Xem Nhiều 3/2023 #️ Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn Và Sách Cải Cách Giáo Dục # Top 10 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn Và Sách Cải Cách Giáo Dục # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn Và Sách Cải Cách Giáo Dục mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đánh vần Tiếng Việt như thế nào?

Nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể cùng con học đánh vần, cách đọc tiếng Việt lớp 1 ở nhà, VnDoc sưu tầm và tổng hợp cách đánh vần theo chương trình Giáo dục công nghệ và theo sách cải cách giáo dục để quý phụ huynh tham khảo và hướng dẫn các con. Mời các bậc phụ huynh tham khảo để hiểu hơn về Tiếng Việt lớp 1.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Bảng âm vần theo chương trình GDCN và sách cải cách giáo dục

Hiện nay song hành tồn tại 2 bộ sách Tiếng Việt: Sách cải cách giáo dục và sách công nghệ giáo dục. Cách đánh vần theo 2 bộ sách là khác nhau. Mời các bạn cùng xem 2 cách đánh vần này.

I. Bảng âm vần theo chương trình GDCN:

BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

Riêng các âm: gi; r; d đều đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau.

c; k; q đều đọc là “cờ”

Các âm:

i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it (Vẫn phá tâm như cũ)

II. Đánh vần theo sách giáo khoa cải cách giáo dục

1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái.

Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là “bê”, âm đọc là “bờ”. Để nhớ và phân biệt tên gọi và âm đọc có thể dùng câu sau:

Chữ “bê” ( b) em đọc là “bờ”

Chữ “xê” ( c) em đọc là “cờ”, chuẩn không?

Đặc biệt có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) đều đọc là “cờ”. Theo thầy Trần Mạnh Hưởng thì chữ q không gọi tên là “cu” nữa mà gọi tên là “quy”.

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 – 3 chữ cái thì các bạn nhớ bảng sau:

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của Tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, những đặc điểm loại hình này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học Học vần.

Về ngữ âm, Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết Tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết Tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

3. Cách đánh vần 1 tiếng

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, bắt buộc phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Thí dụ 1. Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a – nờ – an.

Thí dụ 2. Tiếng ám có vần “am” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a – mờ – am – sắc – ám.

Thí dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là “b”, có vần “âu” và thanh huyền. Đánh vần: bờ – âu – bâu – huyền – bầu.

Thí dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là “nh”, có vần “iêu” và thanh ngã. Đánh vần: nhờ – iêu – nhiêu – ngã – nhiễu.

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Thí dụ 5. Tiếng Nguyễn có âm đầu là “ng”, có vần “uyên” và thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê(ia) – nờ – uyên. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Thí dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần “yêng” và thanh hỏi. Vần “yêng” có âm chính “yê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần: yêng – hỏi – yểng.

Thí dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là “b”, vần là “ong” và thanh sắc. Đánh vần vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “bóng”: bờ – ong – bong – sắc – bóng.

Thí dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính “iê” và âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Thí dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – a – ca – sắc – cá.

Thí dụ 10. Phân biệt đánh vần ” da” (trong da thịt) và ” gia” (trong gia đình).

“da”: dờ -a-da.

“gia” có âm hoàn toàn như “da” nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi (đọc là di)-a-gia.

4. Video hướng dẫn cách đọc Bảng chữ cái tiếng Việt theo chương trình Cải cách giáo dục

Mời các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh và các thầy cô tham khảo bài tập và cách đánh vần cho học sinh vào lớp 1 làm tại nhà.

Chương trình giáo dục Tiếng Việt đã có sự thay đổi lớn, theo đó thì chương trình Giáo Dục Công Nghệ sẽ dạy các bé lớp 1 cách đánh vần hoàn toàn mới. Điều này sẽ khiến cho các vị phụ huynh gặp đôi chút bỡ ngỡ và không biết phải dạy con mình thế nào. Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, ngoài chuẩn bị tâm lý, các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho các bé kỹ năng kỹ năng đọc, cách đánh vần cơ bản, nét vẽ cơ bản để các em tự tin bước vào lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt. Chúc các em học tốt!

