Cập nhật thông tin chi tiết về 9X Thái Lan Tốt Nghiệp Thủ Khoa Đh Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nói và viết tiếng Việt thành thạo, học giỏi, gương mặt sáng là những ấn tượng Lalitpat Kerdkrung, thủ khoa đầu ra ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội 2019, để lại cho mọi người.
Điểm trung bình tích lũy 3,92/4, sinh viên xuất sắc 4 năm học, tốt nghiệp thủ khoa ngành Việt Nam học cũng như toàn khóa 2015-2019 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đó là những thành tích không dễ dàng đạt được, ngay cả với sinh viên Việt Nam. Thế nhưng, Lalitpat Kerdkrung (24 tuổi, đến từ Thái Lan) lại có được kết quả đó.
Học tiếng Việt chỉ 3 tháng trước khi qua Việt Nam du học, thành quả này là “trái ngọt” cho những nỗ lực, cố gắng của cô gái đến từ xứ chùa vàng.
Thích Việt Nam từ khi học cấp 3
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là câu nói nhiều người vẫn thường dùng để ám chỉ độ “khó nhằn” của tiếng Việt.
Bởi vậy, việc cô gái người Thái Lan Lalitpat Kerdkrung nói tốt tiếng Việt, sang Việt Nam du học, thậm chí tốt nghiệp thủ khoa đang khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Chia sẻ với chúng tôi về lý do tới Việt Nam du học, Lalitpat cho biết: “Hồi cấp ba, mình được học môn Địa lý, Lịch sử của các nước Đông Nam Á. Mình bất ngờ trước sự hồi phục và phát triển nhanh chóng chỉ vài chục năm sau chiến tranh của Việt Nam. Từ đó, mình đặt mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về đất nước các bạn”.
Sau đó, khi biết thông tin chính phủ Thái Lan cấp học bổng du học tại một số nước, trong đó có Việt Nam, Lalitpat thử sức và giành được học bổng toàn phần.
Cùng thời điểm đó, cô biết tin mình trúng tuyển vào một trong những trường đại học tốt nhất của Thái Lan. Bởi vậy, gia đình Lalitpat tỏ ra khó hiểu trước quyết định du học của con gái.
“Mình muốn là một người Thái có hiểu biết thật rõ về Việt Nam để sau này có thể làm cầu nối giữa hai quốc gia”, cô gái 24 tuổi nói.
Với những gì bản thân được trải nghiệm và học tập tại Việt Nam, cô muốn chia sẻ lại hình ảnh, văn hóa của nơi này đến người dân, đặc biệt là giới trẻ Thái Lan.
“Mình hy vọng những gì mình cố gắng làm từ bây giờ, dù rất nhỏ bé nhưng dần dần sẽ góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”, cô nói.
Khi được hỏi, nữ sinh viên chia sẻ bản thân không có “bí quyết” gì để đạt được kết quả cao. Cô nói mình chỉ cố gắng tập trung nghe giảng trên lớp, khi có thắc mắc thì nhờ luôn các thầy cô giáo giải đáp.
Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống cũng giúp ích không nhỏ.
“Việt Nam nhiều xe máy quá”
Lần đầu đến sống và học tập tại môi trường mới, Lalitpat gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, nhất là trong giao tiếp.
“May mắn là tiếng Thái và tiếng Việt có sự tương đồng về ngữ pháp cũng như cách phát âm nên mình có thể bắt chước giọng nói gần giống người Việt. Tuy nhiên, mình thấy hơi khó để nhớ hoặc đoán nghĩa của từ”, 9X nói.
Bên cạnh đó, điều “ám ảnh” nữ sinh Thái Lan không kém là “ma trận” xưng hô trong tiếng Việt. Dù đã cố nhớ, nhiều lần cô vẫn bị nhầm lẫn khi giao tiếp với mọi người.
