Xem Nhiều 6/2023 #️ Bí Quyết Giúp Bạn Chăm Chỉ Hơn Trong Học Tập # Top 11 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bí Quyết Giúp Bạn Chăm Chỉ Hơn Trong Học Tập # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Giúp Bạn Chăm Chỉ Hơn Trong Học Tập mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc học tập chăm chỉ là một trong những điều kiện tiên quyết của nhiều học sinh hiện nay, đa phần cả học sinh thậm chí là cả người trưởng thành đều có một thói quen rất xấu, đó là trì hoãn học tập, trì hoãn công việc với phương châm “mai mới làm”

1. Đặt mục tiêu thực hiện

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đánh bạn tính chây lỳ và lười của bản thân chính là tự mình động viên, tự đưa ra mục đích cho sự cố gắng, tự tìm kiếm phần thưởng cho bản thân mình, chẳng hạn nếu bạn học xong có thể được đi chơi, nếu làm xong bài này có thể đọc truyện, hoặc làm một điều gì đó mà bạn thích với điều kiện là làm xong việc mà bạn đang không muốn làm, đây cũng là một trong những cách thôi thúc bản năng cực hay dành cho bạn 

Trường 

trung cấp Y Khoa Pasteur

 Hà nội tuyển sinh 

văn bằng 2 trung cấp dược

 mới nhất năm 2016, có lớp học ngoài giờ hành chính cho sinh viên

2. Tự đặt ra hậu quả

3. Luôn lập trước danh sách cần làm

Nghị Luận Khuyên Bạn Học Tập Chăm Chỉ Hơn

Tham khảo dàn ý và bài mẫu nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn do Đọc Tài Liệu sưu tầm, chọn lọc và tổng hợp.

Đề bài

Viết bài văn thuyết phục các bạn học tập chăm chỉ hơn.

Dàn ý nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn

a, Mở bài:

– Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người ,đòi hỏi mọi người phải có lòng quyết tâm, kiên trì. Và bởi vậy, việc học tập đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực.

b, Thân bài:

– Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”, sánh kịp với bạn bè năm châu. Vì thế con người cần phải có tri thức. Để có tri thức thì chúng ta phải học tập. Đác uyn đã nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đúng thế, việc học rất cần thiết, các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện. Học tập không lúc nào là muộn cả, hãy đối diện với sự khó khăn trong việc học tập. Dù thất bại nhiều nhưng đừng nản chí. Việc học tập rất vất vả và khó khăn, nếu muốn học tốt thì không những chịu khó mà cần có lòng quyết tâm, kiên trì cố gắng vươn lên.

– Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Quanh ta cũng đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi để đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Họ đang là những tấm gương sáng để cho các bạn noi theo. Hơn bao giời hết, chúng ta phải xác định muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm học.

– Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì có ích. Đúng đấy, khi còn trẻ, đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Sống ở trên đời thì ai cũng cần có kiến thức, cần phải học tập. Từ già đến trẻ, từ xưa đến nay, học tập vẫn cần được tiếp tục và phát triển nâng cao lên. Bởi không hiểu biết sẽ dẫn đến sự ngu dốt điều khiển mình đi theo con đường mòn, làm cho mình không tiếp cận được với khoa học cong nghệ tiên tiến và tự đào thải mình ra ngoài xã hội.

– Hiện nay một số bạn còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh rất lo buồn. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống, và chính các bạn đã tự đóng cánh cửa tương lai của mình.

c, Kết bài:

– Công việc học tập là rất quan trọng đối với đời sống. Vậy các bạn nên bớt chút vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở thành người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.

Bài tham khảo nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn

Bài tham khảo 1

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

Bài tham khảo 2

Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì.

Công việc học tập đòi hỏi một người phải có lòng quyết tâm, kiên trì, có chí sẵn sàng bỏ cả cuộc đời mình để tìm hiểu nó, đi theo nó. Công việc học tập đó tuy khó khăn nhưng nó cần thiết trong cuộc sống và góp phần nâng cao năng lực của chúng ta. Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Và bởi vậy, việc học tập đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực. Thật đúng như thế.