Bảng âm vần theo chương trình GDCN và sách cải cách giáo dục dành cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra, các bạn tham khảo luyện tập, củng cố các dạng bài tập Toán 1 và Tiếng Việt lớp 1 để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 1 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc chi tiết và liên tục cập nhật cho các thầy cô, các bậc phụ huynh cho con em mình ôn tập.

I. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Cánh Diều:

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Cánh Diều

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Cánh Diều

II. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Kết nối

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Kết nối

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Kết nối

III. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Chân trời

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Chân trời

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Chân trời

IV. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Cùng học

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Cùng học

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Cùng học

V. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục:

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Vì sự bình đẳng

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Vì sự bình đẳng

Bài tập cuối tuần lớp 1

Sách Cánh Diều

Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sách Chân trời sáng tạo

Cách Đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn

Chương trình giáo dục Tiếng Việt gần đây có sự thay đổi lớn, theo đó thì chương trình Giáo Dục Công Nghệ sẽ dạy các bé lớp 1 cách đánh vần hoàn toàn mới. Điều này sẽ khiến cho các vị phụ huynh gặp đôi chút bỡ ngỡ và không biết phải dạy con mình thế nào. Tuy nhiên, được biết, đây là cách đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục, hiện cách đánh vần này đang được áp dụng, triển khai ở 49 tỉnh thành trên cả nước. Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, ngoài chuẩn bị tâm lý, các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho các bé kỹ năng kỹ năng đọc, cách đánh vần cơ bản, nét vẽ cơ bản để các em tự tin bước vào lớp 1. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bảng âm vần theo chương trình GDCN và VNEN là tài liệu cực kỳ hữu ích cho các bậc phụ huynh dạy trẻ đánh vần tiếng Việt tại nhà, phù hợp cho cả các bé chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt.

Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:

– Âm là Vật thật, là âm thanh. – Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1:1 giữa âm và chữ. – Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, 1, m,…)

– Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.

Ví dụ: Âm /ngờ được ghi bằng 2 chữ :ng và ngh (ngờ kép)

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ : c (cờ), k (ca) và q (cu) Âm /ia được ghi bằng 4 chữ: iễ, ia, yế, ya

Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục

– Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ

Ví dụ: ca : /cờ/ – /a/ – ca/

ke : /cờl – /e/ – /ke/

quê : /cờ/ – /uê/ – /quê/

Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e, lê, i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u

– Đánh vần theo cơ chế 2 bước :

+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)

Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/

+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)

Ví dụ: bà: /bal – huyền – bà Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

Lưu ý: Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại:

Cách 1.

– Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.

– Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ – a – ba → ba – huyền – bà.

Cách 2.

Đưa tiếng bày vào mô hình phân tích tiếng:

Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ – a – ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà.

Một số ví dụ cụ thể

Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu – phần vần – phần thanh.

Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – Âm chính – Âm cuối. Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:

– Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,…

– Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…

– Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…

– Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,…

Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.

VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y

ý: /y/ – sắc – /ý/

VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:

Che: /chờ/ – /e/ – /che/

Chẻ: /che/ – hỏi – /che/

VD3. Tiếng có âm đệm – âm chính:

Uy:/u/ – /y/ – /uy/

Uỷ :/uy/ – hỏi – /uỷ/

VD4. Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:

Hoa : /hờ/ – /oa/ – /hoa/

Quy /cờ/ – /uy/ – /quy/

Quý :/quy/ – sắc – /quý/

VD5. Tiếng có âm chính – âm cuối:

Em: /e/ – /mờ/ – /em/

Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/

Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/

VD6. Tiếng có âm đầu – âm chính – âm cuối:

Sang :/sờ/ – /ang/ – /sang/

Sáng: /sang/ – sắc – /sáng/

Mát : /mát/ – sắc – /mát/

VD7. Tiếng có âm đệm – âm chính – âm cuối:

