Xem Nhiều 3/2023 #️ Ai Là Nhà Văn Nổi Tiếng Nhất Nhật Bản? # Top 4 Trend | Lienminhchienthan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ai Là Nhà Văn Nổi Tiếng Nhất Nhật Bản? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ai Là Nhà Văn Nổi Tiếng Nhất Nhật Bản? mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ai là nhà văn nổi tiếng nhất Nhật Bản trong một ngàn năm (1000-2000)? Để trả lời câu hỏi này, báo Ashahi, một tờ báo lớn, có uy tín của Nhật đã tiến hành một cuộc điều tra thu thập ý kiến của 20.569 độc giả để chọn ra mười nhà văn Nhật nổi tiếng nhất. Kết quả cuộc điều tra được công bố trên số báo ra ngày 26/9/2000 như sau:

Nhà văn Natsume Soseki

Natsume Soseki

2.Murashaki Shikibu

3.Shibaryo Taro

4.Miyazawa Kenji

5.Akutagawa Ryunosuke

6.Matsuo Basho

7.Dazai Osamu

8.Matsumoto Seicho

9.Kawabata Yasunari

10.Mishima Yukio

Nhà văn Natsume Soseki đứng đầu bảng với 3516 phiếu. Ông sinh năm 1867 tại Tokyo . Năm 1890、 ông vào học đại học Tokyo. Sau khi tốt nghiệp trường đại học danh tiếng này, ông dạy tiếng Anh cho một số trường như : Kumamoto, Matsuyama… Năm 1900 , ông sang Anh du học. Năm 1903, ông trở về giảng dạy văn học Anh tại đại học Tokyo. Năm 1905 ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên và trở nên nổi tiếng. Năm 1907, ông nghỉ giảng day và trở thành nhà viết tiểu thuyết chuyên nghiệp. Do say mê làm việc, ông thường xuyên đau ốm. Năm 1916 ông qua đời, thọ 49 tuổi. Các tác phẩm của ông đã được đông đảo người đọc trong nước mến mộ và giới phê bình đánh giá cao. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Anh như : I am a cat (tạm dịch : Tôi là mèo), Grass on the wayside ( tạm dịch : Cỏ ven đường), Light and darkness ( Ánh sáng và bóng tối), Grass Pillow ( Gối cỏ), The Gate (Cánh cửa), Kokoro (Trái tim-tên bản dịch tiếng Anh để nguyên như nguyên tác), And Then ( Và sau đó), The Wayfarer ( người bộ hành),…. Năm 1984, chân dung ông được in lên tờ giấy bạc mệnh giá 1000 yên của Nhật.

Người đứng thứ hai là nhà văn Murashaki Shikibu(3157 phiếu). Vị trí thứ ba thuộc về nhà văn Shibaryo Taro (1472 phiếu). Xếp cuối bảng là nhà văn Mijima Yukio. Trong số 10 nhà văn nổi tiếng nhất nói trên thì Murashaki Shikibu là nhà văn “xưa ” nhất và là nhà văn nữ duy nhất. Nhà văn Kawabata, người từng đoạt giải Nobel chỉ giành được vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.

Nguyễn Quốc Vương

Những Nhà Văn Nhật Bản Nổi Bật Của Thế Kỷ Xx

Đất nước Nhật Bản, bởi đặc thù về vị trí địa lý và lịch sử (không bị xâm lược, tiếp xúc với nhiều dòng chảy văn hóa,…) nên văn học rất phát triển và có những điểm rất độc đáo, đặc biệt, đậm đà bản sắc con người Nhật. Có thể nói, văn học Nhật là một nền văn học lớn và các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt luôn nhận được sự đồng cảm của độc giả Việt Nam bởi sự tương đồng về văn hóa Á Đông.