Con người cần phải có tri thức. Để có tri thức thì chúng ta phải học tập. Đác uyn đã nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Tuy đã thành một nhà bác học tài giỏi, nổi tiếng nhưng ông vẫn học tập, tìm tòi mặc cho con cái nói gì, khuyên gì. Đúng thế, việc học rất cần thiết, các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện. Học tập không lúc nào là muộn cả, hãy quay đầu lại, đối diện với sự khó khăn trong việc học tập. Dù thất bại nhiều nhưng đừng nản chí vì “thất bại là mẹ của thành công”. Việc học tập vất vả và khó khăn, nếu muốn học tốt thì không những chịu khó mà còn cần có lòng quyết tâm, kiên trì cố gắng vươn lên. Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích. Hay là anh Hoa Xuân Tứ do một lần sơ ý anh đã đưa cả hai tay mình vào trục quay mía làm đường nên đã mất cả hai tay. Tuy vậy anh vẫn cố gắng học tập và anh đã học hết phổ thông. Đấy là những tâm gương sáng vượt khó. Họ đã cho ta thấy họ tàn nhưng không phế. Họ vẫn là người có ích cho đất nước.

Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì. Đúng đấy, khi còn trẻ, đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu được nhiều kiến thức còn khi đã lớn, sự tiếp thu khó khăn hơn, lúc ấy mới gắng học thì đã muộn. Đã có nhiều người nhờ có trí thông minh và vốn kiến thức phong phú đã phát minh ra các loại máy móc, giúp mọi lĩnh vực khoa học công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Lênin từng nói “Học… học nữa… học mãi”. Đó là điều thật chí lý. Sống ở trên đời thì ai cũng cần có kiến thức, cần phải học tập. Từ già đến trẻ, từ xưa đến nay, học tập vẫn cần được tiếp tục và phát triển nâng cao lên. Bởi không hiểu biết sẽ dẫn đến chuyện sự ngu dốt điều khiển mình đi theo con đường mòn; làm cho mình không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người; làm mình trở thành các người vô dụng, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất ở các thành phố có hiện tượng không ít thanh niên bỏ nhà đi bụi, đua đòi, cướp giật, lập băng nhóm, nghiện hút. Không chịu học tập, ném mình vào những cuộc chơi vô bổ, thậm chí phạm pháp, chính họ đã tự đóng cánh cửa tương lai của mình.

Công việc học tập là rất quan trọng đối với đời sống, học tập chịu khó khi còn trẻ là rất cần vì đó là nền tảng vững chắc khi ta lớn lên, tin tưởng vào lực học của mình để luôn đi trên đường đời mà không sợ ngã. Một lần nữa, em mong các bạn hãy cố gắng học tập tốt để đưa đất nước đi lên, xóa bỏ cái đói nghèo, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước ta.

Bài tham khảo 3

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.

Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ…tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu…Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.

Bài tham khảo 4

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

Những bài văn mẫu nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn hay nhất Bài tham khảo 5

Trong lớp em hiện nay, bên cạnh rất nhiều học sinh chăm chĩ học tập, vẫn còn một số bạn lơ là, không chú tâm vào việc học. Các bạn ấy không hiểu một điều rằng: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Quả thực, trong giai đoạn phát triển hiện nay, một số học sinh đang tiêu phí tuổi trẻ và thời gian, tiền bạc vào những trò vô bổ như chơi điện tử, tụ tập,… thậm chí là cờ bạc, rượu chè. Các bạn ấy coi việc học hành là một công việc bị ép buộc, không cần thiết nên có thái độ rất xấu đối với việc học tập: không nghe giảng, bỏ giờ, trốn tiết, không làm bài tập, quay cóp bài, gian lận trong thi cử…

Họ đang bỏ đi những cơ hội học tập quý giá nhất của đời mình trong khi đang được gia đình, xã hội tạo điều kiện tối đa cho việc học tập.

Trước hết, phần lớn các bạn không phải lao động kiếm sống. Cha mẹ đã và đang ngày đêm mệt nhọc, lo toan từng món chi tiêu cho gia đình, từ bữa cơm manh áo đến những việc có tính hệ trọng lớn lao. Các bạn chỉ phải làm những việc nhỏ nhặt như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo… Thậm chí, có bạn cũng chẳng phải làm gì vì đã có anh chị đỡ đần hay có người giúp việc làm hết. Vậy là các bạn có biết bao thời gian để làm những việc có ích, trước hết là việc học tập.

Khi còn trẻ, các bạn có điều kiện về sức khỏe để học tập, đồng thời, đây cũng là thời kì trí não tiếp thu rất nhanh. Nếu bài khó, bài nhiều, ta có sức khỏe để thức khuya dậy sớm. Dân gian có câu: “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Câu nói ấy đã khẳng định sức mạnh về thể chất của tuổi trẻ chúng ta. Sừng trâu còn bẻ gẫy vậy ngại chi con đường lầy lội đến trường? Lúc về già, sự tiếp thu sẽ chậm hơn, khả năng học tập của con người giảm một cách rất đáng kể, và cũng rất nhanh quên.

