Cập nhật thông tin chi tiết về Bỏ Túi Ngay Mẹo Học Từ Vựng Tiếng Nhật, Tránh Xa Những Cách Học Sai Lầm mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những sai lầm khi học từ vựng tiếng Nhật cần tránh
Học tiếng Nhật qua chữ Romaji
Romaji là chữ phiên âm cách đọc tiếng Nhật sang chữ cái Latin nên khi học chúng ta có cảm giác gần giống với chữ minh, khá dễ học. Những bạn mới học tiếng Nhật thì nên học thông qua bảng chữ cái này.
Tuy nhiên để thi cử, để có thể sử dụng tiếng Nhật trong công việc thì chắc chắn học bảng chữ cái Romaji thôi là không đủ. Bạn đừng nên phụ thuộc quá vào những chữ phiên âm tiếng Nhật bởi nó sẽ có giới hạn nhất định. Quen lâu dần với kiểu chữ phiên âm Latin tiếng Nhật này, bạn sẽ có tâm lý “sợ” học tiếng chữ Nhật do vậy mà chẳng khi nào có thể tiến bộ được, không thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo.
Đọc truyện tranh, xem phim kiêm luôn việc học tiếng Nhật
Đây là cách học tiếng Nhật vô cùng thú vị và ai cũng nên trải nghiệm cách học này. Tuy nhiên, đây vẫn là cách học thụ động bởi khi xem phim hay đọc truyện tranh thì mục đích là để giải trí. Do vậy mà tiếng Nhật của bạn không cải thiện tốt được. Muốn tăng từ vựng tiếng Nhật, cải thiện tiếng Nhật hiệu quả thì bắt buộc phải nghe một cách có chủ đích.
Đọc sách, tiểu thuyết viết bằng tiếng Nhật đến khi hiểu hết
Để tăng vốn từ vựng thì đây là một cách học sai lầm. Bạn sẽ thấy rất nhiều bạn đọc hất cuốn truyện này đến cuốn truyện khác hay cuốn sách này đến cuốn sách khác nhưng không giỏi tiếng Nhật được hoặc đạt được thành tích thấp trong các kỳ thi. Đơn giản bởi chỉ bạn chỉ đang học tiếng Nhật gói gọn trong vốn từ tiếng Nhật của tác giả cuốn sách đó mà thôi.
Học từ mà không cảm xúc, không áp dụng để giao tiếp
Học một ngôn ngữ mới bạn như biết hơn một thế giới là bởi từ ngữ mở cho bạn những cảm xúc mới, mở cho bạn những hiểu biết mới. Nếu bạn học chỉ phục vụ mục đích thi cử theo kiểu cưỡng chế, học để lấy bằng, không áp dụng để giao tiếp thì không thể đạt được hiệu quả cao.
Những mẹo học từ vựng tiếng Nhật nhớ mãi không quên
Học đúng trình độ
Đây không hẳn là một mẹo nhưng đây là một câu giúp bạn nhớ rằng chỉ có cách học phù hợp với trình độ năng lực của bạn mới đem lại cho bạn kết quả tốt nhất mà thôi. Nếu bạn đang ở con số 0 của tiếng Nhật thì tốt nhất hãy đặt mục tiêu nhỏ, hoặc nếu mục tiêu dài hạn như N2 chẳng hạn thì cũng nên chia ra quá trình ôn luyện cụ thể theo từng chặng đường nhỏ. Đừng ngồi lớp N2 trong khi năng lực của mình chỉ ở N4.
Đặt mục tiêu khi học từ vựng
Phương pháp để học từ vựng hiệu quả đó là đặt mục tiêu. Nói rộng ra, để có được thành tích cao trong tiếng Nhật thì bắt buộc bạn phải đặt mục tiêu cho nó. Tốt nhất hãy đặt mục tiêu bằng con số cụ thể hàng ngày bạn sẽ cần thuộc bao nhiêu từ vựng chẳng hạn. Số lượng từ vựng làm mục tiêu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu đạt điểm số trong kỳ thi tiếng Nhật mà bạn mong muốn.
Học từ vựng gắn liền với cảm xúc
Học có cảm xúc thì hiệu quả tăng gấp bội. Gắn với cảm xúc ở đây đó chính là tình cảm của bạn với tiếng Nhật. Để có cảm xúc thì không cần phải gượng ép. Thực ra học từ vựng tiếng Nhật rất hay bởi nó là chữ tượng hình, gắn liền với nhiều ý nghĩa biểu tượng nhất định. Có rất nhiều bạn càng học thì lại càng mê mẩn.