Cùng điểm qua những nhà văn Nhật Bản nổi bật thế kỷ XX:

Yukio Mishima

Ông được đánh giá là một trong những tác giả quan trọng nhất trong nền văn học Nhật Bản thế kỉ 20. Ông sở hữu khối lượng trước tác khổng lồ, gồm 40 tiểu thuyết, 20 truyện ngắn và hàng chục vở kịch. Mishima từng được xem là ứng viên nặng kí cho giải thưởng Nobel Văn học. Sáng tác nổi bật của ông có Kim Các tự (1956), bộ tứ tác phẩm Bể phong nhiêu (1965-1970), Khao khát yêu đương (1950), Người thủy thủ bị biển khước từ (1963), Chết giữa mùa hè cùng nhiều truyện ngắn khác(1966)

Ông sinh năm 1925, trong một gia đình quyền quý phục vụ cho chính phủ. Phụ thân của ông phản đối kịch liệt việc ông tối ngày đèn sách viết lách, khiến Mishima phải thay tên đổi họ dưới mỗi bài viết. Ông được miễn tham gia thế chiến II, điều này khiến ông vô cùng day dứt vì đã không đem mạng sống của mình ra phụng sự cho Tổ quốc. Sau này Mishima chịu ảnh rất lớn của chủ nghĩa trung quân ái quốc truyền thống và tinh thần bushido – võ sĩ đạo Nhật Bản. Năm 1968, ông thành lập tổ chức Tate no Kai (tạm dịch: Hội phòng vệ), tập hơn gần 100 thanh niên trai tráng giương cao ngọn cờ chấn hưng tinh thần võ sĩ đạo và bảo vệ Thiên hoàng. Năm 1970, ông xúi giục binh sĩ tiến hành chính biến, nhưng thất bại, ông đã tự sát bằng chính nghi thức seppuku (mổ bụng tự sát) mà một võ sĩ samurai vẫn thường làm khi tuẫn tiết theo chủ. Cái chết của Mishima đã tạo nên cơn chấn động trên khắp Nhật Bản cũng như thế giới. Người ta chê trách ông sa đà vào chủ nghĩa dân tộc nhưng cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Mishima trong văn chương, các sáng tác của ông đến nay vẫn được xem như mẫu mực cho văn học Nhật Bản.

Natsume Soseki

Ông là một trong những cây bút chủ soái của văn chương tâm lí cao sang (yoyuha, Dư Dụ phái) trên văn đàn Nhật Bản thế kỉ XX. Ông cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke được xem là ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản, có đóng góp vào sự phát triển của nước Nhật. Thế nên hình ảnh của Natsume Soseki được lựa chọn để in lên tiền giấy mệnh giá 1000 yên Nhật từ năm 1984 đến 2004.

Soseki sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nhưng ông vẫn nỗ lực thi đỗ vào khoa Anh ngữ của trường Đại học Đế quốc Tokyo. Suốt trong những năm tháng học Đại học, ông đều chăm chỉ học tập và giành được học bổng liên tục. Sau đó ông được gửi đi du học ở Anh bằng học bổng chính phủ, tuy nhiên ông vẫn phải sống tằn tiện. Năm 1905 ông cho ra mắt cuốn Tôi là con mèo, tiếp sau đó là Botchan, Nỗi lòng, Sanshiro…

Hầu hết người dân Nhật Bản sẽ phải đọc một cuốn tiểu thuyết của Natsume Soseki ít nhất một lần trong đời. Văn chương của Soseki là chìa khóa cho sự hiểu biết về lịch sử Nhật Bản cận-hiện đại; các tác phẩm của ông nắm bắt được thời kì Minh Trị. Natsume Soseki thể hiện cái nhìn phi thường, sâu sắc vào một Nhật Bản đang trở mình hiện đại hóa nhanh chóng, một Nhật Bản bối rối trước những biến động không ngừng dưới ánh sáng của văn minh phương Tây.

Tanizaki Junichiro

Tanizaki Jun’ichiro là một thiên tài văn chương Nhật với một văn nghiệp đồ sộ. Ông là người kể chuyện có duyên nhất trong những cây bút tiền chiến. Ông là một trong sáu tác giả trong danh sách cuối cùng cho giải Nobel Văn học năm 1964, năm trước khi ông qua đời.

Hầu hết các tác phẩm của ông chủ yếu khai thác mảng để tài hiện thực cảnh sống hoan lạc, đồi phế của xã hội cũ đang suy tàn và miền sâu phong kín của địa ngục nội tâm con người muôn thuở.

Là người sùng bái phụ nữ và sắc đẹp nhưng cái đẹp trong văn của Tanizaki lại nhuốm mùi chủ nghĩa tự nhiên. Những mỹ nhân trong văn ông lộng lẫy và được tôn thờ như nữ thần, nhưng vẻ đẹp, sự hấp dẫn của họ lại hoàn toàn đậm chất trần tục.