Bạn nào ham vui mà lơ là việc học tập thì không có tri thức, sau này không có đủ trình độ để tìm một công việc ổn định. Khi đó, đến bản thân bạn còn không tự nuôi được mình thì có thể đóng góp được gì cho gia đình và xã hội? Những người như vậy đã kìm hãm bước phát triển của cả cộng đồng, là gánh nặng cho tất cả mọi người xung quanh.

Bởi vậy, mỗi chúng ta, nhừng người còn trẻ tuổi, phải biết gắng sức học tập để lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Có thể bạn cần: Nghị luận về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh

Bài tham khảo 6

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

Bài tham khảo 7

Qua thực tế hiện nay ta nhận thấy có nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học ở lớp để chơi điện tử, về nhà không chịu ôn bài. Hơn thế, các bạn còn có thái độ học tập chưa nghiêm túc và tự giác, nhiều bạn coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ đã giao cho, cho nên học theo kiểu đối phó. Có thể nói đây là một vấn để cần được xét bởi việc chểnh mảng học hành của các bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này.

Như chúng ta đã biết, ai sinh ra và lớn lên cũng mong muốn sau này mình sẽ làm được điều gì đó có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Tuy nhiên để làm được điều đó con người cần có tri thức, mà đây lại là một lĩnh vực đòi mỗi người phải cố gắng, chăm chỉ học hỏi. Và học tập là một quá trình tích luỹ lâu dài từng bước và theo một hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Để làm tốt diều đó, nguời học sinh phải học tập chăm chỉ từ khi bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường, từ những năm học đầu tiên bởi các lớp dưới bao giờ cũng là gốc rễ, là tri thức nền tảng cơ bàn. Nếu không nắm bắt được kiến thức cơ bản thì học càng cao càng không hiểu bài, người ta thường ví việc học đó như cây không có rễ. Và đối với mỗi con người, thời gian dành cho học tập có thể là suốt đời nhưng học ở trường lớp để tiếp thu những kiến thức cơ bản thì chỉ có một khoảng thời gian nhất định, nó phù hợp với lứa tuổi. Chẳng thế mới có chuyện có rất nhiều người sau này lớn lên không nghề nghiệp bởi ngày xưa đi học thì mải chơi không chịu học nên giờ tiếc nuối nhưng lúc đó đã quá lớn làm sao dám đi học lại cấp II, cấp III? Vậy nên nếu không nhận thức vấn đề học tập một cách nghiêm túc thì chắc chắn có rất nhiều bạn trẻ sau này sẽ hối tiếc cũng không kịp nữa.

Muốn làm tốt điều này, ngay khi còn học phổ thông phải chú ý học tập ngay từ đầu để tránh tình trạng rỗng kiến thức. Bởi khi kiến thức đã rỗng rồi sẽ không nắm được các bài học tiếp theo, từ đó nảy sinh tâm lí chán học bởi thấy càng học càng không hiểu và dễ bỏ học lúc nào thuận lợi. Thường ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều người phải làm việc vất vả, quần quật cả ngày lẫn đêm bằng tay chân thế nhưng cuộc sống văn khó khăn, mà nếu xét nguyên nhân sâu xa đó là do họ chưa có đủ tri thức khoa học. Còn nếu muốn học tốt thì việc làm đầu tiên là phải chăm chi nghe cô giáo giảng ở trên lớp, về nhà học lại bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo và đặc biệt phải luôn cố gắng tập trung suy nghĩ theo ý tướng của mình thì việc học mới đem lại kết quả cao, bởi cách học theo ý sáng tạo của mình sẽ giúp ta nhớ lâu và phát huy được trí thông minh vốn có trong mỗi con người. Và tích luỹ tri thức là một quá trình cần mẫn lâu dài bởi thế chỉ cần chăm chỉ chịu khó suy nghĩ tìm tòi thì chắc chắn sau một thời gian chăm chỉ ta sẽ có một lượng kiến thức vững chắc. Người ta thường nói thiên tài là do 99 % sự chăm chỉ còn chi có 1% là do thông minh bẩm sinh. Do vậy ai cũng có thể trở thành thiên tài nếu bạn thật sự cố gắng chuyên tâm vào việc học tập, tất nhiên sự chăm chỉ đó đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo. Còn nếu chỉ chăm chỉ học thuộc những lời cô giáo một cách máy móc, thụ động thì việc học đó sẽ chỉ như con vẹt học nói mà thôi.