Dùng từ ngay lập tức
Khi học được xong một từ vựng tiếng Nhật thì cách hiệu quả nhất để nhớ nó chính là sử dụng nó ngay. Bạn có thể đặt câu với từ vựng đó, đọc từ vựng đó thật to.
Lặp lại nhiều lần
Học ngoại ngữ đơn giản chỉ là học thuộc lòng mà thôi. Nếu bạn chăm chỉ, kiên trì học đều đặn ngày nào cũng học, chịu khó lặp lại từ vựng tiếng Nhật học được nhiều lần thì sẽ thu được thành tích cao.
Các phương tiện học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả mà bạn nên biết
Ứng dụng từ điển
Học trong thời đại công nghệ thông tin, kỹ thuật số phát triển như hiện nay cũng đơn giản hơn trước rất nhiều. Bạn có thể tải các ứng dụng từ điển để học một cách nhanh chóng, dễ dàng. Các ứng dụng từ điển cũng giúp bạn biết được các mẫu câu, các ví dụ với chính từ vựng mà bạn đang học.
Flashcard
Nếu các ứng dụng từ điển không phù hợp thì bạn có thể chọn học từ vựng tiếng Nhật bằng flashcard. Bạn có thể mua sẵn tại các hiệu sách nhưng cũng có thể tự làm. Một mảnh giấy, mặt trước ghi tiếng Nhật, mặt sau ghi nghĩa và phiên âm. Vậy là bạn có thể học tiếng Nhật hiệu quả bất cứ khi nào rồi.
Truyện tranh, phim ảnh
Những Cách Học Tiếng Nhật Sai Lầm Cần Tránh Xa
Cách học tiếng Nhật qua chữ romaji
Romaji là chữ phiên âm cách đọc tiếng Nhật sang chữ Latin. Romaji hẳn sẽ làm nhiều người chưa quen thuộc với hệ thống chữ ngoài chữ Latin cảm thấy “dễ thở” hơn khi học tiếng Nhật.
Tuy nhiên, ngoài mục đích ban đầu là để giúp bạn làm quen với tiếng Nhật, cũng như học cách đọc các bảng chữ cái, thì romaji không nên được sử dụng thường xuyên nữa. Đã có rất nhiều bạn trở nên phụ thuộc vào cách phiên âm tiếng Nhật theo romaji để rồi bị nản. Khi số lượng kiến thức tăng lên bạn sẽ thấy chữ romaji sẽ làm bạn rối loạn giữa một đống các từ na ná nhau. Bạn sẽ không thể tự đọc khi nhìn chữ tiếng Nhật, nhất là kanji. Hoặc cũng không phân biệt được hai từ có chung cách đọc/phiên âm romaji.
Hãy từ bỏ cách học tiếng Nhật qua chữ romaji ngay khi bạn thành thạo hiragana. Và hãy tập học từ vựng qua chính kanji kèm phiên âm hiragana.
Hẳn bạn đã biết đến phương pháp học nghe tiếng Nhật thụ động?
Đó là xem phim Nhật không phụ đề dù bạn không hiểu gì. Đó là nghe nhạc Nhật không cần nhìn lời bài hát (kể cả bạn cũng không hiểu gì nốt). Là bật đài/TV tiếng Nhật trong khi nấu cơm, rửa bát, hay lúc ngủ….
Học nghe tiếng Nhật thụ động không phải là một cách học tiếng Nhật sai lầm. Nhưng bạn cần phải hiểu rõ là học thụ động chỉ nên chiếm phần cực kì nhỏ trong quá trình học tiếng Nhật của bạn. Bởi, mất cực kì nhiều thời gian để nghe tiếng Nhật thụ động thực sự hiệu quả cho bộ não của bạn. Mặc dù việc đi ngủ hay ngồi chơi giải trí mà cũng học được tiếng Nhật nghe rất hấp dẫn – nhưng nên nhớ rằng trong bất kì việc gì, kết quả bạn thu được sẽ tương đương với công sức bạn bỏ ra.
Thay vì dành phần lớn thời gian xem phim, nghe đài hay nghe băng, bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho luyện nghe tiếng Nhật chủ động. Đó là kiểu học nghe rồi tự tạo hội thoại rồi kết hợp luyện nói, hoặc nghe nhưng tự viết ra những từ mình nghe được, hát to theo bài hát… có như vậy mới mong tiến bộ nhanh hơn trong phần luyện nghe tiếng Nhật được.
