. Nếu bạn muốn thi HSK 3 thì từ mức này là có thể thi được rồi (tất nhiên là vẫn phải ôn thêm về HSK3 nữa).

Giáo trình Hán Ngữ Quyển 4 (quyển Hạ)

Vẫn cùng bộ với quyển 3 nên giáo trình hán ngữ quyển 4 không có thay đổi lớn. Ở quyển này, từ vựng và ngữ pháp cũng nhiều hơn, độ khó cũng cao hơn.

Khi học hết quyển 4, số từ vựng của bạn sẽ ở mức 1500 từ. Có thể thoải mái thi HSK 3 mà không phải lo nghĩ. Nếu bạn chịu khó và ôn thêm thì có thể thi HSK 4.

Giáo trình Hán Ngữ Quyển 5 (quyển Thượng)

Nếu coi quyển 1, 2 là sơ cấp; quyển 3, 4 là trung cấp thì tới quyển 5, 6 thì là cao cấp rồi.

Ở giáo trình Hán Ngữ quyển 5, sẽ chỉ còn 13 bài có độ khó cao. Số lượng từ vựng phong phú hơn. Ở level này là bạn có thể viết những đoạn văn ngắn và giao tiếp tương đối tốt. Học đến quyển này là bạn đã thi được HSK 4 và tiệm cận HSK 5 (khá khó nhằn đó). Tất nhiên là đi xin việc cũng sẽ dễ dàng hơn.

Giáo trình Hán Ngữ Quyển 6 (quyển Hạ)

Đây là quyển cuối trong bộ sách Hán Ngữ. Học hết quyển này thì bạn có thể thoải mái nói chuyện tiếng Trung, viết các đoạn văn khá tốt. Bạn cũng sẽ dễ dàng thi HSK 5 hơn. Tầm này thì đi xin việc cũng chả còn đáng lo nữa. Nếu bạn chăm chỉ thì còn có thể phiên dịch tốt ý chứ.

Giáo trình Hán Ngữ 6 quyển này bạn có thể học ở trung tâm hoặc có thể học tại nhà.

Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Trung Hsk 1 Kèm File Pdf

4.2

/

5

(

18

votes

)

HSK (kỳ thi năng lực Hán ngữ) gồm 6 cấp độ, trong đó HSK 1 là cấp độ sơ cấp, dành cho người mới học tiếng Trung Quốc. Ngoài từ vựng thì các bạn cũng cần nắm vững các cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung HSK 1 để đạt điểm cao trong bài thi.

Trọng điểm ngữ pháp tiếng Trung HSK 1

1. Đại từ tiếng Trung

Đại từ nhân xưng

Hán tự Phiên âm Nghĩa Ví dụ

我 wǒ chỉ ngôi thứ nhất (tôi, tớ, mình, ta, tao,…) 我是学生。 /wǒ shì xué sheng/ Tôi là học sinh

你 nǐ cậu, bạn, anh, chị, mày… 你是我的朋友。 /nǐ shì wǒ de péng you/ Bạn là bạn của tôi

他 tā chỉ ngôi thứ ba số ít, dùng cho phái nam (cậu ấy, anh ấy, hắn, ông ấy,…) 他是我的爸爸。 /nǐ shì wǒ de bàba/

她 tā chỉ ngôi thứ ba số ít, dùng cho phái nữ (cô ấy, chị ấy, bà ấy,…) 她是我的姐姐。 /tā shì wǒ de jiějiè/ Cô ấy là chị gái tôi

我们 wǒmen chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, chúng mình,… 我们是同学。 /wǒmen shì tóngxué/ Chúng tôi là bạn cùng lớp

你们 nǐmen các bạn, các cậu, các anh, các chị, chúng mày,… 你们是中国人。 /nǐmen shì zhōngguó rén/ Các bạn là người Trung Quốc

他们 tāmen chỉ ngôi thứ ba số nhiều , thường chỉ nam giới, cũng dùng chung cho cả nam và nữ ( họ, bọn họ, các anh ấy,…) 他们是越南人。 /tāmen shì yuè nán rén/ Bọn họ là người Việt Nam