Từ đó để nói lên rằng học giỏi hay không là chính do bản thân mình quyết định và nói rộng ra tương lai của bạn có tươi đẹp hay không cũng chính là do bạn quyết định. Cánh cửa duy nhất giúp bạn tiến vào tương lai một cách tươi sáng chính là tri thức. Tri thức giúp con người hiểu biết được thế giới, hiểu về khoa học, về con người… Và đó cũng chính là kiến thức cơ bản để ta có thể làm việc được. Chẳng hạn bạn muốn sửa một chiếc xe máy thì bạn phải biết nó bị hỏng ở chỗ nào và quan trọng hơn là vì sao nó hỏng thì từ đó mới tìm ra giải pháp. Vậy nên nếu không học thì bạn sẽ không có trình độ hiểu sự vật, thế giới một cách đúng đắn và khoa học. Và kiến thức chỉ có thể đến với những ai chăm chỉ chịu khó học tập. Nó chính là hành trang, là vốn có giá trị nhất để ta có thể học tập và làm việc ở những chặng đường tiếp theo. Bời vậy, nếu không chịu khó học tập bạn sẽ không có bất cứ một tri thức nào để bước vào cuộc sống.

Đối với mỗi học sinh chúng ta, những người chủ nhân tương lai của đất nước cần có một khối lượng tri thức để tạo dựng cho mình một tương lai vững chắc và để có thể làm tốt được điều đó con đương duy nhất của chúng là phải học tâp sao cho thật tốt. Điều đó vô cùng quan trọng bởi trước tiên thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, tiếp đến là tạo hành trang vững chắc vào đời. Do đó việc học tập đối với chúng ta, những học sinh đang cắp sách đến trường là vô cùng quan trọng.

Bài tham khảo 8

Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hai mươi năm chống đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc, và hôm nay, trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hoá, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thế nhưng có khi nào thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng ta, những người thanh niên sắp là chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới nghĩ đến những tiến bộ, những mặt còn hạn chế của chính mình, để từ đó có những kết luận đúng đắn giúp đất nước ngày càng đi lên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Qua thực tế, ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ giao cho, chẳng nghiêm túc và tự giác trong học tập,… Đó là những con người lười nhác, chỉ hưởng không công, những người còn đang ngủ quên trên chiến thắng của dân tộc,chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Đó là những biểu hiện thật hổ thẹn với quá khứ hào hùng của cha anh, một vấn đề mà hiện nay ta cần phải quan tâm và xem xét bởi vì “nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Trong những năm học phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, nhưng nếu chúng ta không chăm chỉ học hành, lơ là, chểnh mảng thì sẽ không nắm vững được kiến thức một cách có hệ thống mà còn tốn thời gian, tiền bạc và kết quả thu được cũng chẳng đáng là bao, huống chi là cả một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội mà nhân loại đã tích lũy suốt mấy ngàn năm lịch sử và những kiến thức tân tiến, hiện đại của khoa học kĩ thuật bây giờ mà nếu chúng ta không học thì sẽ trở thành những con người lạc hậu và chậm tiến. Vì thế, việc làm trước tiên của thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải học tập, trang bị thật tốt cho mình vốn kiến thức, hiểu biết về thế giới, khoa học và con người… Học tập tốt không chỉ giúp ta góp phần xây dựng một đất nước vững mạnh, phát triển và phồn vinh mà còn là con đường tốt nhất giúp ta đi đến một tương lai tương sáng và tốt đẹp.

“Học tập là hạt giống của kiến thức Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

Không chỉ dừng lại ở việc học, thanh niên, học sinh còn phải hoàn thiện bản thân, tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức. Có lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là nhân nghĩa, là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần duy trì và phát triển và thiết thực nhất đó là sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà…, quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có thái độ kính trọng và biết ơn với những người đã có công với đất nước…Đặc biệt, thanh niên cần tích cực rèn luyện một lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý… và những thói hư tật xấu, lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các truyền thống văn hóa của xã hội bởi chúng có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về tư tưởng đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

“Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công.”

(Hồ Chí Minh)

Mỗi người chúng ta đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau, không ai là hoàn mĩ cả, mặt khác, xã hội luôn không ngừng phát triển, vì vậy, thanh niên phải luôn tự hoàn thiện bản thân mình, biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, biết phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. Có như thế thì bản thân, gia đình, cộng đồng sẽ ngày một phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.

“Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

(Tố Hữu)

Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải phấn đấu học tập, xác định mục tiêu học tập đúng đắn, coi việc học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai, những thanh niên xung phong tronhg thời đại mới, có kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới, ứng dụng lí thuyết vào đời sống thực tế, học hỏi không ngừng, có tình yêu quê hương đất nước, nhận lãnh trách nhiệm là người chủ nhân tương lai của đất nước, là thành viên ưu tú của xã hội. Song song đó, chúng ta cần tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu, của tệ nạn xã hội, luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ phẩm cách trong sáng, bảo vệ gia đình, xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Những hành động trên là vô cùng thiết thực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, những điều mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được để đất nước ngày càng phát triển và có thể sánh đôi với các cường quốc khác, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn.

*******

Bí Quyết Thành Công Trong Học Tập Chỉ Có 10 Bước

Chúng tôi sẽ kết thúc chương này bằng việc chia sẻ với bạn mười bước học tập mà tất cả học sinh giỏi đều sử dụng để đạt kết quả xuất sắc.

Có một lý do rất rõ ràng cho biết tại sao một số em không làm bài thi tốt. KHÔNG PHẢI vì chúng KHÔNG THỂ học hiệu quả, mà là vì chúng chưa bao giờ được dạy về PHƯƠNG PHÁP HỌC.

Vậy thì có phải tất cả học sinh thuộc tốp đầu đều sử dụng công thức thành công này và nhờ đó chúng luôn đạt điểm tối đa không? Đúng vậy. Với kinh nghiệm hơn 15 năm đào tạo, chúng tôi rút ra kết luận rằng, bằng việc dạy bất kỳ học sinh nào Mười Bước Thành Công sau đây, ai cũng có thể đạt được điểm mười ở trường. Tất cả học sinh thành công đều làm theo “Mười Bước” này để đạt được mục tiêu học tập.

Điểm gặp gỡ đầu tiên của tất cả học sinh xuất sắc là chúng có một cơ sở niềm tin rất tích cực. Chúng tin rằng chúng CÓ THỂ và XỨNG ĐÁNG đạt được điểm tuyệt đối. Niềm tin tích cực này truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chúng trong học tập. Nếu giả sử chúng có sơ xuất hay không đạt được những gì đề ra, chúng không bỏ cuộc mà trái lại sẽ học hỏi từ sai lầm của mình và làm lại cho đến khi thành công.

Trong phần còn lại của quyển sách (đặc biệt trong chương sáu), bạn sẽ học cách giúp con bạn tạo dựng cho mình một thái độ tốt, một tinh thần tích cực và lòng tự trọng cao.

Bước 2: Đề Ra Mục Tiêu Phấn Đấu Cụ Thể, Rõ Ràng

Yếu tố thứ hai phân biệt những học sinh giỏi này với những em còn lại là chúng hướng đến các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và trên tất cả, chúng biết mình muốn gì trong cuộc sống. Các mục tiêu trong tương lai của chúng (ví dụ: học tại trường Harvard, trở thành triệu phú, tìm phương thuốc chữa bệnh ung thư, v.v…) mang lại cho chúng nguồn động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện học tập. Chúng đặt ra những mốc cụ thể như đạt toàn điểm mười trong kỳ thi và làm hết sức mình để đạt được điều đó. Chúng coi điểm số cao như một phương tiện giúp chúng đạt được những gì chúng muốn trong cuộc sống.

Trong khi đó, những học sinh trung bình dễ dàng bị phân tâm (ví dụ: chơi trò chơi điện tử, lướt mạng Internet, chat với bạn bè) và thiếu hẳn động lực vươn lên, đơn giản bởi vì chúng không có hướng đi cụ thể trong cuộc sống. Chúng không biết rằng mình học để làm gì. Đa số những em này học vì bị cha mẹ và thầy cô ép buộc phải học. Trả lời cho câu hỏi chúng muốn đạt kết quả như thế nào, chúng thường đáp rằng ” Tôi không biết“, ” Điều đó phụ thuộc vào mức độ khó của bài thi” hay ” Tôi chỉ hy vọng mình thi đậu “.

Trong chương “Làm Thế Nào Giúp Con Bạn Có Động Lực Vươn Tới Thành Công”, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp bạn truyền cảm hứng cho con bạn để chúng đặt ra những mục tiêu rõ ràng trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà bạn nên biết rõ là: NẾU con bạn không có lòng tự trọng cao, tinh thần và thái độ tích cực, chúng sẽ không bao giờ đủ tự tin để đặt ra mục tiêu cho bản thân. Và dĩ nhiên, trong quyển sách này, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách nâng cao lòng tự trọng và tự tin cho con mình.