Xem phim/anime/gameshow tiếng Nhật để giải trí kiêm học tiếng Nhật
Bạn sẽ thất vọng khi biết rằng, một khi đã nghĩ xem phim/anime/gameshow là để giải trí là chính, thì bạn sẽ không thể tận dụng hết được nguồn học tiếng Nhật to lớn này. Xem với mục đích giải trí (học là phụ) thì bạn sẽ chỉ xem xong rồi để đấy. Sau một tuần thì có lẽ những gì bạn đã xem đã trôi tuột đi đâu rồi.
Đọc sách/tiểu thuyết viết bằng tiếng Nhật đến khi hiểu hết
Bạn đã từng thử đọc một cuốn tiểu thuyết tiếng Nhật kèm một cuốn từ điển + một lô bút màu, giấy nhớ chưa?
Rất nhiều người học tiếng Nhật đã từng thử đọc sách, tiểu thuyết tiếng Nhật kiểu này với hi vọng khi mình đọc hết cuốn sách, tra toàn bộ từ mới trong sách, thì sẽ trở nên thành thạo tiếng Nhật hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, sự thực phũ phàng là đa số sẽ bỏ cuộc sau 2 tuần. Bởi đối với trình độ tiếng Nhật sơ cấp hoặc trung cấp, học tiếng Nhật qua sách truyện như vậy là quá sức. Có khi hai tuần mới đọc được 2 tờ sách – tức là 4 mặt giấy. Vậy là lại bị nản và không thể hoàn thành được mục tiêu.
Hãy tìm đọc những nguồn luyện đọc tiếng Nhật theo đúng trình độ của mình. Nếu đọc tiểu thuyết/sách truyện tiếng Nhật, hãy ưu tiên đọc sách đã có bản dịch tiếng Việt. Như vậy bạn sẽ đỡ mất công đoán nghĩa của câu và tránh hiểu lầm ý tác giả. Ví dụ, bạn có thể order light novel bản Nhật (khoảng 200k về đến tay) và kết hợp đọc Your Name bản dịch tiếng Việt.
Một số tips khi đọc sách tiếng Nhật:
Đọc và phân tích từng đoạn nhỏ
Đọc bằng tiếng Nhật trước. Phân tích câu, tự dịch và sau đó mới check lại bản tiếng Việt
Viết lại những từ lặp lại nhiều lần mà bạn chưa biết (nên dùng flashcard như Quizlet)
Nếu được, nhờ người bản ngữ đọc đoạn văn theo tốc độ bình thường để học nói theo họ (nếu sách có bản audio thì quá tuyệt vời). Hoặc ghi lại giọng đọc của bạn và nhờ người giỏi tiếng Nhật, người bản ngữ sửa cho
Thực tế là có rất nhiều người đổ xô đi học tiếng Nhật chỉ để có tấm bằng JLPT. Nguyên nhân xuất phát từ việc các công ty tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật lấy bằng JLPT làm thước đo đánh giá trình độ Nhật ngữ của ứng viên. JLPT là một trong những chứng chỉ tiếng Nhật uy tín. Nhưng mặt khác nó không phản ánh hết năng lực tiếng Nhật thực sự của người học.
Kì thi JLPT là thi trắc nghiệm vì thế yếu tố hên xui khá cao. Nhiều khi không biết câu trả lời nhưng cũng điền bừa mà lại đúng. Hơn nữa, kì thi JLPT không có phần thi nói như thi IELTS tiếng Anh. Nên kì thi này cũng sản sinh ra vô số người có bằng tiếng Nhật tốt nhưng không thể nói chuyện, giao tiếp bằng tiếng Nhật.
Chưa kể đến hàng loạt các trung tâm luyện thi. Luyện thi theo đúng nghĩa – tức là bạn sẽ học các mẹo, các mánh để trả lời được bài thi mà không phải là học và hiểu tiếng Nhật thực sự. Vì thế nên mới mọc ra rất nhiều các cam kết “Giật N3 trong vòng 6 tháng” dành cho người chưa biết gì về tiếng Nhật. Tốt thôi. Bạn có thể sẽ có bằng N3 trong 6 tháng thật. Nhưng chúng mình đảm bảo khi vận dụng vào thực tế, năng lực thật sự của bạn sẽ được phơi bày.