Nghiên cứu tâm thần học, Tanizaki dám và có thể khắc họa hoàn toàn chính xác nhưng cũng không kém phần tài tình, uyển chuyển những xu hướng tính dục được coi là lệch chuẩn như đồng tính, bạo dâm, khổ dâm, ái vật, ái thú… Những “lệch lạc” mà người ta hay gọi này, qua ngòi bút thần diệu của Tanizaki, không phải là một thứ gì đáng ghê tởm cùng cực mà lại có sức hút khó lòng chối từ, tựa như loài cây nắp ấm tỏa hương thơm ngào ngạt khiến con mồi sa ngã. Những sáng tác đặc trưng của ông gồm có Chữ Vạn, Nàng Shunkin, Hai cuốn nhật kí, Tình khờ, Mong manh hoa tuyết, Nhật kí già si…

Dazai Osamu

Dazai Osamu được xem là một trong những nhà văn hiện đại của Nhật Bản có tác phẩm được dịch ra ở phương Tây sớm nhất kể từ sau Thế chiến II. Những tác phẩm của ông phản ánh vô cùng chân thực tâm thức của người dân Nhật Bản sau chiến tranh, nỗi niềm hoang hoải về một thời quá vãng, cũng như tâm thức tuyệt vọng, sụp đổ niềm tin vào một đế chế vẫn luôn tự hào là hậu duệ thần Mặt trời. Dazai như bị cái chết cám dỗ, đã năm lần tự sát và lần cuối cùng, sau khi Tà dương ra mắt, ông cùng người tình Tomie, trẫm mình xuống hồ nước ngọt gần sông Tamagawa, kết thúc một cuộc đời tài hoa.

Dazai dùng lối viết giản dị như câu nói thường ngày. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đều dựa vào những sự việc xảy ra trong cuộc đời mình nên ông được xếp vào tự truyện. Tác phẩm của Dazai hàm chứa nỗi bi quan sâu đậm, điều không có gì lạ ở một người nhiều lần thực hiện hành vi tự tử. Các nhân vật tiểu thuyết của ông cũng quan niệm chuyện tự tử như cách duy nhất để thay thế cho đời sống Địa ngục của họ, nhưng thường thất bại trong việc tự tử chính vì thái độ khinh bạc đối với sự sống hay chết. Những sáng tác đặc trưng của ông có thể kể đến Thất lạc cõi người, Tà dương, Chiếc hộp Pandora.

Mori Ogai

Ông là một bác sĩ, một dịch giả, nhà viết tiểu thuyết và là một nhà thơ Nhật Bản. Ông sinh ra trong một gia đình đời đời làm nghề thầy thuốc cho lãnh chúa, lớn lên theo truyền thống đó, vào Đại học Đế quốc Tokyo học y khoa. Ông tốt nghiệp năm 1881 và trở thành quân y của lục quân. Là một tác giả, Mori được coi là một nhà văn hàng đầu thời kì Minh Trị với những tác phẩm lừng danh như Nàng vũ công miêu tả mối quan hệ giữa một người đàn ông Nhật và một phụ nữ Đức, mang màu sắc khai sáng khuynh hướng lãng mạn trong văn học Nhật Bản thời cận đại, Nhạn (1911-1913), Truyện người ca kĩ, Người đưa thư…

Nguồn: group Trạm Review Sách

Chia sẻ bài viết

Các Trường Đại Học Nổi Tiếng Nhất Của Nhật Bản

Thời gian đăng: 26/12/2014 13:26

2. Kyoto University Là trường đại học lâu đời thứ hai của Nhật Bản, Trường đại học Kyoto đã từng có 6 người đạt giải Nobels. Kyoto là một thành phố cổ kính, đã từng là thủ phủ của nước Nhật bản xưa với hàng ngàn những ngôi chùa và đền thờ. Đây thực sự là một khu đại học tuyệt vời. 3. Osaka University Đại học Osaka đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Thế mạnh của trường là đào tạo các chuyên ngành về Luật, khoa học công nghệ và dược. 4. Keio University Keio là trường đại học tư thục lâu đời nhất Nhật bản, thành lập năm 1858. Đây là một trường có truyền thống, ba thủ tướng Nhật Bản đã từng là cựu sinh viên của trường này.Hiện nay, 2,4% giám đốc điều hành ở của Fortune 500 toàn cầu từng là cựu sinh viên của trường. Ở Nhật Bản, Keio là một trường đại học danh tiếng, nhưng trên bảng xếp hạng thế giới nó chỉ đứng thứ 320 (2012). 5. Tokyo Institute of Technology Viện công nghệ Tokyo đứng thứ 37 trong bảng xếp hạng các trường đào tạo kỹ thuật và công nghệ. Là trường đào tạo công nghệ hàng đầu ở Nhật bản.