Oan: /o/ – /an/ – /oan/

Uyên: /u/ – /iên/ – /uyên/

Uyển: /uyên/ – hỏi – /uyển/

VD8. Tiếng có đủ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối:

Quang: /cờ – /oang/ – /quang/

Quảng: /quang/ – hỏi – /quảng/

2. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ

– Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d

– Các chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q

Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm:

i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

3. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN

– Các âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các âm đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau: gi; r; d

– Các âm đọc là “cờ: c; k; q

Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:

oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chương Trình Học Phát Âm Tiếng Anh Theo Bảng Ipa

Phát âm là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tiếng Anh giao tiếp. Tuy nhiên, học cách phát âm tiếng Anh chuẩn bản ngữ lại là một điều không hề dễ dàng đối với bạn học, nhất là những người mới bắt đầu. Đến với bài viết này, ELSA Speak sẽ giới thiệu bạn chương trình học phát âm tiếng Anh chuẩn giọng Mỹ cho người mới bắt đầu học tiếng Anh. Khám phá ngay!

Chương trình học phát âm tiếng Anh theo IPA

Bắt đầu với chương trình học phát âm tiếng Anh theo IPA, đều đầu tiên bạn cần nắm vững là hệ thống nguyên âm và phụ âm. Theo bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế (IPA), có tổng cộng 44 âm chính bao gồm 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).

Phân biệt nguyên âm và phụ âm

Nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng các phụ âm để tạo thành từ (trên mặt chữ) và tiếng (phát âm)

Khi đọc nguyên âm, bạn cần cử động lưỡi, môi và lấy hơi đủ từ thanh quản để phát âm được chuẩn xác nhất.

Phụ âm

Về mặt chữ, nguyên âm được nhận biết bằng 5 chữ cái là a,o, i, u, e và thêm 2 bán nguyên âm y,w. Tuy nhiên, đối với chương trình học phát âm tiếng Anh theo IPA, có 20 nguyên âm bạn cần nắm rõ như sau: /ɪ/, /i:/, /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/.

Lưu ý:

Theo chương trình học phát âm tiếng Anh chuẩn IPA, phụ âm (consonant sounds) là những âm khi nói thường phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi và sẽ gặp một số cản trở như: lưỡi cong chạm môi, răng và môi va chạm,.v.v..

Về mặt chữ, phụ âm là những chữ cái còn lại trừ nguyên âm. Và có 24 phụ âm chính là: /p/, /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/. Một lưu ý rằng, phụ âm không được sử dụng một cách riêng lẻ. Các phụ âm phải đi cùng với nguyên âm để tạo thành từ, lúc đó mới phát ra thành tiếng trong lời nói hàng ngày.

Thế nào là âm vô thanh? Âm hữu thanh

Theođịnh nghĩa của chương trình học phát âm tiếng Anh chuẩn IPA, phụ âm vô thanh là những âm sẽ không làm rung dây thanh quản khi bạn phát âm. Có 9 phụ âm vô thanh chủ yếu là: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/, /s/, /∫/, /t∫/, /h/

Bởi những phụ âm này được cấu tạo từ các luồng không khí trong khoang miệng mà không phải là luồng hơi phát ra từ cổ họng. Thế nên, phụ âm vô thanh được ví như những tiếng động nhẹ, chẳng hạn: tiếng gió, tiếng xì xì, tiếng bật.

Khác với âm vô thanh, các phụ âm hữu thanh được cấu tạo theo cấu trúc âm thanh được phát ra từ cổ họng, qua lưỡi, răng sau đó bật ra ngoài. Do đó, khi phát âm, bạn sẽ cảm nhận được sự rung chuyển của dây thanh quản trong cổ mình.

Có 15 phụ âm hữu thanh trên tổng số 24 phụ âm được liệt kê trong chương trình học phát âm tiếng Anh như sau : /b/, /d/, /g/, /v/, /δ/, /z/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/.