Hãy học tiếng Nhật sao cho bạn có thể sử dụng nó trong công việc và học tập. Đừng học vì một tấm bằng mà chỉ chú trọng luyện đề, học vẹt, không đi sâu vào vận dụng tiếng Nhật thành thạo.
Chờ đến khi tích lũy đủ vốn từ mới học nói tiếng Nhật
Hãy học nói tiếng Nhật và thực hành giao tiếp ngay khi bạn học tiếng Nhật sơ cấp. Luyện nói từ bài ngữ pháp và từ vựng đầu tiên. Đừng chờ tới khi bạn thấy mình sẵn sàng để luyện nói. Vì đơn giản, não bạn sẽ khiến bạn trì hoãn với ý nghĩ: bạn chưa sẵn sàng. Hơn nữa, đừng nghĩ là vốn từ ít thì không nói tiếng Nhật được.
Luyện nói thú vị ở chỗ, bạn có thể nói các cụm từ thôi, chẳng cần nói hết câu nhưng người nghe vẫn hiểu (hãy xem cách người Nhật loại bỏ hết các trợ từ không cần thiết trong hội thoại hàng ngày của họ).
Dù bạn ở trình độ tiếng Nhật nào, bạn nên chăm chỉ dành thời gian học mỗi ngày. Nếu muốn thật sự giỏi tiếng Nhật bạn hãy nhớ điều này. Đừng hứng lên thì học thật nhiều rồi lại bỏ xó. Hơn nữa, hãy biết xác định mục đích học tiếng Nhật của bản thân. Như vậy bạn sẽ có kế hoạch và chiến lược học phù hợp. Đồng thời, bạn cũnng tránh được những cách học tiếng Nhật kém hiệu quả, mất thời gian.
Học Tiếng Nga Giao Tiếp Như Thế Nào Để Tránh Sai Lầm?
Học tiếng Nga hay bất cứ ngoại ngữ nào cũng vậy, phương pháp học như thế nào là rất quan trọng. Nó quyết định bạn học ngôn ngữ đó thành công hay thất bại! Nếu bạn gặp những điều sau đây, tức là bạn đang đi sai hướng. Hãy lập tức thay đổi cách học để việc học tiếng Nga đạt hiệu quả như bạn mong muốn.
Câu trả lời là vô cùng cần thiết. Nếu bạn chỉ chăm học từ vựng và ngữ pháp thôi, thì bạn không thể hiểu được người khác nói gì. Đây là sự thiếu sót trong quá trình học, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhiều người thường chú trọng học để lấy bằng cấp, để nộp vào công ty, trường du học mà quên mất việc quan trọng nhất khi học ngôn ngữ là phải giao tiếp được.
Bạn cần có cái đầu tỉnh táo để tập trung học các kĩ năng cần thiết. Và quan trọng nhất là một phương pháp học tập tốt hơn.
Học tiếng Nga giao tiếp hiệu quả
Thực tế đã chứng minh, một kho ngữ pháp “khủng” không thể giúp bạn vận dụng tiếng Nga một cách thành thạo. Nhưng đây lại là thói quen sai nhất, phổ biến nhất và tồi tệ nhất. Nhiều người chỉ chăm chăm vào quyển sách ngữ pháp và ngốn hàng đống thời gian để “cày” ngữ pháp. Việc này gây ra nhiều tác hại xấu đến khả năng nói tiếng Nga. Bởi vì, những cuộc trò chuyện trong thực tế diễn ra rất nhanh, nên việc vận dụng ngữ pháp hoàn chỉnh khi giao tiếp gần như là không thể.
Đừng quá tập trung vào ngữ pháp
Thông thường, học viên và giảng viên thường cố ép học viên nói tiếng Nga trước khi học viên sẵn sàng. Mặc dù điều này xuất phát từ mục đích tốt, nhưng điều này khiến người học nói rất chậm, thiếu tự tin và hay có tâm lý sợ sai.
Ép mình nói là một sai lầm rất lớn. Nếu thấy bị ép buộc, đừng nói tiếng Nga. Bạn hãy tập trung vào việc nghe và kiên nhẫn. Chỉ nói khi bạn đã sẵn sàng để nói chuyện. Khi đã sẵn sàng, việc nói sẽ diễn ra dễ dàng và tự nhiên.