她们 tāmen chỉ ngôi thứ ba số nhiều, dùng cho phái nữ (họ, các chị ấy, các cô ấy,…) 她们在聊天。 /tāmen zài liǎotiàn/ Các cô ấy đang trò chuyện

Đại từ chỉ định

Hán tự/ Cấu trúc Phiên âm Nghĩa Ví dụ

这 zhè đây, này, cái này,… 这是王老师。 /zhè shì wáng lǎo shī/ Đây là thầy Vương

那 nà kia, cái kia, cái ấy, đó,… 那本书是我的。 /nà běn shū shì wǒ de/ Quyển sạch kia là của tôi.

这/那+ 是+ danh từ zhè/nà shì ….. Đây là…/ kia là……. 这是我的书。 /zhè shì wǒ de shū/ Đây là sách của tôi. 那是他的笔。 /nà shì tā de bǐ/ Kia là bút của anh ấy.

这/那+ lượng từ + danh từ zhè/nà…… Cái…..này/ cái…. kia 这本书 /zhè běn shū/ Quyển sách này. 那棵树 /nà kē shù/ Cái cây kia

这儿 zhèr ở đây, chỗ này, bên này,… (ngoài ra có thể kết hợp với đại từ nhân xưng hoặc danh từ chỉ người để chỉ chỗ của ai đó)

我这儿有很多玩具。 /wǒ zhèr yóu hěn duò wán jù/ Chỗ của tôi có rất nhiều đồ chơi.

那儿 nàr chỗ kia, chỗ ấy, nơi ấy,… (ngoài ra có thể kết hợp với đại từ nhân xưng hoặc danh từ chỉ người để chỉ chỗ của ai đó)

李老师哪儿有你的笔记本。 /lí lǎo shī nàr yóu nǐ de bǐ jì běn/ Chỗ của cô Lý có vở của bạn.

Đại từ nhân xưng

Hán tự/ Cấu trúc Phiên âm Nghĩa Ví dụ

谁 shéi ai 那个男人是谁?

哪 nǎ nào, cái nào, cái gì,… 你要买哪种裤子?

哪 + lượng từ + danh từ nǎ… …… nào? 哪条裙子是你的?

哪儿 nǎr chỗ nào, đâu, ở đâu,… 你在哪儿?

几 jǐ mấy 你几岁了?

几+ lượng từ+ danh từ jǐ… Mấy ….? 你有几本书?

什么 shénme cái gì 你说什么?

多少 duōshao bao nhiêu 你有多少钱?

多少+danh từ duōshao… bao nhiêu….? 苹果多少一斤?

怎么 zěnme thế nào, sao, làm sao 他怎么这么高?

怎么+ động từ zěnme… dùng để hỏi cách thức thực hiện của động tác 这个字怎么写?

怎么样 zěnmeyàng thế nào, ra làm sao (thường đứng cuối câu, hoặc làm định ngữ, dùng để hỏi tính chất, tình hình hoặc hỏi ý kiến) 今天晚上8点见,怎么样?

2. Chữ số tiếng Trung trong HSK 1

Biểu thị thời gian

Thứ tự sắp xếp thời gian trong tiếng trung là từ giờ tới phút và giây, từ năm tới tháng rồi mới đến ngày.

9点20 分 /jiǔ diǎn èr shí fēn/: 9 giờ 20 phút

2020 年 12月 7日 /èr líng èr líng nián shí èr yuè qī rì/: Ngày 7 tháng 12 năm 2020

星期四 /xīngqīsì/: Thứ tư

Biểu thị tuổi tác

他今年31岁 /tā jīnnián sān shí sì yī suì/: Anh ấy năm nay 31 tuổi

Biểu thị số tiền

10块 /shí kuài/: 10 đồng ( tệ)

五毛 / wǔmáo/: 5 hào ( 1 đồng bằng 10 hào)

Người Trung Quốc khi nói số tiền sẽ lấy 4 số 0 làm một mốc, ví dụ:

100.000 thì người Trung Quốc sẽ nói là 十万 (10.0000)

Biểu thị chữ số

Khi đọc các dãy số dài như số nhà, số điện thoại, số chứng minh thư….. thì ta đọc từng số từ trái qua phải như số đếm.