Lưu ý: Để xác định âm bất kỳ là phụ âm vô thanh hay hữu thanh một cách dễ dàng, bạn chỉ cần đặt tay lên cổ họng và cảm nhận độ rung của dây thanh quản khi phát âm. Nếu cổ họng rung, đó là âm hữu thanh, nếu cổ họng không rung là âm vô thanh.

Các bước học phát âm tiếng Anh

Trong quá trình học phát âm tiếng Anh và giao tiếp, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lúng túng và dễ nhầm lẫn khi phân biệt về nguyên âm, phụ âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.

Hiểu được nỗi lo lắng bạn học tiếng Anh thường gặp phải, ELSA sẽ giúp bạn phân biệt 17 bộ âm “siêu hiệu quả” trong chương trình học phát âm tiếng Anh này:

Cụ thể:

Thật vậy, một khi nắm chắc 17 bộ âm trên, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về đặc tính của mỗi âm tiết. Từ đó, việc phát âm chuẩn tiếng Anh không còn là vấn đề khó khăn đối với bạn.

Chuẩn Bị Gì Cho Lớp 1 Theo Chương Trình Giáo Dục Mới?

Theo ông Thái Văn Tài – quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), trong các năm gần đây bậc tiểu học đã thử nghiệm hoặc triển khai đại trà nhiều nội dung mới gần với hướng phát triển của chương trình giáo dục phổ thông sắp thực hiện.

Tất cả những thành quả đã đạt được sẽ được tiếp thu, điều chỉnh khi triển khai chương trình mới vào năm học sau.

Tiếp thu thành quả các chương trình đã thực hiện

Chương trình giáo dục tiểu học hiện hành chỉ thiết kế cho học 1 buổi/ngày nhưng Bộ GD-ĐT đã trao quyền cho các địa phương, các trường trong việc chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, trong đó những trường đủ điều kiện linh hoạt sắp xếp nội dung chương trình hiện hành để dạy 2 buổi/ngày. Nhờ đó mà hiện có trên 80% học sinh tiểu học cả nước học 2 buổi/ngày, chất lượng giáo dục có chuyển biến tốt hơn so với học 1 buổi/ngày.

Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng được thiết kế theo hướng mở và trao quyền cho nhà trường, giáo viên nhiều hơn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng thúc đẩy các địa phương đặt ra các mục tiêu trong việc xây dựng trường, lớp học hướng tới việc dạy học 2 buổi/ngày.

Trong chương trình hiện hành đã triển khai từ thí điểm đến thực hiện trên diện rộng việc áp dụng các mô hình, phương pháp dạy học tích cực.

Đơn cử như mô hình trường học mới VNEN, phương pháp dạy học mỹ thuật tiếp cận năng lực học sinh, phương pháp dạy học bàn tay nặn bột, dạy học theo tài liệu công nghệ tiếng Việt 1… Việc triển khai các mô hình, phương pháp dạy học tích cực trên là có tài liệu dạy học đi kèm, giáo viên được làm quen, rèn luyện với các phương pháp dạy học tích cực.

“Giáo viên từng tham gia thực hiện các chương trình trên đã có phương pháp, kỹ năng để tiếp cận với chương trình mới không bị lúng túng” – ông Tài nhận định.

Một trong những điểm mới đáng chú ý ở bậc giáo dục tiểu học các năm qua là việc triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 và thông tư 22. Bộ GD-ĐT đang giao cho một nhóm nghiên cứu đánh giá thực trạng trên cơ sở thực tiễn ở 600 trường tiểu học.

Từ việc đánh giá thực trạng, bộ sẽ phân tích dữ liệu để xác định một khung đánh giá, xây dựng một công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu của chương trình mới là phát triển năng lực, phẩm chất người học.