Hãy nói khi bạn đủ tự tin và đã sẵn sàng
Sách giáo khoa cung cấp những kiến thức tiếng Nga cơ bản cho bạn. Nhưng thật không may, vấn đề là người bản xứ không sử dụng loại tiếng Nga sách vở này trong hầu hết các tình huống.
Khi nói chuyện, người bản xứ không sử dụng như đúc những ngữ pháp trong sách mà bạn đã học nằm lòng. Để giao tiếp với người bản xứ, bạn không thể chỉ dựa vào sách giáo khoa. Bạn phải học tiếng Nga giao tiếp qua thực tế chứ không phải chỉ trong những con chữ.
Sách vở không giúp bạn giao tiếp thành công
Cố gắng để trở thành hoàn hảo
Người học tiếng Nga và người dạy tiếng Nga thường có tâm lý tập trung vào những sai lầm. Họ lo lắng khi phạm phải sai lầm. Họ sửa chữa những sai lầm. Họ cố gắng để nói tiếng Nga một cách hoàn hảo để không gặp phải bất cứ lỗi nào khi nói.
Tuy nhiên, không ai là hoàn hảo. Người bản ngữ cũng thường nói sai, nói lắp,…khi giao tiếp tiếng Nga. Nói sai là điều bình thường khi giao tiếp. Thay vì tập trung vào những điểm tiêu cực, hãy tập trung vào việc giao tiếp. Đừng vì nói sai một chữ để rồi ngại và bỏ dở cuộc trò chuyện.
Mục tiêu của bạn không phải là để nói chuyện “hoàn hảo” mà là để người khác hiểu mình đang nói gì, vậy là đủ! Tập trung vào truyền tải thông tin, tập trung vào những điểm tích cực. Dần dần, bạn sẽ tiến bộ khắc phục được những lỗi thường gặp khi nói.
Đừng quá phụ thuộc giảng viên
Bỏ Túi Về Cách Học 50 Từ Vựng Tiếng Anh Mỗi Ngày
Bỏ túi về cách học 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày
Một điều hiển nhiên ai cũng biết đó là muốn học giỏi tiếng Anh bạn cần phải học tốt và có kho từ vựng phong phú. Nhưng không phải ai cũng biết các học từ vựng.Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu bạn ”Bỏ túi về cách học 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày”.
Từ vựng tiếng Anh được ví như là xương sống trong giao tiếp
Bạn có vốn từ phong phú thì khả năng giao tiếp lưu loát của bạn sẽ được cải thiện. Từ vựng như là nguyên liệu để tạo ra các hoạt động giao tiếp và phát triển cuộc giao tiếp đi xa hơn. Với các kỹ năng nói và viết người nghe sẽ hiểu được nội dung cần truyền đạt thay vì ngữ pháp.Nên nếu có hạn chế về từ vựng thì bạn sẽ không dễ dàng diễn đạt được ý muốn của mình khiến đối phương không hiểu và rất khó chịu, làm cho cuộc nói chuyện nhanh chóng kết thúc không được như ý muốn của mình.
Học từ vựng thông qua hình ảnh, âm thanh
Trước đây cái thời mà bản thân mình mới học tiếng Anh từ THPT cho đến khi ra trường cách mà mình học đó là ghi chép, thuộc lòng cả từ lẫn nghĩa. Nhưng đến lúc nhìn lại vốn từ đọng lại không được bao nhiêu. Cách học 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày có dễ không? Quả thực rất đơn giản nếu như bạn biết cách học. Hãy thường xuyên xem phim,, nghe nhạc rồi tìm ra các từ mới đừng vội tra nghĩa hãy đoán nghĩa của nó trước. Hãy liên tưởng từ vựng với các hình ảnh dù có thể không đúng nhưng bạn vẫn có thể ghi nhớ rất nhanh.
Thường xuyên ôn luyện từ mới
Nếu bạn chăm chỉ ghi chép nhưng không ôn luyện thì công sức bạn bỏ ra chỉ là bỏ sông bỏ bể. Thực tế sau 1 tháng lượng kiến thức đã học nếu không được ôn luyện hằng ngày chỉ đọng lại 20%. Thế nên muốn học tiếng Anh mỗi ngày bạn cần phải chăm chỉ ôn luyện thì mới mang lại hiệu quả.
Bạn đang xem bài viết Bỏ Túi Ngay Mẹo Học Từ Vựng Tiếng Nhật, Tránh Xa Những Cách Học Sai Lầm trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!