“Những lần đi ăn ở nhà hàng hay quán cà phê, mình thấy các nhân viên phục vụ có vẻ nhiều tuổi hơn mình nhưng cứ gọi mình bằng ‘chị’ và xưng ’em’. Điều này khiến mình hơi khó xử và không biết phải đáp lại là ‘chị’, ’em’ hay ‘tôi’. Đôi lúc mình bị lẫn lộn, cảm thấy ngại và không dám xưng hô luôn”, 9X bày tỏ.
Để khắc phục khó khăn này, Lalitpat tận dụng cơ hội nói chuyện với người Việt nhiều nhất có thể. Có lần đi taxi, cô trò chuyện với tài xế suốt quãng đường và nhờ giải đáp mỗi khi có thắc mắc.
Bên cạnh đó, 9X thường nghe người Việt giao tiếp, nói chuyện với nhau để xem bản thân có hiểu được nội dung cuộc trò chuyện không. Đó cũng là cách cô học được nhiều từ lóng hoặc ngôn ngữ mạng của giới trẻ.
Khi được hỏi điều gì ở Việt Nam mà Lalitpat yêu thích nhất, cô không ngần ngại trả lời: tính cộng đồng.
Với cô gái đến từ xứ chùa vàng, trải nghiệm cùng bạn bè ra bờ hồ Hoàn Kiếm xem và ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam rất khó quên. Không khí sôi động, cuồng nhiệt một trận bóng đá đem lại khiến cô cảm nhận được sự yêu nước và tinh thần cộng đồng của người Việt.
Ngoài ra, Lalitpat cũng bị ấn tượng bởi sự hiếu khách của con người tại dải đất hình chữ S.
“Tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ người nước ngoài sẽ không bao giờ làm mình quên con người và đất nước này”, 9X nói.
Trong cảm nhận của Lalitpat, văn hóa Việt Nam và Thái Lan không có quá nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm ở Hà Nội, cô choáng ngợp khi đường phố đông đúc, nhiều xe máy và tiếng còi xe ồn ào.
Từng “cảm nắng” con trai Việt
Sau 4 năm sinh sống và học tập tại Hà Nội, 9X Thái Lan bày tỏ điều cô sẽ không thể quên là không khí học tập đa văn hóa tại khoa Việt Nam học.
“Trong lớp mình có nhiều sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga, Ba Lan và Lào.
Khi đi học, mình có cơ hội giao lưu, trò chuyện về các lĩnh vực với mọi người và biết được góc nhìn của những sinh viên từ mỗi nước”, cô nói.
Bên cạnh đó, điều khiến Lalitpat cảm thấy tự hào về bản thân là việc đã hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Việt.
Sau những tháng ngày ròng rã tìm tài liệu, chỉnh sửa đến mức cảm thấy “stress”, phần thưởng dành cho cô là điểm 10 tròn trĩnh và sự công nhận của thầy cô giáo.
Dành một phần “thanh xuân” ở Việt Nam, nữ sinh Thái Lan cũng từng có những lần “cảm nắng” các chàng trai Việt. Tuy nhiên, cô xác định việc theo đuổi con đường học tập vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Sau khi tốt nghiệp, Lalitpat dự định học tiếp thạc sĩ ở London, Anh, sau đó quay lại làm việc tại Bộ Ngoại giao Thái Lan. Tuy nhiên, nếu có cơ hội đến Việt Nam làm việc, cô sẽ không từ chối.
Cô Gái Thái Lan Là Thủ Khoa Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
“Anh hùng bàn phím chỉ người giỏi phê phán người khác trên mạng, gato là ghen ăn tức ở, còn bánh bèo em không biết là gì”, Lalitpat Kerdkrung (thường được gọi là Trang) nói và cười phá lên khi tham gia thử thách đoán nghĩa những từ giới trẻ Việt Nam hay dùng. Cô thấy thú vị khi chơi trò này với nhóm bạn mới quen trước khi trở về Thái Lan vào thứ tư tuần tới.
Hoàn thành khóa Việt Nam học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với danh hiệu thủ khoa đầu ra, cô gái sinh năm 1995 bảo 5 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam là quãng thời gian không quá dài, nhưng đủ tích lũy kinh nghiệm, vốn sống để thực hiện ước mơ làm ở Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam.