“Tinh thần chung của thông tư 22 là đánh giá học sinh theo quá trình học tập, ghi nhận, khích lệ sự tiến bộ của học sinh. Điều này đúng với mục tiêu dạy học phát triển năng lực phẩm chất học sinh của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuy nhiên, việc đổi mới đánh giá trước đây là bám vào chương trình hiện hành. Vì thế chúng tôi sẽ có những điều chỉnh về kỹ thuật để phù hợp với chương trình mới” – ông Tài chia sẻ thêm.

Củng cố trường lớp, giáo viên; biên soạn sách giáo khoa

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, đội ngũ giáo viên, trường, lớp học đáp ứng yêu cầu của chương trình sắp triển khai, kể cả giáo viên ở các môn học mới còn có những khó khăn. Hiện tại tỉ lệ giáo viên trên cả nước đạt 1,4 giáo viên/lớp, trong khi theo quy định là 1,5 giáo viên/lớp. Trong số này có 85% giáo viên diện biên chế.

Để bổ sung đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, Bộ GD-ĐT đã đề nghị các địa phương báo cáo thực trạng và từng bước có kế hoạch bổ sung giáo viên còn thiếu.

Về kế hoạch tập huấn giáo viên, Bộ GD-ĐT đã triển khai việc tập huấn chương trình giáo dục mới, trong đó ưu tiên trước đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và giáo viên dạy lớp 1. Sau khi các địa phương lựa chọn sách giáo khoa áp dụng cho chương trình giáo dục mới, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương kết hợp với các nhà xuất bản tổ chức cho 100% giáo viên tập huấn sử dụng sách giáo khoa.

Với chủ trương dồn dịch các điểm trường trong năm học này, theo ông Thái Văn Tài, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu khi sáp nhập điểm trường nhỏ về trường chính phải đảm bảo đầu tư đầy đủ các phòng chức năng phục vụ dạy học, có sân chơi, sân tập thể dục, thư viện… Trong đó, các trường sáp nhập liên cấp (tiểu học, THCS) phải bố trí khu học tập riêng biệt do đặc thù việc tổ chức dạy học hai cấp học khác nhau.

Về tiến độ biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, hiện đã có 5 bộ sách lớp 1 đang được gửi đến Bộ GD-ĐT và hội đồng thẩm định sách giáo khoa quốc gia đang làm việc, kết quả dự kiến công bố trong tháng 9-2019. Cùng với đó, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư hướng dẫn các địa phương chọn sách giáo khoa. Trước năm học 2020-2021 sẽ có đủ sách giáo khoa cho lớp 1.

Giảm áp lực cho giáo viên

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường tiếp cận dần với hướng xây dựng các nhà trường tự chủ trong kế hoạch giáo dục, ứng dụng công nghệ trong quản trị trường học, sắp xếp lao động hợp lý nhằm tạo một môi trường sư phạm dân chủ hơn, khích lệ sáng tạo của thầy, cô giáo.

Ngoài ra, chú ý đến việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên được loại bỏ những áp lực không cần thiết như bỏ tất cả các cuộc thi mang tính phong trào, chạy theo thành tích thi đua; rà soát, loại bỏ bớt những quy định về sổ sách cứng nhắc, gây áp lực mệt mỏi, nặng nề cho giáo viên.

Theo TS Thái Văn Tài, Bộ GD-ĐT cũng sẽ có một loạt văn bản ban hành trong năm 2019 nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới: hướng dẫn chung triển khai chương trình giáo dục mới, hướng dẫn dạy học đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021, hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục của địa phương, hướng dẫn triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn triển khai dạy học môn tiếng Anh, tin học theo chương trình mới…

Bắt đầu thẩm định sách giáo khoa lớp 1

TTO – Để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 vào năm học 2020-2021, hội đồng thẩm định sách giáo khoa sẽ làm việc tập trung từ giữa tháng 7 để đánh giá những bản thảo đã gửi thẩm định trong đợt đầu tiên.

Bạn đang xem bài viết Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn Và Sách Cải Cách Giáo Dục trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!