6. Tohuku University Tohoku được đánh giá là 1 trong 50 trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ba tiêu chí đào tạo cốt lõi của trường là: ưu tiên nghiên cứu, chính sách mở cửa và thực hành nghiên cứu giáo dục định hướng. 7. Nagoya University Giá trị cốt lõi của đại học Nagoya là thúc đẩy trí thức với long can đảm bằng việc cung cấp một nền giáo dục coi trọng những suy nghĩ độc lập. Có 4 cựu sinh viên của trường đã đoạt giải Nobel là thành tích nổi bặt mà đại học Nagoya đã đạt được. Trường đại học Nagoya duy trì một môi trường quốc tế trong sạch. Hiện tại, 13% sinh viên đại học đang theo học tại trường là sinh viên quốc tế. 8. Tsukuba University Đại học Tsukuba là một trong những trường đại học lâu đời nhất tại Nhât Bản (1872). Với truyền thống học tập xuất sắc, trường đã lọt vào top 10 các trường đại học danh tiếng của Nhật Bản. Tsukuba được xếp hạng thư 172 trên thế giới. trường có 3 cựu sinh viên đã từng đạt giải Nobel, đây cũng là trường đại học có diện tích lớn nhất Nhật Bản (656 mẫu Anh ~ 3000m2)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Giáo Viên Tiếng Việt: Họ Là Ai?

Trong bài “Cuối tuần: ngày của tiếng Việt”, tôi đã mô tả hình ảnh các lớp tiếng Việt ở thành phố Melbourne, Úc vào các ngày Thứ Bảy và Chủ nhật, lúc trên 10 ngàn học sinh Việt Nam, từ mẫu giáo đến lớp 12, ríu rít đến trường để học nói, học đọc và học viết tiếng Việt. Các học sinh ấy, cũng như vô số học sinh Việt Nam khác ở khắp nơi trên thế giới, là con em của chúng ta nên chúng ta dễ dàng hình dung các em như thế nào. Nhưng còn những người đang đứng dạy trong các lớp tiếng Việt ấy thì sao? Họ là ai?

Những người ấy là ai?

Không phải ai trong chúng ta cũng đều biết câu trả lời. Ngay cả các bậc phụ huynh có con em đang học tiếng Việt cũng chưa chắc đã biết. Có nhiều lý do lắm. Thứ nhất, phần lớn các bậc phụ huynh, vào mỗi sáng Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật chỉ thả con xuống sân trường rồi phóng xe về nhà hoặc đi chợ; sau đó, đến trưa mới đến đón về. Quan hệ giữa thầy cô và phụ huynh không phải lúc nào cũng gần gũi và thân mật. Thứ hai, hầu hết các thầy cô giáo tiếng Việt đều… không chuyên nghiệp. Họ dạy tiếng Việt một hay hai ngày cuối tuần. Những ngày còn lại, họ làm những nghề khác để kiếm sống. Bởi vậy, có thể nói chân dung của các thầy cô giáo tiếng Việt rất đa dạng; và vì quá đa dạng nên trở thành mơ hồ, thậm chí, bí ẩn.

Ở Việt Nam, nói đến thầy cô giáo, chúng ta có thể hình dung ra ngay họ là ai. Phần lớn họ đều tốt nghiệp từ các trường Sư phạm, hoặc là Cao đẳng Sư phạm (nếu dạy cấp 1 và cấp 2) hoặc là Đại học Sư phạm (nếu dạy cấp 3). Bằng cấp giống nhau, mức lương của các thầy cô giáo cùng cấp cũng giống nhau. Mức độ giàu nghèo giữa các thầy cô giáo cùng cấp, do đó, thường không quá lớn. Quần áo họ mặc có rất nhiều nét chung: giản dị và sạch sẽ.