Năm 2013, khi đang là nữ sinh một trường THPT hàng đầu Bangkok, học về lịch sử và địa lý các nước Đông Nam Á, Trang ấn tượng với việc Việt Nam vượt qua những cuộc chiến tranh để thành nước có vai trò quan trọng trong khu vực và quốc tế. Tự hỏi “Tại sao mình có nhiều kiến thức về châu Âu mà lại mù mờ về các nước láng giềng”, Trang quyết định tìm cơ hội sang Việt Nam tìm hiểu.
Đúng lúc đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan công bố học bổng hàng năm cho học sinh tới ba nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Không chần chừ, Trang nộp hồ sơ và tập trung ôn thi trong ba tháng. Cuối tháng 12/2013, trong khi mọi người vui vẻ ăn Tết Tây, cô vùi mình vào sách vở, luyện tiếng Anh để chuẩn bị cho vòng thi lấy học bổng. Kết quả, cô trở thành học sinh duy nhất được sang Việt Nam với học bổng toàn phần.
Thời gian đó Trang trúng cũng tuyển vào ngành Chính trị học, Đại học Chulalongkorn – ngôi trường danh giá số một Thái Lan, được QS xếp hạng 247 thế giới. Người thân khuyên cô nên học ở Thái thay vì đến một thành phố mới không phát triển bằng Bangkok, sử dụng ngôn ngữ không phổ biến ở Thái Lan.
Tới Hà Nội vào một ngày cuối hè năm 2014, Trang bắt đầu lo lắng. Tiếng còi xe inh ỏi, ăn cơm bằng đũa, xung quanh toàn người nói tiếng Việt, tất cả khiến cô nghĩ về những khó khăn, những lời khuyên của bạn bè trước đó. Nhưng ước mơ trở thành nhà ngoại giao lại thôi thúc Trang hoàn thành chương trình học.
Nữ sinh Thái Lan đã dành 8 tháng học tiếng Việt trước khi bước vào các môn của ngành Việt Nam học. Ngoài học trên lớp, cô đăng ký học riêng một mình để cải thiện khả năng. Trang cũng năng nói chuyện với người Việt, đặc biệt là những tài xế đã chở cô đi khắp Hà Nội. Dần dần, kỹ năng nói và viết tiếng Việt được cải thiện, Trang thích thú đến lớp, thích học các tác phẩm văn học Việt Nam như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Trang rất hứng thú với những tiết học văn hóa Việt Nam, đặc biệt ấn tượng với tính cộng đồng của người Việt. Nếu như ngày lễ Tết, người Thái không nhất thiết phải về nhà thì ở Việt Nam, ai cũng mong đến Tết để được sum họp gia đình. Trong mâm cơm, người Việt dùng chung một bát nước chấm.
Trang nhớ hồi năm ba bị ngã xe do trời mưa. “Em đã nghĩ chẳng ai giúp vì ngã là lỗi của mình. Thế rồi các bác ở quán trà đá ven đường đã đội mưa ra giúp em dựng xe lên rồi hỏi Con có sao không, Con vào uống chén trà đã. Cách các bác gọi em là con khiến em xúc động”, Trang nói.
Bài khóa luận 10 điểm về chính sách đối ngoại hai nước
Tình yêu với Việt Nam ngày càng lớn, Trang muốn dành tất cả tâm huyết với khóa học ở trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đến khi làm khóa luận, cô quyết hoàn thành nó với mức điểm giỏi. Sau khi trình bày suy nghĩ với thầy cô và nhận được sự tư vấn, cô chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Vương quốc Xiêm và Đại Nam đối với các nước phương Tây nửa đầu thế kỷ XIX”.