Bước cần thiết tiếp theo mà một học sinh “Điểm mười” thực hiện tốt là biết cách ưu tiên cho những việc quan trọng và quản lý thời gian tốt để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Nếu không nắm được kỹ năng quản lý thời gian, chúng sẽ bối rối không biết cách phân bổ thời gian cho những yêu cầu trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải trí. Chúng thường sẽ rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải làm cái gì trước cái gì sau hoặc để nước đến chân mới nhảy. Câu cửa miệng của những em này thường là ” Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian” hay ” Thôi cứ để đến mai hẵng hay “.

Trong quyển “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, chúng tôi dạy học sinh cách sử dụng sổ tay vào việc tổ chức, lên kế hoạch và quản lý thời gian cho những hoạt động học tập để đạt điểm tối đa trong các môn học. Chúng phải dự tính những việc cần làm trong sáu bước tiếp theo để đạt được kết quả tối đa, đó là: đọc nhanh, thu thập thông tin, ghi chú, ghi nhớ, ứng dụng và ôn bài.

Bước 4: Đọc Nhanh

Điều đầu tiên mà học sinh cần lên kế hoạch phải làm là đọc sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác. Trong các khóa đào tạo và những quyển sách khác của Adam Khoo, chúng tôi huấn luyện học sinh kỹ năng đọc nhanh, giúp các em không những rút ngắn thời gian đọc sách mà còn đọc hiệu quả hơn.

Trong khi một người trung bình đọc khoảng 150-240 từ một phút và hiểu được dưới 50%, những học sinh được huấn luyện khả năng đọc nhanh có thể đọc được khoảng 850-1500 từ một phút. Đọc nhanh gấp sáu lần và hiểu được từ 80% đến 100%!

Thông thường, các em được dạy là đọc phần tóm tắt chương vào phút chót, còn chúng tôi dạy học sinh đọc phần tóm tắt trước khi vào đọc nội dung chi tiết. Với việc đọc phần tóm tắt trước, học sinh có một khái niệm rõ ràng hơn, một cái nhìn tổng quan về các ý chính và các đơn vị kiến thức. Sau đó, khi đọc vào nội dung chi tiết, chúng có thể lĩnh hội và nắm bài được tốt hơn.

Tiếp theo đó cần đọc các câu hỏi (thường ở đoạn cuối chương) trước khi đọc nội dung. Khi biết câu hỏi trước, học sinh có mục tiêu rõ ràng hơn khi đọc sách và có khái niệm sơ bộ về những thông tin chính cần nắm. Một lần nữa, cách thức này sẽ tăng cường khả năng hiểu bài của người học lên đáng kể.

c) Đọc với cây bút dẫn đường d) Đọc một lúc từng cụm 5-7 từ

Một kỹ thuật quan trọng là đọc với một cây bút dẫn đường cho ánh mắt bạn qua từng dòng chữ. Những học sinh sử dụng vật dẫn đường sẽ đọc tập trung hơn và hiệu quả hơn trong việc nắm ý.

Lý do chính khiến đa số mọi người có tốc độ đọc sách dưới tiềm năng thật sự của họ là vì ngay từ đầu họ đã nhiễm thói quen đọc từng chữ một. Khi mắt ta dừng lại và dính vào từng chữ một, tốc độ đọc của ta sẽ dừng lại ở vạch giới hạn là 240 từ một phút.

Điều mà nhiều người còn chưa nhận ra là mắt người có khả năng đọc được 5-7 từ cùng một lúc (gọi là khẩu độ mắt). Làm cách nào học sinh của chúng tôi có thể đọc với tốc độ 1500 từ một phút? Chẳng qua là chúng tôi rèn luyện các em đọc từng cụm 5-7 từ trong mỗi lần nhìn. Kết quả là tốc độ đọc của chúng ngay lập tức tăng gấp 5-7 lần.

Bước 5: Lọc Ra Thông Tin Chính

Khi đọc sách giáo khoa, học sinh phải học một kỹ năng quan trọng, đó là xác định và thu thập những từ khóa trong một đoạn văn.

Những em học kém cố đọc và ghi nhớ tất tần tật mọi thứ trong bài. Trong khi các em học giỏi biết rằng mỗi bài trong sách giáo khoa chỉ có 20% từ khóa chứa đựng thông tin cần thiết để đạt điểm mười. Vì vậy, chúng lọc và trích ra 20% những thông tin chính yếu đó, nhờ vậy mà thời gian học và ôn bài được giảm xuống đáng kể.