Còn các thầy cô giáo tiếng Việt tại Úc? Qua việc tìm hiểu sơ bộ của chúng tôi từ việc tiếp xúc với các trung tâm Việt ngữ ở Melbourne, bằng cấp và ngành học của các thầy cô giáo tiếng Việt rất phức tạp. Không phải ai cũng học xong đại học. Với những người đã tốt nghiệp, nơi xuất thân của họ rất khác nhau: có người có bằng ở Việt Nam; có người có bằng ở Úc; có người có bằng cấp ở cả hai nơi. Ngành học của họ cũng khác nhau nữa: người này thì có bằng cử nhân computer, người nọ thì có bằng cử nhân kỹ sư, người kia thì có bằng cử nhân thương mại, v.v…

Rất ít người hiện là thầy cô giáo toàn thời. Phần lớn chỉ dạy tiếng Việt vào hai ngày cuối tuần. Những ngày còn lại, họ làm gì? Cũng không có câu trả lời chung nhất. Có người làm trong các công ty kỹ thuật hay thương mại của Úc. Có người làm việc ở nhà trẻ. Có người là thư ký ở các phòng mạch, các văn phòng luật sư, các văn phòng kế toán. Có người may vá ở nhà. Cũng có người thất nghiệp, chỉ ở nhà chăm sóc con cái, cuối tuần đi dạy kiếm thêm ít tiền thu nhập.

Điểm chung là hầu hết đều yêu tiếng Việt và yêu nghề dạy học. Chuyện trò với các thầy cô giáo tiếng Việt, tôi nhận thấy họ đều nói về nghề dạy học một cách vô cùng tha thiết. Họ đều muốn thế hệ trẻ duy trì tiếng Việt. Nhiều người xem đó như một sứ mệnh thiêng liêng. Bởi vậy, họ thường chấp nhận khá nhiều vất vả để theo đuổi việc dạy học.

Những người ngoài nghề thường tưởng dạy học là một công việc nhàn hạ. Sự thật không phải như vậy đâu. Ngoài thì giờ đứng lớp, bất cứ giáo viên nào cũng mất rất nhiều thì giờ cho công việc chuẩn bị bài vở (bao gồm bài giảng và bài tập), cho công việc chấm bài, việc họp hành trong trường và việc…tu nghiệp.

Theo quy định của Bộ Giáo dục Úc, bất cứ thầy cô giáo tiếng Việt nào cũng cần phải tham dự các khoá tu nghiệp về phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Quy định như vậy là điều hợp lý. Bởi không phải người nào giỏi tiếng Việt cũng đều có thể dạy được tiếng Việt. Dạy học cần có những thứ kỹ năng khác. Dạy tiếng Việt tại Úc cũng như ở các quốc gia khác ở hải ngoại không giống dạy tiếng Việt ở Việt Nam. Nhiều người thường tự hào: ở Việt Nam, tôi đã từng dạy học, dạy môn Văn đàng hoàng; qua đây, tôi thừa sức dạy tiếng Việt. Sự thật không phải vậy. Không ít các thầy cô giáo dạy Văn từ Việt Nam sang thất bại thảm hại. Điều kiện xã hội và văn hoá khác nhau, trình độ học sinh khác nhau, phương pháp giảng dạy cũng khác hẳn nhau. Ở Việt Nam, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ thứ nhất. Tại Úc, tiếng Việt bị biến thành ngôn ngữ thứ hai, sau tiếng Anh; và là một thứ ngôn ngữ cộng đồng với một phạm vi sử dụng giới hạn: trong gia đình và với một số đồng hương ít ỏi.

Chính vì vậy, việc tu nghiệp phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai là một nhu cầu cấp thiết. Công việc tu nghiệp ấy thường được Bộ Giáo dục nhờ các Khoa ngôn ngữ ở các trường đại học đảm nhiệm. Ví dụ tại Melbourne, các trường Victoria University, Monash, La Trobe và RMIT thường được giao phó cho công việc này. Trường Monash đào tạo các giáo viên ngôn ngữ nói chung; trường RMIT chuyên đào tạo các giáo viên tiếng Hoa; trường La Trobe đào tạo các giáo viên tiếng Hy Lạp; còn trường Victoria University đào tạo các giáo viên tiếng Việt. (Ban Việt Học trường Victoria University cũng thường được mời tổ chức các khoá tu nghiệp sư phạm cho giáo viên ở các tiểu bang khác.)

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bạn đang xem bài viết Ai Là Nhà Văn Nổi Tiếng Nhất Nhật Bản? trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!