Đọc hàng chục đầu sách, tham khảo nhiều tài liệu trên Internet thấy vẫn chưa đủ, Trang dành ba tuần quay về Thái Lan, vào thư viện của Đại học Chulalongkorn, cách nhà chừng 30 km, tìm tài liệu. Trở lại Việt Nam, cô dành nhiều ngày nghiên cứu trên Thư viện quốc gia. Cách mượn sách của hai nơi khác nhau khiến cô mất nhiều thời gian thu thập tư liệu cho khóa luận dài hơn 100 trang.
Vì phải làm hồ sơ xét tuyển bậc thạc sĩ vào ba đại học của Anh, Trang chỉ có ba tháng để làm khóa luận. “Em may mắn được thầy hướng dẫn chỉ bảo tận tình. Có những hôm, thầy phải thức đến 3h sáng để sửa bài cho em, từ lỗi chính tả, ngữ pháp đến cả cách diễn đạt”, Trang nói.
Ngày bảo vệ khóa luận, nhận được nhiều lời khen của thầy cô, Trang tự hào vì đã vượt qua được năm năm khó khăn và bất ngờ hơn khi biết đạt 10 điểm, trở thành thủ khoa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với điểm tổng kết 3.92/4.
Hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho Trang, thầy Nguyễn Trường Sơn đánh giá nữ sinh Thái Lan là sinh viên nước ngoài duy nhất của khoa Việt Nam học làm khóa luận tốt nghiệp năm 2019, cũng là du học sinh đầu tiên trở thành thủ khoa của trường. Thời gian làm khóa luận chỉ ba tháng, nhưng Trang rất nghiêm túc, độc lập và nỗ lực, sưu tầm nhiều tài liệu ở cả Việt Nam, Thái Lan và Anh.
“Khi tôi hướng dẫn, em tiếp thu nhanh, triển khai đúng, thậm chí sáng tạo để hợp logic hơn. Tôi chưa bao giờ cho sinh viên nào 10 điểm khóa luận, luận văn hay nghiên cứu khoa học, nhưng không thể không cho Trang điểm tối đa”, thầy Sơn nói và cho biết khóa luận của Trang được hội đồng đánh giá có chất lượng tương đương luận văn thạc sĩ.
Tháng 9 tới, Trang sẽ lên đường sang Anh học tiếp thạc sĩ tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London. Trước đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã hứa đài thọ toàn bộ chi phí học tập bậc thạc sĩ nếu cô trúng tuyển đại học ở một trong năm nước, gồm: Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
“Em đã chọn trường của Anh bởi chương trình thạc sĩ chỉ mất một năm. Như vậy em có thể kịp về Việt Nam trong năm mà Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Em hy vọng được làm phiên dịch cho lãnh đạo Thái Lan khi họ tham dự các hội nghị ở Việt Nam”, Trang nói và cho biết mục tiêu của cô là một vị trí trong Bộ Ngoại giao. Nếu có cơ hội, cô muốn được làm việc trong Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam.
Dương Tâm
Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Đhqghn
Đại học – Cao đẳng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN
336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội;
ĐT: (04) 38585237; (04) 35575892;
Website: www.ussh.edu.vn
Ký hiệu trương: QHX
Giới thiệu đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Trụ sở chính của trường đặt tại số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hiện nay nhà trường đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 13 Giáo sư, 72 Phó Giáo sư, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ.
Hàng năm, trường còn thu hút hàng nghìn lượt học viên người nước ngoài đến theo học tiếng Việt và văn hoá, lịch sử,… Việt Nam hình thức chính quy bậc đại học (ngành Việt Nam học, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp,…) và sau đại học (chuyên ngành Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Lịch sử,…), là trường có số lượng sinh viên, học viên người nước ngoài đông nhất tại Việt Nam hiện nay.
Phương thức tuyển sinh
– Đợt 1: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi đã công bố của Trường; kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức.
– Đợt bổ sung: Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng sẽ được công bố trên website của Nhà trường (nếu có).