Chỉ có số một là “一Yī”  thường đọc thành yāo

我的电话是56290001 /wǒ de diànhuà shì wǔ lìu èr jiǔ líng líng líng yāo /: Số điện thoại của tôi là 56290001

3. Lượng từ

Trong tiếng Trung có rất nhiều lượng từ được dùng trong các trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, ngữ pháp HSK1 chỉ bao gồm một số cấu trúc với lượng từ sau.

Dùng sau số từ:

Số từ + lượng từ + danh từ

一碗面条 /yī wǎn miàntiáo /: 1 bát mì

 三本书 / Sān běn shū / 3 cuốn sách

Dùng sau “这” ”那” ”几”:

这/那/几 + lượng từ + danh từ

这个椅子 /zhègeyǐzi/: cái ghế này

那些年 /nàxiēnián/: những năm tháng đó

几条裤子/jǐ běnkùzi/:mấy chiếc quần

那个人是他爸爸。

/Nàgè rén shì tā bàba/

Người kia là bố của anh ấy.

4. Phó từ

Phó từ phủ định:

不 (bù – không): Dùng để phủ định cho những hành động ở hiện tại, tương lai và phủ định sự thật

我不是老师 /wǒ bú shì lǎoshī/: Tôi không phải là giáo viên

没 (méi – không): Dùng để phủ định cho hành động xảy ra trong quá khứ

他没去过北京 /tā méi qù guò běijīng/: Anh ta chưa từng đến Bắc Kinh

Phó từ chỉ mức độ:

Thường đứng trước tính từ hoặc động từ tâm lý để bổ nghĩa cho chúng

很 (hěn – rất, quá): 

她很高兴 /tā hěn gāoxìng/:  Cô ấy rất vui

太 (tài – quá, lắm): 太+tính từ+了

太晚了! /tài wǎnle/: Muộn quá rồi!

Phó từ chỉ phạm vi:

都 (dōu – đều): 我们都是越南人 /wǒmen dōushìyuènánrén/: Chúng ta đều là người Việt Nam

👉 Chú ý có 2 dạng phủ định

都不 + động từ: Đều không ……( phủ định toàn bộ)

Ví dụ:

我们都不是学生。

wǒ men dōu bù shì xué shēng

Chúng tôi đều không phải là học sinh (Tất cả đều không phải là học sinh)

不都+ động từ: Không đều…… ( phủ định một bộ phận)

Ví dụ:

我们不都是学生。

wǒ men bù dōu shì xué shēng。

Chúng tôi không phải đều là học sinh (Có người là học sinh, có người không)

Kết hợp với phó từ 也:

也都+động từ:  Cũng đều……

Ví dụ:

他们也都是越南人

Tāmen yě dōu shì yuè nán rén。

Họ cũng đều đi Trung Quốc du học.

5. Liên từ

和 (hé – và, với)

Ví dụ: 我和你 /wǒ hé nǐ/: Tôi và bạn

👉 Lưu ý liên từ này chỉ dùng để nối giữa hai danh từ , nối giữa 2 chủ ngữ, nối 2 động từ đơn, không dùng để nối giữa 2 vế câu.

6. Giới từ

Chủ ngữ +在 (zài) + Tân ngữ chỉ địa điểm + động từ + Thành phần khác: Ai  làm gì ở đâu.

Ví dụ:

他在房子里等你。

Tā zài fángzi lǐ děng nǐ.

Anh ấy đang ở trong phòng đợi bạn .

7. Trợ động từ

会 (huì): biết  ( biết thông qua học tập và rèn luyện)

我会跳舞 /wǒ huì tiào wǔ/: Tôi biết nhảy múa

能 (néng): Có thể

你现在能过来吗?/nǐ xiàn zài néng guò lái ma?/: Bây giờ bạn có thể qua đây không?

Phủ định của 2 trợ động từ này là  不会/不能

8. Trợ từ

Trợ từ kết cấu: 的 (de).