Liên hiệp Nga & Liên Xô cũ 1917 – 1941 Lược đồ thời gian

Bước 6: Ghi Chú Bằng Cả Não Bộ

Việc tiếp theo mà tất cả học sinh giỏi đều làm là chúng dùng cả não bộ vào việc sắp xếp các từ khóa và thông tin vào bảng ghi chú để ôn bài và ghi nhớ nhanh chóng. Bằng việc sử dụng cách ghi chú bằng cả não bộ (ví dụ: Sơ Đồ Tư Duy, Đồ Thị Phát Triển, Sơ Đồ Khái Niệm, v.v…), chúng tiết kiệm được nhiều thời gian ôn bài và ghi nhớ bài (nhờ vào việc dùng cả hai bán cầu não). Trong thực tế, kết quả học tập của một học sinh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ghi chú của học sinh đó.

Bước 7: Kỹ Thuật Ghi Nhớ

Lời biện minh và cũng là lời than phiền thường gặp nhất của những đứa trẻ học yếu là vì chúng có trí nhớ kém. Trong khi các em học giỏi biết rằng không có chuyện trí nhớ tốt hay kém, mà chỉ có việc trí nhớ đó có được rèn luyện hay không.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật trí nhớ siêu đẳng đã được đề cập chi tiết trong sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, học sinh có thể ghi nhớ đầy đủ và sau đó nhớ lại tất cả sự kiện và con số trong ghi chú một cách dễ dàng.

Bước 8: Ứng Dụng Kiến Thức Lý Thuyết Để Giải Các Dạng Bài Tập, Câu Hỏi

Hiếm khi nào những câu hỏi và đề thi ra giống hệt trong sách hoặc chỉ cần bê nguyên si những kiến thức trong bài học vào làm là đúng chính xác. Vì thế mới có chuyện những người học vẹt hiếm có cơ hội đạt điểm tuyệt đối. Sau khi lưu tất cả sự kiện và thông tin vào bộ nhớ, học sinh phải biết cách ứng dụng và tổng hợp những gì vừa học vào trả lời các dạng câu hỏi và giải các bài tập khác nhau thường ra trong đề thi.

Sở dĩ các em học sinh xuất sắc đạt nhiều điểm mười là bởi vì chúng biết cách ứng dụng linh hoạt kiến thức vào những dạng câu hỏi và đề bài cụ thể. Chúng cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Chúng sẽ làm quen với tất cả các dạng câu hỏi có thể ra thi (từ các đề thi cũ) và học các bước để đưa câu trả lời tốt nhất có thể.

Bước 9: Ôn Bài

Các nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ con người có khuynh hướng quên đi 80% những gì được học trong vòng 24 giờ. Các học sinh giỏi biết rằng chúng phải liên tục ôn bài từ các ghi chú bằng cả não bộ. Có như vậy kiến thức mới không bị lu mờ và có thể mở sẵn một “cổng vào” để khi cần chỉ cần nhấp vào đó, khối kiến thức sẽ được đánh thức dậy. Chúng ta làm điều đó như thế nào? Chỉ có một cách: bao giờ cũng ôn lại những gì đã học trong vòng 24 tiếng.

Bước 10: Kỹ Năng Thi

Bước cuối cùng là học và áp dụng các kỹ năng thi cử khi làm bài thi. Những người học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi, khi vào phòng thi rồi thì biết cách trình bày bài ngắn gọn, súc tích và quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất trong ngày quan trọng này.

Bạn đọc thân mến, thế là tôi đã mách bạn bí quyết giúp những học sinh đứng đầu đạt được các kết quả tuyệt đối. Như bạn đã thấy, để học tập hiệu quả đâu phải chỉ đơn giản cầm sách giáo khoa lên và đọc thuộc lòng như cháo chảy là đạt điểm cao. Cần phải thấm nhuần Mười Bước Học Tập Hiệu Quả và kiên trì áp dụng tất cả những bước đó.

9 Bí Quyết Khơi Dậy Động Cơ Làm Việc Chăm Chỉ

Hầu hết động cơ của chúng ta đều đến từ bên ngoài. Đó là khi ông chủ của bạn đưa ra một “deadline” – thời hạn bắt buộc phải hoàn thành công việc hoặc khi huấn luyện viên thể dục hét vào tai bạn, buộc bạn phải gắng sức đạt được một mục tiêu tập luyện nào đó.

Tuy nhiên, cũng đôi lúc, có những động cơ thôi thúc từ bên trong. Không cần những lời ra lệnh hay những áp lực từ bên ngoài, bạn tự nguyện làm mọi việc như những mục tiêu tự thân.