Chuyên ngành đào tạo tại đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN
Với 55 chương trình giáo dục thuộc 29 ngành đào tạo bậc đại học, 33 chương trình sau đại học và trên 10 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho TPHCM, các tỉnh, thành phía Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Thí sinh trúng tuyển vào trường sẽ học một trong 4 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, trừ một số ngành sau đây có quy định riêng:
+ Ngành Đông phương học: Ngoại ngữ chung chỉ học tiếng Anh;
+ Ngành Hán Nôm: Ngoại ngữ chỉ học tiếng Trung
+ Các ngành Chính trị học, Du lịch học, Quốc tế học, Thông tin – thư viện và Việt Nam học: Nếu số SV đăng ký học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Trung ít hơn 15 thì sinh viên sẽ học tiếng Anh
– Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế (2 năm đầu học tại Việt Nam):
+ Các trường ĐH của Thái Lan: Quản lý Du lịch và khách sạn.
Theo đại học Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG Hà Nội
Các Khóa Nghiệp Vụ Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Tp. Hcm Đào Tạo Những Gì?
Các khóa nghiệp vụ ngắn hạn tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đào tạo những gì? (Nguồn: Elearningindustry)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM là trường đại học nghiên cứu trong hệ thống Đại học Quốc gia TP. HCM, nằm trong top đầu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Châu Á. Nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức của những bạn đam mê với khối ngành xã hội, nhà trường còn mở thêm các khóa nghiệp vụ ngắn hạn bổ sung ở nhiều lĩnh vực.
Khóa học dành cho đối tượng đạt trình độ tiếng Hoa từ B trở lên (Nguồn: Dichthuatchuyennghiep)
Khóa Biên phiên dịch Hoa – Việt thường mở lớp vào thứ 3, thứ 5 và dành cho đối tượng đạt trình độ tiếng Hoa từ B trở lên. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Tìm hiểu về năng lực Biên phiên dịch của bản thân
Phương pháp chuyển dịch các dạng câu đặc thù trong tiếng Hoa và tiếng Việt
Kỹ năng Biên dịch văn bản báo chí
Kỹ năng Biên dịch các văn bản pháp quy và các dạng hợp đồng
Những yếu tố cần thiết đối với một người Biên phiên dịch chuyên nghiệp
Ngoài ra, giảng viên còn chia sẻ thêm vài bí quyết và kinh nghiệm giúp thành công trong nghề như: Nghệ thuật nói trước công chúng, nâng cao kỹ năng dịch nói, tác phong đứng bục và kỹ năng ứng phó trong công tác “phiên dịch”.
Nghiệp vụ kỹ năng Biên phiên dịch Anh – Việt
Khóa học dành cho đối tượng trình độ Anh ngữ tương đương C (Nguồn: Blogspot)
Khóa kỹ năng Biên phiên dịch Anh – Việt thường mở lớp vào thứ 3, thứ 5 và dành cho đối tượng trình độ Anh ngữ tương đương C. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Khóa học còn trau dồi thêm các kỹ năng nghe trong thông dịch. Đặc biệt chú trọng vào ba kỹ năng quan trọng: Ghi nhớ, ghi chép và vận dụng từ đồng nghĩa, kết ngôn trong thông dịch.