Dùng để nối giữa định ngữ và trung tâm ngữ

Cấu trúc: Định ngữ + (的) + Trung tâm ngữ

Định ngữ là:

Thành phần bổ nghĩa cho danh từ hoặc ngữ danh từ

Dùng để miêu tả và hạn chế cho danh từ

Đứng trước danh từ.

Trung tâm ngữ:  Là thành phần đứng sau định ngữ, là đối tượng được nhắc chính đến trong cụm danh từ.

Trường hợp giữa định ngữ và trung tâm ngữ bắt buộc có trợ từ kết cấu的

Khi danh từ hoặc đại từ làm định ngữ biểu thị mới quan hệ miêu tả, hạn chế hoặc quan hệ sở hữu thì phải thêm 的

Ví dụ: 我的衣服 /wǒ de yīfu/: Quần áo của tôi

Khi cụm tính từ, cụm chủ vị làm định ngữ thì phải thêm 的.

Ví dụ:

很漂亮的裙子: Cái váy rất đẹp

我买的东西: Đồ mà tôi mua

Trợ từ ngữ khí:

了 (le): Thường đứng cuối câu, biểu thị ngữ khí khẳng định, hoặc động tác đã xảy ra.

他去学校了/tā qù xuéxiào le/: Anh ta đến trường rồi

吗 (ma): …..không?  Đứng cuối câu dùng cho câu hỏi có…..không?

他是学生吗?/tā shì xuéshēng ma?/: Cậu ấy là học sinh à?

呢 (ne): Đứng cuối câu, giúp câu nói thêm uyển chuyển, hoặc dùng cho câu hỏi tỉnh lược

你在哪儿呢?/nǐ zài nǎr ne?/ Cậu đang ở đâu vậy?

9. Câu trần thuật

Câu khẳng định

明天是星期一 /míngtiān shì xīngqīyī/: Ngày mai là thứ hai

我喜欢他 /wǒ xǐhuān tā/: Tôi quen anh ta

天气很热 /tiānqì hěn rè/: Thời tiết rất tốt

Câu phủ định:

不 (bù): 他不是我的哥哥 /tā bú shì wǒ de gēgē/: Anh ấy không phải anh trai tôi

没 (méi): 她没去看电视剧 /tā méi qù kàn diànshìjù/: Cô ta đã không xem phim truyền hình

10. Câu nghi vấn

吗 (ma): 这是你的书吗?/zhè shì nǐ de shū ma?/: Đây là sách của bạn à?

呢 (ne): 我是老师,你呢?/wǒ shì lǎoshī, nǐ ne?/: Tôi là giáo viên, còn bạn?

11. Câu cầu khiến

请 (qǐng): 请进 /qǐngjìn/: Mời vào

12. Câu cảm thán

太 (tài): 太漂亮了! /tài piàoliang le/: Quá đẹp rồi

13. Các câu dạng đặc biệt

Câu chữ “是”

他是我的同学 /tā shì wǒ de tóngxué/: Anh ấy là bạn học của tôi

Câu chữ “有”

一个星期有7日 /yī ge xīng qī yóu qī rì/: Một tuần có 7 ngày

Mẫu câu “是……的”

Dùng để nhấn mạnh thời gian, địa điểm, đối tượng, cách thức của động tác đã xảy ra trong quá khứ

Nhấn mạnh thời gian:

我是昨天回来的 /wǒ shì zuótiān huí lái de/: Tôi về từ hôm qua.

Nhấn mạnh địa điểm:

这是在北京买的 /zhè shì zài běijīng mǎi de/: Đây là đồ mua ở Bắc Kinh.

Nhấn mạnh phương thức:

他是开车来的 /tā shì kāi chē lái de/: Anh ấy lái xe đến đấy.

14. Trạng thái của hành động

Dùng “在……呢” biểu thị hành động đang tiếp diễn:

他们在学习呢 /tāmen zài xué xí ne/: Họ đang học bài

Các tài liệu ngữ pháp tiếng Trung HSK 1 và đề thi

Tổng hợp các tài liệu học tiếng Trung miễn phí file PDF

Bạn đang xem bài viết Các Bộ Giáo Trình Học Tiếng Pháp Cho Bé Kèm File Nghe (P1) trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!