Khi động cơ đến từ bên trong cũng là lúc bạn sẽ đạt thành công dễ dàng và dễ chịu hơn. Làm thế nào để thúc đẩy bản thân làm việc một cách chăm chỉ?

2, Ngừng so sánh bản thân với người khác

Khi bạn cảm thấy dường như bạn đang tụt lại so với mục tiêu, cũng là khi bạn nhìn mọi người xung quanh và so sánh, ghen tị với những gì họ đã đạt được. Cách suy nghĩ này sẽ đánh gục sự tự tin và khả năng tiến bộ của bạn. Vậy hãy vứt bỏ sự so sánh ra khỏi đầu để tạo suy nghĩ tích cực và tự tin trên con đường vươn tới mục tiêu.

3, Hiểu rõ mục tiêu

“Hãy tìm ra lý do của bạn” – “Nếu không biết lý do tại sao mình làm vậy thì hãy tạo ra nó” – Nhà nghiên cứu Nelson Wang khuyên

Một nghiên cứu nhỏ tại 1 trường ĐH Công lập ở Mỹ cho thấy sinh viên có ý thức học hành tốt hơn khi họ thực sự được hưởng lợi từ những khoản đóng góp cho nhà trường. Nói cách khác, hãy học hỏi về những tiềm năng tác động lên nỗ lực của mỗi người, hiểu điều gì đã thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn

4. Ghi / giữ nhật ký hàng ngày

Gerard Danford – GS trường kinh doanh Harvard khám phá ra rằng việc ghi lại những tiến bộ nhỏ sẽ tạo nhiều động lực cho người lao động. Hãy tạo thói quen ghi lại những tiến bộ nhỏ mỗi ngày và thường xuyên nhìn lại, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều cảm hứng để tiếp tục chinh phục thành công

5, Nhớ lại nơi bạn bắt đầu

Khi bạn đã bắt đầu với việc ghi chép nhật ký, hãy luôn nhớ lật lại những mục, trang cách đây đã vài tuần vài tháng trước đây. Khi so sánh với hiện tại, bạn sẽ rất ra mình đang có những bước tiến lớn. Ví dụ, bạn đang học vẽ một cái gì đó như một cái ly, cây, con vật… hãy nhớ thường xuyên so sánh bản vẽ hiện tại với bạn vẽ đầu tiên sau một vài tuần, hoặc một vài tháng. Đó sẽ là những khoảnh khắc rất đáng nhớ, tạo động lực khi bạn biết mình đã tiến bộ như thế nào

6, Đừng sợ bị chỉ trích

Hãy xem xét những nguồn và quyết định người đang phê phán mình thực sự có chuyên môn, kiến thức không? Nếu bạn quyết định những lời chê trách đó có giá trị, hãy nhìn vào đó coi như là một cơ hội để cải thiện bản thân

7, Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi

Khi đã vào guồng, dường như chỉ có một chiến lược là càng làm chăm chỉ càng tốt. Tuy nhiên, việc này có thể phản tác dụng và khiến bạn kiệt sức.

Thay vào đó, bạn nên đặt ra một số thời hạn và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi. “Điều quan trọng là bạn nhận ra khi nào là đủ” – Matt Holmes – một chuyên gia tâm lý khuyên”” Hãy thiết lập một thời gian nghỉ ngơi thực tế cho bạn và thực hiện nó ít nhất một ngày trong tuần. Đừng trả lời email sau 8 giờ tôi hoặc hãy nghỉ ngơi nguyên ngày chủ nhật. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn và hiệu quả hơn khi bạn cho phép mình một ngày từ bỏ công việc”.

8, Dành thời gian với những người thông minh

Hãy dành thời gian với những người biết nhiều hơn bạn về bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ. Trò chuyện, làm việc với người thông mình, giỏi giang sẽ tạo cảm hứng và khuyến khích bạn chăm chỉ hơn tạo sự tiến bộ.

9, Tạo thói quen

Hãy biến đam mê, khát khao của bạn thành thói quen trong sinh hoạt, làm việc

“Sẽ tốt hơn nếu bạn lên lịch học tiếng Anh 2 giờ/ 1 ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Càng thường xuyên tuân thủ lịch thì sẽ tạo thành thói quen học tiếng Anh tự động. Điều này sẽ khiến việc học tiếng Anh của bạn đơn giản, dễ dàng hơn” – một chuyên gia tư vấn.

H.H (Theo BI)

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Giúp Bạn Chăm Chỉ Hơn Trong Học Tập trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!