Nghiệp vụ kỹ năng Biên phiên dịch Nhật – Việt (Sơ – Trung cấp)
Học phí cho toàn khóa học: 3.000.000 đ/ 12 tuần (24 buổi lên lớp).Giảng viên giảng dạy: Các Tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo tại Nhật Bản, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Biên phiên dịch, hiện là giảng viên của Bộ môn Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.Khóa học dành cho đối tượng đạt trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên (Nguồn: Dichtiengnhat)
Khóa kỹ năng Biên phiên dịch Nhật – Việt thường mở lớp vào thứ 3, thứ 5 và dành cho đối tượng đạt trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Nghiệp vụ Báo chí
Học phí cho toàn khóa học: 3.200.000 đ/ 5 tuần (15 buổi lên lớp).Giảng viên giảng dạy: PGS. TS Lê Khắc Cường và các giáo sư, tiến sĩ có bề dày kinh nghiệm, tu nghiệp nhiều năm tại nhiều quốc gia cùng các phóng viên, biên tập viên có tên tuổi tại các cơ quan báo chí khác.Khóa học do nhiều phóng viên, biên tập viên có tên tuổi đứng lớp (Nguồn: Silkpathmedia)
Khóa Báo chí thường mở lớp thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 7, chủ nhật. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Nghiệp vụ Quản trị nhân sự
Học phí cho toàn khóa học: 2.700.000 đ/ 18 tuần (36 buổi lên lớp).Giảng viên giảng dạy: Th.s Nguyễn Công Khanh, Cô Phùng Thị Kim Ngân (Chuyên viên nhân sự DonRiver VietNam) và các chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc nhân sự của các doanh nghiệp.Các chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc nhân sự của các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo (Nguồn: Eduviet)
Khóa Quản trị nhân sự thường mở lớp vào thứ 7 và chủ nhật. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Nghiệp vụ Quan hệ công chúng (PR)
Học phí cho toàn khóa học: 3.500.000 đ/ 18 tuần (54 buổi lên lớp).Giảng viên giảng dạy: ThS. Hoàng Xuân Phương (Giảng viên khoa Báo chí – Truyền thông), Cô Nguyễn Thị Ngọc Châu (PR Manager Khóa học do giảng viên khoa Báo chí – Truyền thông trực tiếp giảng dạy (Nguồn: Everythingpr)– Cty Truyền thông Mio) và các giám đốc, phó giám đốc PR trong các doanh nghiệp, tổ chức.Học phí cho toàn khóa học: 1.500.000 đ/ 6 tuần (12 buổi lên lớp).Giảng viên giảng dạy: Ths. Nguyễn Văn Báu (Phó trưởng Bộ môn Lưu trữ học & QTVP) và Thầy Hoàng Quang Cương (GV Bộ môn Lưu trữ học & QTVP).
Khóa Quan hệ công chúng thường mở lớp vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Phó trưởng Bộ môn Lưu trữ học & QTVP đảm nhiệm khóa học (Nguồn: Luattoanquoc)
Nghiệp vụ Văn thư lưu trữ và Quản trị văn phòng
Khóa Văn thư lưu trữ và Quản trị văn phòng thường mở lớp vào thứ 7 và chủ nhật. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Học phí cho toàn khóa học: 7.000.000 đ/ 24 tuần (38 buổi lên lớp).Giảng viên giảng dạy: GS. Fukuzawa Katsumi (Giảng viên phương pháp giảng dạy tiếng Nhật, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo giáo viên tiếng Nhật), ThS. Nguyễn Thu Hương (Phó Khoa Nhật Bản học – Trường ĐH KHXH&NV chúng tôi Giáo viên phương pháp giảng dạy tiếng Nhật tại trung tâm tiếng Nhật Quốc tế, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản – Kita Urawa) và ThS. Quản Thị Nguyệt Thơ (Chuyên ngành tiếng Nhật và phương pháp giảng dạy tiếng Nhật, Đại học Mejiro – Nhật Bản).Khóa học được giảng dạy bởi những giáo viên ở các trường Đại học lớn của Nhật (Nguồn: Youcan)
Tổng quan về nghiệp vụ hành chính văn phòng
Các kỹ năng quản trị văn phòng
Văn bản và soạn thảo văn bản hành chính
Quản lý văn bản và sử dụng con dấu
Nghiệp vụ lưu trữ
Đào tạo giáo viên tiếng Nhật
Khóa Đào tạo giáo viên tiếng Nhật thường mở lớp vào thứ 3, thứ 5 và dành cho đối tượng trình độ Anh ngữ tương đương C. Nội dung đào tạo của khóa học gồm:
Cuối các khóa học, học viên đạt yêu cầu đều được cấp chứng chỉ của hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình khuyến học giảm 20% cho nhóm đăng ký từ 3 người. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho công việc của bạn!
Quỳnh Nga (Tổng hợp)
Bạn đang xem bài viết 9X Thái Lan Tốt Nghiệp Thủ Khoa Đh Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!